20 bài tập Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Ý không phản ánh điểm giống nhau trong chính sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á là

 

  • A Chế độ cai trị hà khắc
  • B Cấu kết với phong kiến và các thế lực tay sai
  • C  Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp
  • D  Thực hiện chính sách “chia để trị”

Đáp án: C

Phương pháp giải:

so sánh.

Lời giải chi tiết:

Chinh sách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở châu Phi và châu Á:

+ Châu Phi:

Cách thức mà Anh, Pháp dùng trong việc chiếm châu Phi chính là, dùng hàng hóa dư thừa và lỗi thời, ế ẩm để đổi lấy khoáng sản và nhân công, mà không có vai trò của các công ty Đông Ấn như đã làm ở châu Á. Đồng thời, đặc biệt là người Pháp còn đẩy mạnh quá trình truyền giáo, đến mức mà người phương Tây còn lấy cả Kinh Thánh để lấy ruộng: “Khi trước chúng tôi có đất tròng trọt, người châu Âu có kinh thánh, ít lâu sau, người ta đổi cho chúng tôi lấy Kinh thánh, còn họ thì lấy ruộng đất”. Chính tình trạng quá lạc hậu mọi mặt của châu Phi đã làm cho việc chinh phục vùng đất này của các nước đế quốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

+ Châu Á:

Khu vực này thể hiện chính sách cai trị về kinh tế của Anh và Pháp khác nhau về cách thức. Cụ thể:

Anh thì luôn chú trọng  phát triển lợi thế, kinh tế hoàn chỉnh của thuộc địa hơn so với Pháp. Cụ thể là, Anh luôn chú trọng phát triển cơ sở kinh tế cho thuộc địa, đặc biệt là công nghiệp, việc khai thác, chế biến và hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ngay trên đất thuộc địa. Đặc biệt, Anh còn cho phép thuộc địa mình mua nguyên liệu từ các thuộc địa không thuộc mình, mà kẻ bán chủ yếu là Pháp. Người Pháp thì chủ yếu khai thác nguồn nguyên liệu thô, sau đó bán lại, Anh vì vậy mà thu mua và hoàn chỉnh sản phẩm tại thuộc địa, tăng giá sản phẩm. Ngoài ra Anh còn chú trọng phát triển vị thế những vùng thuộc địa chiến lược như Hồng Kông hay Singapo, trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng. Mục đích của Anh là khai thác lâu dài và tiềm lực của Anh cho phép Anh tạo nên sự khác biệt và hiệu quả hơn so với Pháp.

  Do đó mà cũng dễ hiểu khi bộ mặt kinh tế thuộc địa Pháp tỏ ra không mấy nổi bật so với những vùng kinh tế thuộc địa lớn Hồng Kông, Macao, Singapo của Anh. Một minh chứng dễ thấy có lẽ là số km đường sắt tại thuộc địa của Anh và Pháp. Đến năm 1914 thuộc địa Pháp có 5800 km đường sắt, riêng Ấn Độ thuộc Anh là 27.000 km.

=> So với châu Phi thì châu Á được thực dân phương Tây đầu tư phát triển các ngành công nghiệp hơn so với phương Tây.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân châu Phi cuối thế kỉ XIX là gì?

 

  • A Thiếu tình thần yêu nước
  • B Thiếu giai cấp lãnh đạo.
  • C Trình độ tổ chức thấp.
  • D  Trình độ kinh tế thấp.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Nguyên nhân cơ bản quyết định là nguyên nhân quan trọng nhất, mang tính chất quyết định đến sự phát triển hay thất bại của mỗi phong trào đấu tranh. Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi chống lại sự xâm lược của thực dân phương Tây diễn ra mạnh mẽ nhưng cuối cùng thất bại do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch nên bị thực dân đàn áp. Vì thế, ở giai đoạn này lịch sử vấn gọi châu Phi là “Lục địa ngủ yên” hoặc “Lục địa ngủ kĩ”. Đến sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết, lịch sử gọi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chính sách đối ngoại nào của các nước nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?

  • A Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
  • B Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
  • C Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
  • D Tăng cường đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

phân tích.

