20 bài tập Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ mức độ khóLàm bàiCâu hỏi 1 : Biến đổi tích cực quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế gới thứ 2 là gì?
Đáp án: B Phương pháp giải: đánh giá. Lời giải chi tiết: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, lần lượt các nước Đông Nam Á giành được độc lập. Riêng Brunay, tới thàng 1-1984 mới tuyên bố độc lập. Còn Đông Timo ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia (8-1999), ngày 2-5-2002 đã trở thành một quốc gia độc lập. Chọn đáp án: B Câu hỏi 2 : Tại sao sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh (8 -1945), các nước Đông Nam Á cùng có điều kiện thuận lợi như nhau nhưng chỉ có Inđônêxia, Việt Nam, Lào giành được nền độc lập dân tộc hoàn toàn, còn các nước khác giành được độc lập ở mức độ thấp hơn?
Đáp án: D Phương pháp giải: phân tích. Lời giải chi tiết: Có thể lấy ví dụ cụ thể ở Việt Nam để lí giải . Trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng Cộng sản Việt đã khẳng định chuẩn bi tiến tới khởi nghĩa vũ trang là nhiêm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Việt Nam không chỉ chuẩn bị về lực lượng vũ trang, lực lượng chính trị căn cứ địa cách mạng mà còn có sự tập dượt đấu tranh qua ba cao trào cách mạng: phong trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào dân chủ 1936 – 1939, cao trào kháng Nhật cứu nước. … Chính sự chuẩn bị kĩ càng và toàn diện đó, đảng và nhân dân Việt Nam bất cứ lúc nào cũng đã đủ điều kiện đã sẵn sàng khởi nghĩa khi có điều kiện. Khi Nhật đầu hành đồng minh, nhân thấy đây là cơ hội thuận lợi để giành độc lộc dân tộc, Đảng ta đã chớp lấy thời cơ tiến hành tổng khởi nghĩa và giành thắng lợi. Điều này cũng chứng tỏ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám không phải là một sự ăn may. Chọn đáp án: D Câu hỏi 3 : Đặc điểm chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế thứ hai là:
Đáp án: A Phương pháp giải: đánh giá, phân tích. Lời giải chi tiết: - Phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn: + Tiêu biểu là cuộc bãi công của 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên bãi công, tuần hành và mít tinh chống thực dân Anh. Cuộc đấu tranh ở Bombay đã kéo theo cuộc nổi dậy của quần chúng ở Cancutta, Mađrát, Carasi,...cũng như những cuộc xung đột vũ trang của nông dân với địa chủ và cảnh sát ở các tỉnh. + Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancútta (2-1947). ð Phương án Maobáttơn chia đất nước Ấn Độ thành hai quốc gia theo cơ sở tôn giáo: Ấn Độ và Pakistan. - Khởi nghĩa vũ trang giành độc lập: không thỏa mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại do G. Nêru đứng đầu đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ tiếp tục cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trong những năm 1948 – 1950. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập. Chọn đáp án: A Câu hỏi 4 : Tại sao từ 1979 về trước, ASEAN có mối quan hệ căng thẳng, đối đầu với 3 nước Đông Dương?
Đáp án: B Phương pháp giải: phân tích Lời giải chi tiết: Những nội dung quan trọng trong mối quan hệ Việt Nam – ASEAN qua các thời kì: - Giai đoạn 1967-1973 Việt Nam hạn chế quan hệ với ASEAN vì đang tiến hành kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Có thời gian Việt Nam đối lập với các nước ASEAN vì Thái Lan, Philippin tham gia khối quân sự SEATO và trở thành đồng minh của Mĩ. - Giai đoạn 1973-1978: Sau hiệp định Pari, nước ta bắt đầu triển khai, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Đặc biệt sau đại thắng mùa xuân năm 1975 vị trí của Việt Nam trong khu vực và thế giới ngày càng tăng. Tháng 2/1976 Việt Nam tham gia kí kết hiệp ước Bali, quan hệ với ASEAN đã được cải thiện bằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao và có những chuyến viếng thăm lẫn nhau. - Giai đoạn 1978-1989: Tháng 12/1978, Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt. Một số nước lớn đã can thiệp, kích động làm cho quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trở lên căng thẳng. - Giai đoạn 1989 đến nay: ASEAN đã chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Campuchia được giải quyết, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước” quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN được cải thiện. - Tháng 7/ 1992 Việt Nam tham gia vào hiệp ước Bali đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác khu vực vì một “Đông Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển”. Sau khi ra nhập ASEAN (28/7/1995) mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật ngày càng được đẩy mạnh. ð Như vậy, trước năm 1979 mối quan hệ Đông Dương – ASEAN căng thắng là do vấn đề Campuchia và một số nước ASEAN tham gia chiến tranh Việt Nam với tư cách là đồng minh của Mĩ. Chọn đáp án: B Câu hỏi 5 : Nét giống nhau trong cách mạng Lào và Campuchia từ năm 1969 – 1973 là
Đáp án: C Lời giải chi tiết: Năm 1969, Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Na hóa chiến tranh” và mở rông chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 – 1973). ð Nét giống nhau của cách mạng Lào và Campuchia trong giai đoạn 1969 – 1973 là chống lai chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ. Chọn đáp án: C Câu hỏi 6 : Tính chất của cách mạng Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đáp án: B Lời giải chi tiết: (Sgk trang 33) Mục tiêu của cách mạng Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại. ð Có tính chất là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Chọn đáp án: B Câu hỏi 7 : Một trong những yếu tố làm cho tổ chức ASEAN mở rộng thành viên gồm hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á (đến năm 1999) là:
Đáp án: C Phương pháp giải: phân tích, so sánh. Lời giải chi tiết: Yếu tố quan trọng đưa đến sự mở rộng thành viên gồm hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á (đến năm 1999) là do các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. Chỉ sau khi giành được độc lập thì các nước Đông Nam Á mới có điều kiện để tham gia liên kết khu vực. Chọn đáp án: C Câu hỏi 8 : Trong ba thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ, mà trước hết là
Đáp án: D Phương pháp giải: (Sgk trang 34) Lời giải chi tiết: Ấn Đô đang có những bước tiến nhanh chóng và hiện nay đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Chọn đáp án: D Câu hỏi 9 : Cho dữ liệu sau: 1). Các nước thành viên kí bản Hiến chương ASEAN; 2). Hiệp ước thân thiện và hợp tác; 3). ASEAN phát triển thành 10 nước thành viên; 4). Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập. Sắp xếp về quá trình hình thành, phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Đáp án: B Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 10 : Ý nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về lịch sử của cả ba nước Đông Dương trong giai đoạn 1945 – 1975?
