20 bài tập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Điều khoản nào trong Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 có lợi thực tế cho ta?

  • A Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do
  • B Pháp công nhân ta có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp
  • C Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng
  • D Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ. 

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích. 

Lời giải chi tiết:

Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết đã đặt nhân ta dưới hai sự lựa chọn:

- Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ vào miền Bắc.

- Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó với một lúc nhiều kẻ thù.

=> Ngày 6-3-1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết, điều khoản có lợi thực tế cho ta là điều khoản giải quyết được nhiệm vụ hiện tại. Khi 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, ta sẽ loại bỏ được một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc tâp trung lực lượng chống Pháp. 

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khó khăn lớn nhất của nước ta sau cách mạng tháng Tám là

  • A Quân Đồng minh vào Việt Nam giải giáp quân Nhật nhưng lại chống phá cách mạng
  • B Nạn đói, nạn dốt đe dọa nghiêm trọng đến nhân dân ta
  • C Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
  • D Các tổ chức phản cách mạng trong nước ra sức phá hoại chống phá cách mạng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích.

Lời giải chi tiết:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách:

-  Chính quyền mới thành lập còn non trẻ, chưa được củng cố lực lượng vũ trang còn yếu.

- Kinh tế bị tàn phá năng nề; nhiều xí nghiệp còn nằm trong tay tư bản Pháp; các cơ sở công nghiệp còn chưa phục hồi sản xuất; hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt; đời sống nhân dân khó khăn.

- Tài chính: ngân sách nhà nước gần như trống rỗng, Trung Hoa Dân quốc tung ra thị trường các loại tiền Trung Quốc đã mất giá làm cho tài chính nước ta têm rối loạn.

Giáo dục: 90% dân số Việt Nam không biết chữ.

-  Giặc ngoai xâm:

+ Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc: quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các tỉnh, theo sau là bọn Việt Quốc, Việt Cách hòng cướp chính quyền của ta.

+ Vĩ tuyến 16 trở vào Nam: quân Anh tạo điều kiện cho Pháp quay trở lại xâm lược.

=> Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. Vì thế, giặc ngoại xâm là khó khắn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhân nhượng cho thực dân Pháp một số quyền lợi với nguyên tắc cao nhất là

 

  • A Đảng Cộng sản được hoạt động công khai
  • B đảm bảo an ninh quốc gia
  • C đảm bảo sự phát triển lực lượng chính trị.
  • D giữ vững chủ quyền dân tộc.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

đánh giá, phân tích.

 

Lời giải chi tiết:

Các quyền dân tộc cơ bản của một dân tộc bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Xét nguyên tắc của Việt Nam khi kí hai hiệp định Sơ bộ cần xét hoàn cảnh lịch sử cụ thể và nội dung của hai hiệp định:

- Đối với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): Đảng ta chủ trương loại bỏ bớt một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, trong nội dung của Hiệp đinh này ta chỉ đồng ý cho Pháp đưa 15000 uân ra miền Bắc thay Trung Hoa Dân quốc giải giáp quân Nhật nhưng phải rút dân trong vòng 5 năm. Đồng thời, hai bên phải ngừng bắn và giữ quân đội của mình ở vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi để đi đến đàm phán chính thức.

=> Đảng ta có thể nhân nhượng một số quyền lợi nhưng chủ quyền dân tộc sẽ luôn được giữ vững.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.

2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Tạm ước.

3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

  • A 2,1,3
  • B 1,3,2.      
  • C 3,1,2
  • D 2,3,1.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sắp xếp.

Lời giải chi tiết:

1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội. (6-1-1946)

2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Tạm ước.(14-9-1946)

3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. (6-3-1946)

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài (từ tháng 9/1945 đến trước ngày 19/12/1946) được đánh giá là

  • A cứng rắn về mặt nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
  • B cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về  nguyên tắc.
  • C mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
  • D vừa cứng rắn vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 phân tích.

Lời giải chi tiết:

Cứng rắn về nguyên tắc: luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.