Lời giải chi tiết:

Các nước tư bản Ấu – Mĩ là các quốc gia có trình độ kinh tế và quân sự phát triển hơn so với các nước khác trong khu vực. Trong khi các nước khác ở khu vực châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh có trình độ phát triển kinh tế thấp. Chính vì thế, khi các nước đế quốc, thực dân có nhu cầu cao về thị trường và thuộc địa ắt sẽ đây mạnh xâm chiếm thuộc địa, các nước Á, Phi, Mĩ latinh chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và phái gánh số phận tở thành thuộc địa.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chính sách mà Mĩ thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của

 

  • A sự nô dịch văn hóa.
  • B  sự đồng hóa dân tộc.
  • C chủ nghĩa thực dân mới.
  • D chủ nghĩa thực dân cũ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

 phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Xét khái niệm chủ nghĩa thực dân mới: Chủ nghĩa thực dân mới là thuật ngữ chỉ việc sử dụng chủ nghĩa tư bản, toàn cầu hóa và các công cụ văn hóa để kiểm soát một quốc gia thay vì kiểm soát trực tiếp quân sự hoặc chính trị. Việc kiểm soát có thể thông qua kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ; bằng cách thúc đẩy nền văn hóa riêng của một nhóm người, ngôn ngữ hoặc các phương tiện truyền thông ở thuộc địa, làm lan tràn các giá trị văn hóa kiểu phương Tây vốn xa lạ (thậm chí độc hại) vào các nước này. Các tập đoàn đa quốc gia thông qua những tác động này sẽ tạo sức ép mở cửa thị trường và thực thi các chính sách có lợi cho họ ở những quốc gia này. Như vậy, mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa thực dân mới cũng tương tự như chủ nghĩa tư bản, chính là lợi nhuận.

- Đầu thế kỉ XX, Mĩ áp dụng chính sách “Cây gậy lớn” và “Ngoại giao đồng Đôla” để đánh chiếm 1 số nước Mĩ Latinh.

=> Dưới danh nghĩa đoàn kết các nước châu Mĩ, chính quyền Oa-sinh-tơn khống chế, biến khu vực Mĩ Latinh thành sân sau của Mĩ.

=> Chính sách của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh đầu thế kỉ XX là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Khi các nước đế quốc, thực dân đặt chân đến xâm lược, hầu hết chế độ phong kiến ở các nước châu Á và châu Phi đều

  • A  lạc hậu, bảo thủ và khủng hoảng trầm trọng.
  • B có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và văn hóa.
  • C  kinh tế phát triển nhờ giao lưu mạnh mẽ với bên ngoài.
  • D có sự phát triển nhất định do thực hiện cải cách phù hợp.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

phân tích, so sánh.

Lời giải chi tiết:

Chế độ phong kiến lạc hậu, bảo thủ ở điểm vần duy trì phương thức sản xuất nông nghiệp lạc hâu, chính quyền lại hạn chế các biện pháp cải cách đất nước. Chính vì thế, các nước châu Á và châu Phi cho đến giữa thế kỉ XIX trở đi đều lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng để các nước đế quốc, thực dân nhanh chóng hoàn thành xâm lược các nước này.

Chọn đáp án: A 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ Latinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX là gì?

 

  • A Kẻ thù.
  • B Kết quả.
  • C Phương pháp đấu tranh
  • D  Mục tiêu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

So sánh, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển của mâu thuẫn dân tộc đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhiều quốc gia ở khu vực đã lật đổ nền thống trị của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, giành lại nền độc lập dân tộc. Còn ở khu vực châu Á và châu Phi, các phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra mạnh mẽ nhưng đều bị thất bại. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của khu vực Mĩ la tinh với châu Á và châu Phi trong thế kỉ XIX.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chính sách đối ngoại nào của các nước nước tư bản Âu – Mĩ thế kỉ XIX đã ảnh hưởng trực tiếp tới các nước Á, Phi, Mĩ Latinh?

 

  • A  Chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác lẫn nhau về kinh tế.
  • B Thực hiện tăng cường hợp tác, giao lưu về chính trị, quân sự.
  • C Tiến hành liên kết thành lập các liên minh chính trị, quân sự.
  • D Tăng cường đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

Các nước tư bản Ấu – Mĩ là các quốc gia có trình độ kinh tế và quân sự phát triển hơn so với các nước khác trong khu vực. Trong khi các nước khác ở khu vực châu Á, châu Phi, Mĩ Latinh có trình độ phát triển kinh tế thấp. Chính vì thế, khi các nước đế quốc, thực dân có nhu cầu cao về thị trường và thuộc địa ắt sẽ đây mạnh xâm chiếm thuộc địa, các nước Á, Phi, Mĩ latinh chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp và phái gánh số phận tở thành thuộc địa.

