20 bài tập Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) mức độ khóLàm bàiCâu hỏi 1 : Bản chất của Chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra là gì?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Sgk trang 72) Vai trò tích cực của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề bao gồm: - Chính sách mới là một hê thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chinh và chính trị - xã hội. - Thông qua các đạo luật - Cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. Chọn đáp án: C Câu hỏi 2 : Chính sách mới của Tổng thống Ru- giơ- ven có điểm gì đặc biệt?
Đáp án: C Lời giải chi tiết: (Xem thêm câu 15) Chọn đáp án: C Câu hỏi 3 : Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Mĩ là
Đáp án: D Phương pháp giải: (Sgk trang 71), suy luận, đánh giá Lời giải chi tiết: Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp nông nghiệp và thương nghiệp. Từ cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội nước Mĩ với số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ. Chọn đáp án: D Câu hỏi 4 : Thực chất cùa chính sách mới được thực hiện ở Mĩ là
Đáp án: A Phương pháp giải: nhận xét, đánh giá. Lời giải chi tiết: Trong chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven, nhà nước đã can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế, thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp,…. => Xét về bản chất chính sách mới là chính sách nhà nước tăng cường vai trò của mình trong quản lí nền kinh tế. Chọn đáp án: A Câu hỏi 5 : Nội dung đúng lí giải đúng nhất về việc số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933
Đáp án: D Phương pháp giải: phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Các ngành kinh tế bị khủng hoảng trần trọng dẫn đến các nhà máy, công ty, xí nghiệp bị phá sản. Sản xuất đình trệ tê liệt ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Các công ty phá sản. => Số người thất nghiệp tăng lên mức cao nhất vào những năm 1932 – 1933. Chọn đáp án: D Câu hỏi 6 : Bản chất của Chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đưa ra là gì?
Đáp án: C Phương pháp giải: phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Vai trò tích cực của nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề bao gồm: - Chính sách mới là một hê thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chinh và chính trị - xã hội. - Thông qua các đạo luật - Cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp. Chọn đáp án: C Câu hỏi 7 : Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian: 1. Hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được xác lập. 2. Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức. 3. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) nổ ra ở Mĩ.
Đáp án: C Phương pháp giải: sắp xếp. Lời giải chi tiết: 1. Hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn được xác lập (sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) kết thúc) 3. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) nổ ra ở Mĩ. (1932) 2. Chủ nghĩa phát xít ra đời ở Đức. (sau khi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 nổ ra) Chọn đáp án: C (1,3,2). Câu hỏi 8 : Phân tích chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933? Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 72, phân tích Lời giải chi tiết: Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới. * Nội dung Chính sách mới - Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. - Thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. + Trong đó, đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ; quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc. + Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại... => Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Câu hỏi 9 : Đặc điểm chung của đế quốc Đức và Mĩ giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh thế giới là
Đáp án: A Phương pháp giải: phân tích, so sánh Lời giải chi tiết: Năm 1929 – 1933 CNTB lâm vào cuộc khủng hoảng KT “thừa” và phải chịu những hậu quả nặng nề, tuy nhiên cách giải quyết của mỗi nước là khác nhau, có 1 số nước đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội (Mĩ, Anh, Pháp), một số nước lại phát xít hóa bộ máy chính quyền (Đức, Ý, Nhật). Tuy có cách giải quyết khác nhau nhưng Đức và Mĩ đều có điểm chung sau khi thực hiện cải cách là kinh tế được phục hồi, đạt được tốc độ phát triển cao, lại là những nước có ít thuộc địa Chọn: A Câu hỏi 10 : Chính sách mới của Mĩ để lại bài học gì cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay?
Đáp án: D Phương pháp giải: phân tích, liên hệ Lời giải chi tiết: Chính sách mới của Mĩ đã giải quyết được 1 số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch, do đã đề ra các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh công nghiệp, nhờ vậy mà các vấn đề khủng hoảng của Mĩ lần lượt được giải quyết -> Bài học cho VN: Phải thực hiện các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp Chọn: D Câu hỏi 11 : Âm mưu tinh vi nhất của Mĩ nhằm biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình thể hiện trong
Đáp án: A Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét Lời giải chi tiết: Âm mưu tinh vi nhất của Mĩ nhằm biến Mĩ Latinh thành “sân sau”, độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có này được thể hiện trong học thuyết Mơn-rô: “Châu Mĩ của người châu Mĩ”. Để thực hiện âm mưu trên, Mĩ đã có những hành động: - Thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mĩ) dưới sự chỉ huy của Oasinhtơn. - Năm 1898, Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha khỏi châu Mĩ. - Đầu thế kỉ XX, Mĩ dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này. Chọn: A Câu hỏi 12 : Yếu tố quyết định đến sự thành công của Chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 là gì?