Mềm dẻo về sách lược:

- Trước 6/3/1946: hòa Tưởng để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

- Từ ngày 6-3-1946 đến trước 19-12-1946: hòa Pháp để đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc nước ta.

=> Tránh trường hợp một mình phải đối phó với nhiều kẻ thù, có thời gian để tập trung xây dựng lực lượng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng để giữ vững thành quả cách mạng 1945 là gì?

  • A Thực hiện nền giáo dục mới và giải quyết nạn đói.
  • B Thành lập chính phủ chính thức và thông qua hiến pháp mới.
  • C Quyết tâm kháng chiến chống Pháp xâm lược và trừng trị bọn nội phản.
  • D Củng cố, bảo vệ chính quyền cách mạng và ra sức xây dựng chế độ mới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa?

 

  • A Là một giải pháp ngoại giao cần thiết đối với Pháp và phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.
  • B Là một giải pháp an toàn đối với thực dân Pháp và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.
  • C Là một sự nhân nhượng thiếu nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để giữ vững chủ quyền dân tộc.
  • D  Là một sự nhân nhựợng nguy hiểm về không gian của Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Hiệp định Sơ bộ là một biện pháp ngoại giao cần thiết đối với Pháp: Pháp muốn kéo quân ra Bắc để âm mưu kiểm soát toàn bộ Việt Nam nhưng đang vướng quân Trung Hoa Dân Quốc và cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam chống Pháp ở Việt Nam. Hiệp định Sơ bộ được kí kết đã cho phép Pháp mang 15000 quân ra Bắc để thay thế quân Trung Hoa Dân Quốc.

- Hiệp định sơ bộ phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ, trong hoàn cảnh phải đối phó với hai kẻ thù cùng một lúc, Pháp kéo quân ra Bắc sẽ loại bỏ được 1 kẻ thù là quân Trung Hoa Dân quốc, giúp Việt Nam có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng đánh Pháp.

=> Hiệp định sơ bộ được kí kết là một giải pháp ngoại giao cần thiết đối với Pháp và phù hợp với tình hình Việt Nam lúc bấy giờ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Sự kiện nào dưới đây trở thành tín hiệu tấn công của cuộc Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946)?

  • A “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
  • C Công nhân Nhà máy Điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cắt điện toàn thành phố.
  • D Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng truyền đi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nội dung nào dưới đây phàn ánh không đúng ý nghĩa chủ yếu của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946?

 

  • A Nâng cao uy tín cùa nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.
  • B Đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
  • C Khơi dậy tinh thần yêu nước, làm chủ đất nước của nhân dân.
  • D Giáng một đòn vào âm mưu xuyên lạc, chia rẽ của kẻ thù đối với chế độ mới.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6-1-1946 bao gồm:

- Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại => Nâng cao uy tín của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa.

- Cuộc bầu cử là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế. => Khơi dậy tinh thần yêu nước, làm chủ đất nước của nhân dân.

- Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đã khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân.

=> Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là “Kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối, hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc”.

Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên không đưa nước ta thoát khỏi tình trạng “Ngàn cân treo sợi tóc” vì mới chỉ hoàn thành nhiệm vụ xây dưng chính quyền cách mạng, các khó khăn khác như: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản vẫn chưa được giải quyết.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Việc kí kết hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) thể hiện chủ trương gì của Đảng?

  • A Nhân nhượng có nguyên tắc
  • B Độc lập dân tộc trên hết.
  • C chỉ tiến hành kháng chiến trong điều kiện bắt buộc.
  • D “biến xung đột lớn thành xung đột nhỏ, biến xung đột nhỏ thành không xung đột”.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam gặp muôn vãn khó khăn, đặc biệt là ngoại xâm và nội phản, nguy hiểm nhất là thực dân Pháp. Với mục tiêu tránh một lúc phải đối phó với nhiểu kẻ thù và có thời gian chuẩn bị lực lượng chiến đấu. Ngày 6/3/1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ, đuổi được quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta. Tuy nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi nhưng Đảng vẫn nắm vững nguyên tắc chủ quyền dân tộc là trên hết, dù nhân nhượng nhưng không đánh mất chủ quyền dân tộc.