Chọn: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thắng lợi của cách mạng Cuba (1959) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước Mỹ Latinh vì

  • A Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ.
  • B Đã làm sụp đổ tổ chức liên minh vì tiến bộ do Mỹ thành lập.
  • C Cuba là nước đầu tiên trong khu vực lật đổ nền thống trị thực dân cũ.
  • D Đã làm phá sản âm mưu biến Mỹ - Latinh thành “sân sau” của Mỹ.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết:

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Cátxtơrô.

- Ngày 1-1-11959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời. Cách mạng Cuba có ảnh hưởng và là nguồn cổ vũ to lớn để các quốc gia còn lại ở khu vực Mĩ Latinh đứng lên đấu tranh giành độc lập. Từ các thập kỉ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

=> Phong trào cách mạng ở Cuba là quốc gia đầu tiên trong khu vực lật đổ chế độ độc tài thân Mỹ, được xem là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh => ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia khác trong khu vực.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Phong trào đấu tranh ở Châu Phi  đã để lại nhưng bài học kinh nghiệm như thế nào cho các quốc gia trên thế giới?

  • A Phải có một tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo
  • B Phải đoàn kết các lực lượng giải phóng dân tộc
  • C Phải có một tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo, phải đoàn kết các lực lượng giải phóng dân tộc
  • D Tất cả các ý trên đều sai

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Do nguyên nhân thất bai của cuộc đấu tranh ở châu Phi là: trình độ tổ  chức thấp, lực lượng chênh lệch và chưa có đường lối đáu tranh đúng đắn nên bài học đặt ra cho các  quốc gia trên thế giới là cần phải có một tổ chức lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo, phải đoàn kết các lực lượng giải phóng dân tộc.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nước cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống

  • A Chế độ phân biệt chủng tộc.                   
  • B Chế độ độc tài tay sai thân Mỹ.
  • C Chủ nghĩa ly khai thân Mỹ.              
  • D Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk 12 trang 39, suy luận.  

Lời giải chi tiết:

Nước cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài tay sai thân Mĩ, cụ thể là chế độ độc tài Batixta.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Cuba (1953-1959)?

 

  • A  Chống chủ nghĩa thực dân cũ.
  • B Sử dụng phương pháp đấu tranh vũ trang.
  • C Hình thức đấu tranh hợp pháp
  • D Sự do đảng Cộng sản lãnh đạo.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk 12 trang 39, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Từ năm 1953 đến năm 1959, nhân dân Cuba sử dụng phương pháp đấu tranh vũ trang để chống lại chế độ độc tài Batixta, giành độc lập, thành lập nước cộng hòa Cuba.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chính sách mà Mĩ đã thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX chính là biểu hiện của

  • A Chủ nghĩa thực dân mới             
  • B  Chủ nghĩa thực dân cũ
  • C Sự đồng hóa dân tộc            
  • D Sự nô dịch văn hóa

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 30, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Đó là một hình thái không cai trị trực tiếp mà chỉ cai trị gián tiếp thông qua một chính quyền tay sai và tạo ra sự ràng buộc về kinh tế - quân sự.

Chọn: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại trong phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân châu Phi là

 

  • A Các phong trào diễn ra lẻ tẻ
  • B Trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch
  • C Chưa có sự liên kết đấu tranh
  • D Chưa có chính đảng lãnh đạo

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 28, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Sự thất bại của phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi trước sự xâm lược của các nước phương Tây xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là do trình độ tổ chức thấp, lực lượng chênh lệch nên bị thực dân phương Tây đàn áp.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Nguyên nhân quyết định nhất dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi bùng nổ mạnh mẽ?

  • A Các nước thực dân thực hiện chính sách chia để trị.
  • B Do chế độ hà khắc của chủ nghĩa thực dân.
  • C Các nước thực dân xâu xé châu Phi.
  • D Các nước thực dân bóc lột sức lao động nặng nề.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 27, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. Điều này cũng chứng tỏ mâu thuẫn chính trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi với chủ nghĩa thực dân.

Chọn: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi?