Đáp án: A Phương pháp giải: Suy luận. Lời giải chi tiết: Yếu tố quyết định đến sự thành công của Chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 là nhờ vai trò can thiệp tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế. Thông qua các đạo luật, nền kinh tế Mĩ có sự phục hồi, đời sống nhân dân Mĩ được cải thiện, chế độ TBCN được giữ vững ở Mĩ. Chọn: A Câu hỏi 13 : Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với các vấn đề quốc tế ở thập niên 30 của thế kỉ XX đã đưa đến một trong những tác động nào
Đáp án: B Phương pháp giải: phân tích, suy luận Lời giải chi tiết: Đối với các vấn đề quốc tế, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn TG, Quốc hội Mĩ đã thông qua hành loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài của nước Mĩ -> Chính sách đó đã khuyến khích CNPX tự do hành động gián tiếp gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai Chọn: B Câu hỏi 14 : Yếu tố quyết định thành công của chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 là
Đáp án: D Phương pháp giải: sgk trang 72, suy luận. Lời giải chi tiết: Chính sách mới bản chất là sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế thông qua các đạo luật. Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. => Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế là yếu tố quyết định thành công của chính sách mới, giúp nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933. Chọn đáp án: D Câu hỏi 15 : Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ Latinh?
Đáp án: A Phương pháp giải: sgk trang 30, suy luận. Lời giải chi tiết: Dưới danh nghĩa đoàn kết các nước châu Mĩ, chính quyền Oa-sinh-tơn đã khống chế, biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ. Cụ thể, Mĩ thực hiện âm mưu này thông qua một số hành động sau: - Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mỹ) dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn. - Năm 1898, Mỹ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ. - Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này. => Mĩ La-tinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ. Chọn đáp án: A Câu hỏi 16 : Ý nào phản ánh không đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?
Đáp án: A Phương pháp giải: Skg trang 72, loại trừ. Lời giải chi tiết: Chính sách của chính phủ mà Ru – dơ – ven đã thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng là: * Nội dung - Giải quyết nạn thất nghiệp - Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, trong các đạo luật đó - đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định việc công nhân có quyền thương lượng với chủ đề mức lương và chế độ làm việc. - Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại... => Nhà nước đã tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ ngườu thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế đô dân chủ tư sản. Chọn đáp án: A Câu hỏi 17 : Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ
Đáp án: C Phương pháp giải: sgk trang 72, loại trừ. Lời giải chi tiết: Chính sách mới đã giúp Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ ngườu thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. Chọn đáp án: C Câu hỏi 18 : Yếu tố quyết định thành công trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là
Đáp án: B Phương pháp giải: Sgk 11 trang 72. Lời giải chi tiết: Để thực hiện Chính sách mới, cần thực hiện một hệ thống các chính sách , biện pháp của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội. Bằng sự can thiệp tích cực của nhà nước vào đời sống kinh tế, Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hung công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. => Yếu tố nhà nước can thiêp tích cực vào đời sống kinh tế là nhân tố quyết định thành công của trong Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven. Chọn đáp án: B Câu hỏi 19 : Đâu không phải là đạo luật áp dụng để khắc phục sự khủng hoảng kinh tế?
Đáp án: D Lời giải chi tiết: (Sgk trang 72, chữ in nhỏ) Chọn đáp án: D Câu hỏi 20 : Mĩ tham chiến cùng với phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến có mục đích gì?
Đáp án: D Phương pháp giải: (Sgk trang 35), suy luận Lời giải chi tiết: Tháng 7-1918, 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí, đạn dược, Mĩ trực tiếp tham chiến khi cả hai phe bị thiệt hại quá nặng nề, hết sức mệt mỏi, nên trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh. Nhờ đó, quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận. Cho đến ngày 11-11-1918, Đức phải kí hiệp định đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đức và Áo –Hung. Như vậy, Mĩ tham gia vào thời điểm khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, đứng đầu phe chiến thắng để được chia lợi sau khi cuộc chiến tranh kết thúc. Chọn đáp án: D
|