=> Việc kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) thể hiện chủ trương nhân nhượng có nguyên tắc của Đảng.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nhiệm vụ chiến lược, cấp bách của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 – 1946 là

  • A bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức.
  • B củng cố chính quyền cách mạng ở địa phương.
  • C quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
  • D xây dựng chính quyền cách mạng và chế độ mới.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc, vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong đó có nội dung:

Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: "củng cố chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa - Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp.

Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đề ra những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.

=> Nhiệm vụ chiến lược cấp bách của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 – 1946 là: xây dựng chính quyền cách mạng và chế độ mới.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946) được đánh giá là

  • A  vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
  • B  cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
  • C cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
  • D mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Cứng rắn về nguyên tắc: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc.

Mềm dẻo về sách lược:

+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

  • A Dựng nước đi đôi với giữ nước.
  • B Kiên quyết chống giặc ngoại xâm
  • C Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
  • D  Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Từ ngày 2-9-1945 đến ngày 19-12-1946, thực tiễn cách mạng nước ta phản ánh quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước.

-   Dựng nước:

+ Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

+ Đản và Chính phủ đã có những biện pháp để xây dựng chính quyền hoàn thiện.

+ Thực hiện giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính, ổn định đời sống nhân dân.

-  Giữ nước:

+ Chống lại âm mưu chống phá chính quyền cách mạng của giặc ngoại xâm, nhất là Trung Hoa Dân Quốc và thực dân Pháp.

+ Ngày 19-112-1945, khi không thể nhân nhượng với những hành động bội ước và trắn trợn của Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” truyền đi khắp cả nước => Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ 2 bắt đầu.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám đã làm sáng tỏ luận điểm nào của Chủ nghĩa Mác Lê-nin?

  • A Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
  • B Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp.
  • C Sự nghiệp giải phóng dân tộc phải do dân tộc mình tự quyết định.
  • D Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

 phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

 “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền khó hơn” là tổng kết thiên tài của Lênin, là sự phát hiện một nguyên lý phổ quát. Thực tế lịch sử nước ta trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám đã làm sáng tỏ luận điểm ấy.

- Nói giành chính quyền đã khó vì: nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu trải qua thời gian rất dài mới có thể giành được chính quyền.

- Giữ chính quyền càng khó hơn: sau cách mạng tháng Tám, Việt Nam gặp nhiều khó khăn: nạn dói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, ngoại xâm và nội phản. Trong đó, ngoại xâm là khó khăn lâu dài và nguy hiểm nhất đối với ta.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hãy điền nội dung phù hợp vào đoạn trống trong câu sau đây: “Bằng việc kí Hiệp định Sơ Bộ 6/3 và Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mưu của ……….để chống lại ta”

  • A Tưởng câu kết với Pháp.      
  • B Đế quốc Pháp câu kết với Anh.
  • C Đế quốc Mĩ câu kết với Tưởng.   
  • D Đế quốc Pháp câu kết với Tưởng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

điền từ.

Lời giải chi tiết:

“Bằng việc kí Hiệp định Sơ Bộ 6/3 và Tạm ước Việt – Pháp 14/9/1946, chúng ta đã đập tan âm mưu đế quốc Pháp câu kết với Tưởng (Hiệp ước Hoa – Pháp) để chống lại ta”

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nhận xét chung về thái độ của Chính phù Việt Nam Dân chù Cộng hoà với quân dội Tường Giới Thạch là:

  • A Ta nhân nhượng tuyệt đối.
  • B Ta nhân nhượng từng bước.
  • C Ta nhân nhượng có nguyên tắc.
  • D  Ta nhân nhượng quá nhiều.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Đối với Hiệp định Sơ bộ, mặc dù ta muốn có thời gian đề chuẩn bị lực lượng và đuổi quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta nên mới tạm thời hòa hõa với Pháp. Tuy nhiên, điều khoản của các hiệp định không có điều khoản nào vi phạm chủ quyền quốc gia, mặc dù đến khi Tạm ước được kí kết (14-9-1946) thì Việt Nam cũng nhân nhượng với Pháp một số quyền lợi về kinh tế văn hóa chứ không có điều khoản ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia.