  • A Mâu thuẫn giữa các nước thực dân   
  • B Mâu thuẫn giữa nông dân với thực dân
  • C Mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi với thực dân
  • D Mâu thuẫn giữa tư sản bản địa với thực dân

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 26, 27, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đầu thế kỉ XX, việc phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc ở châu Phi căn bản đã hoàn thành. Chế độ cai trị hà khắc của chủ nghĩa thực dân đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi. => Mâu thuẫn xã hội chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân châu Phi với thực dân, đây cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến bùng nổ phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân châu Phi chống thực dân xâm lược.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ La-tinh cuối thế kỉ XIX là:

  • A Các nước Mĩ La-tinh tiếp tục đương đầu với chính sách xâm lược của thực dân Anh.
  • B Phong trào đấu tranh giành độc lập đưa đến sự ra đời của hàng loạt quốc gia vô sản.
  • C Sau khi giành độc lập các nước Mĩ La-tinh bước vào thời kì khôi phục kinh tế.
  • D Hầu hết các nước Mĩ La-tinh đều giành độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk 11 trang 28, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Khác với các khu vực khác, các nước Mĩ Latinh đã giảnh được độc lập từ đầu thế kỉ XIX từ ta thực dân châu Âu, cụ thể là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đây chính là đặc điểm nổi bật của phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Kết quả chung của các phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Á, Phi, Mĩ Latinh chống lại chính sách xâm lược và cai trị của đế quốc, thực dân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

 

  • A giành được những thắng lợi nhất định.
  • B  thành lập chính phủ độc lập, tự chủ.
  • C hầu hết đều thất bại.
  • D được nhượng bộ một số quyền lợi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Do quy định bởi so sánh lực lượng giữa các nước, đồng thời là vũ khí và thiếu sự đoàn kết cùng với đường lối đấu tranh chưa phù hợp nên hầu hết các phong trào đấu tranh của nhân dân Á, Phi, Mĩ Latinh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều thất bại. Tuy nhiên, các phong trào này cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào khác ở giai đoạn sau.

Chọn đáp án: C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đều là thuộc địa của phương Tây khi nào?

 

  • A Đầu thế kỉ XIX.
  • B Cuối thế kỉ XIX.
  • C  Nửa sau thế kỉ XIX. 
  • D Nửa sau thế kỉ XX.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Đến cuối thế kỉ XIX, nhìn chung các nước Á, Phi và Mĩ Latinh đều là thuộc địa của các nước phương Tây.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Các nước đế quốc thực dân thực hiện chính sách xâm lược các nước Á, Phi, Mĩ Latinh những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu là do có

 

  • A vị trí địa lí quan trọng, có cơ sở giáo dân và nền văn hóa lâu đời.
  • B  vị trí địa lí quan trọng, văn hóa lâu đời và nền kinh tế phát triển
  • C vị trí địa lí quan trọng, tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân công dồi dào.
  • D tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhân công dồi dào và nền kinh tế phát triển.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Từ thế kỉ XIX trở đi, các chủ nghĩa tư bản ở các nước đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế các nước này rất cần thị trường và thuộc địa để phục vụ cho phát triển kinh tế. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đáp ứng được những điều này. Thêm vào đó là vị trí quan trọng về kinh tế và chiến lược sẽ dễ dàng cho trao đổi, giao lưu hàng hóa cùng với nguồn nhân công dồi dào hỗ trợ đắc lực cho sản xuất các nguyên liệu quan trọng tại thuộc địa và đưa về chính quốc phát triển công nghiệp chính quốc.

Chọn đáp án: C 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý đồ của Mĩ trong việc thành lập tổ chức “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ) năm 1889?

 

  • A Tiếp tục bành trướng ở khu vực Mĩ Latinh
  • B Đoàn kết với các nước châu Mĩ để cùng phát triển
  • C Lấy danh nghĩa đoàn kết với các nước châu Mĩ nhằm biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của đế quốc Mĩ
  • D  Độc chiếm vùng lãnh thổ giàu có ở Mĩ Latinh

Đáp án: B

Phương pháp giải:

suy luận.

Lời giải chi tiết:

Học thuyết “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ): Học thuyết này được thành lập năm 1889, do các nhà chính trị, tư tưởng, xã hội Mĩ tuyên truyền rộng rãi. Theo họ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ, dựa trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa. Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành trướng thế lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này cũng nhằm chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập dân tộc và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau). Học thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu Mĩ cùng phát triển.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

close