=> Ta nhân nhượng có nguyên tắc.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Bài học nào của Cách mạng tháng Tám (1945) được Đảng ta vận dụng vào việc giải quyết nạn đói và khó khăn về tài chính trong những năm 1945-1946?

  • A Tập hợp và phát huy khối đoàn kết dân tộc.
  • B Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.
  • C Phát động nhân dân tăng gia sản xuất.
  • D  Đề ra đường lối đấu tranh phù hợp.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Một trong những bài học của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là: Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong mặt trận dân tộc thống nhất – Mặt trận Việt Minh trên cơ sở khối liên minh công – nông. Vận dụng bài học này để giải quyết khó khăn về nạn đói về khó khăn về tài chính ở Việt Nam những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám:

*Giải quyết nạn đói:

- Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo” => Nhân dân lập “Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”,…

- Toàn thể nhân dân hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng”, “Không một tấc đất bỏ hoang”.

*Giải quyết khó khăn về tài chính:

- Chính phủ kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân.

- Nhân dân hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, phong trào “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, nhân dân cả nước hăng hái góp tiền của, vàng bạc ủng hộ nền độc lập của tổ quốc.

=> Các biện pháp giải quyết khó khăn mà nhà nước đề ra đều được sự ửng hộ và đoàn kết hoàn thành của toàn thể nhân dân. Đảng ta đã khéo léo tập hợp và phát huy khối đoàn kết dân tộc để khắc phục nhanh chóng khó khăn sau Cách mạng tháng Tám.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Từ cuộc đấu tranh ngoại giao sau Cách mạng tháng Tám 1945 có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay?

  • A Cương quyết trong đấu tranh, cứng rắn về sách lược.
  • B Luôn mềm dẻo trong đấu tranh và trong sách lược
  • C Mềm dẻo về sách lược, cương quyết trong đấu tranh.
  • D Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình

Đáp án: C

Phương pháp giải:

liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Mềm dẻo về sách lược:

+ Trước 6/3/1946: Đảng chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.

+ Khi Pháp và Trung Hoa Dân Quốc kí với nhau Hiêp ước Hoa – Pháp (28/2/1946) thì đảng đã chủ trương hòa hoãn với Pháp để đuổi một kẻ thù là Trung Hoa Dân Quốc. Nhằm có thời gian chuẩn bị và phát triển lực lượng, hướng cuộc đấu tranh vào một kẻ thù duy nhất là thực dân Pháp.

-  Kiên quyết trong đấu tranh: dù nhượng bộ với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ở từng thời kì những Đảng và chính phủ luôn tuân thủ nguyên tắc: không đánh mất độc lập dân tộc, kiên quyết đấu tranh chống Pháp chúng có hành động vi phạm chủ quyền.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cuộc bầu cử Quốc hội ngày 6-1-1946 của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám đã để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây?

  • A Phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.
  • B Phải biết phân hóa, cô lập kẻ thù.
  • C Mềm dẻo trong sách lược đấu tranh.
  • D Nhân nhượng có giới hạn, có nguyên tắc.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Liên hệ.

Lời giải chi tiết:

Cuộc bầu cử ngày 6-1-1946 diễn ra, nhân dân đã được thực hiện quyền làm chủ, bầu ra những đại biểu tiêu biểu cho nhân dân vào Quốc hội. Sau đó, các địa phương ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Cho đến nay nguyên tắc bầu cử này vẫn còn được giữ vừng, đó là bài học phát huy sức mạnh làm chủ đất nước của nhân dân.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc giải quvết nạn dốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chi Minh sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay là

  • A xây dựng xã hội học tập.      
  • B  đào tạo cán bộ.
  • C  nâng cao độ văn hóa.  
  • D xóa nạn mù chữ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close