Đáp án: A Phương pháp giải: so sánh Lời giải chi tiết: Chỉ có Cam –pu-chia có một thời kì thực hiện chính sách hòa bình trung lập (1954 – 1970), không tham gia bất cứ khối liên minh quân sự hoặc chính trị nào; tiếp nhận viện trợ từ mọi phía, không có điều kiện ràng buộc. Chọn đáp án: A Câu hỏi 11 : Bản chất của mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979
Đáp án: B Phương pháp giải: phân tích Lời giải chi tiết: Từ năm 1967 đến năm 1979, mối quan hệ ASEAN với 3 nước Đông Dương là đối đầu căng thẳng do vấn đề Campuchia. (Việt Nam đưa quân sang Campuchia để giúp nhân dân nước này chống lại quân Pônpốt những bị các quốc gia sáng lập ASEAn hiểu là nhân cơ hội đưa quân sang xâm lược) Tuy nhiên, sau khi vấn đề Campuchia dược giả quyết thì mối quan hệ này dần chuyển sang đối thoại, thân thiện. Chọn đáp án: B Câu hỏi 12 : Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “Thời kì đầu sau khi giành được độc lập, năm nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành….., với mục tiêu nhanh chóng…, xây dựng nền kinh té tự chủ”.
Đáp án: C Phương pháp giải: điền từ. Lời giải chi tiết: Thời kì đầu sau khi giành độc lập, năm nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin và Thái Lan đã tiến hành công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu (chiến lược kinh tế hướng nội) với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh té tự chủ. Chọn đáp án: C Câu hỏi 13 : Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XX là
Đáp án: A Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét. Lời giải chi tiết: Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á đều biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Từ tháng 8-1945, lần lượt các quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập và thoát khỏi ách thống trị của Nhật Bản và sau đó là các nước đế quốc Âu – Mĩ. Đây là biến đổi đầu tiên và quan trọng nhất của các nước Đông Nam Á, làm tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước và thực hiện liên kết khu vực. Chọn đáp án: A Câu hỏi 14 : Chọn đáp án đúng để sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: 1. Inđônêxia tuyên bố độc lập. 2. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập. 3. Nước Cộng hòa Cuba ra đời. 4. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuyên bố thành lập.
Đáp án: B Phương pháp giải: sắp xếp. Lời giải chi tiết: 1. Inđônêxia tuyên bố độc lập. (17-8-1945) 2. Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được thành lập. (2-12-1975) 3. Nước Cộng hòa Cuba ra đời. (1-1-1959) 4. Tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tuyên bố thành lập. (8-8-1967) Chọn đáp án: B (1-3-4-2) Câu hỏi 15 : Đảng Quốc đại được thành lập có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 16 : Thành tựu nổi bât nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XX đến nay
Đáp án: A Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: Câu hỏi 17 : Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam năm 1945 là
Đáp án: D Phương pháp giải: so sánh. Lời giải chi tiết: Tận dụng Nhật Bản đầu hàng đồng minh vào năm 1945, Việt Nam và Lào đã tổ chức nhân dân đứng lên đầu tranh và giành độc lập: - Việt Nam: ngày 2-9-1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. - Lào: ngày 12-10-1945, nước Lào tuyên bố độc lập. Khác với Việt Nam và Lào, tháng 10-1945, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia, nhân dân nước này tiếp tục kháng chiến chông Pháp chứ không giành được chính quyền từ tay phát xít Nhật. Đến năm 1954, chính phủ Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào, Campuchia và Việt Nam. Chọn đáp án: D Câu hỏi 18 : Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa
Đáp án: D Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá. Lời giải chi tiết: Vào thời điểm thập kỉ 60 – 70 của thế kỉ XX, khu vực Đông Nam Á còn rất nghi kỵ, thậm chí căng thẳng và đối đầu với nhau thì việc ASEAN kết nạp Việt Nam cũng như Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo cho môi trường khu vực gắn kết lại với nhau hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Với việc Việt Nam tham gia, ASEAN có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và đóng góp vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. => Việt nam gia nhập ASEAN mở ra triển vọng cho sự liên kết khu vực Đông Nam Á. Chọn đáp án: D Câu hỏi 19 : Hội nghị cấp cao ASEAN VI được tổ chức tháng 12/1998 tại thủ đô của quốc gia nào?
Đáp án: D Phương pháp giải: liên hệ. Lời giải chi tiết: Trong hai ngày 15 và 16-12-1998, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI với sự tham gia của chín nước thành viên ASEAN và một nước quan sát viên (Campuchia) đã diễn ra tại Hà Nội. Nước chủ nhà Việt Nam đã chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho một cuộc hội tụ của hơn 600 đại biểu gồm những người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, cùng nhiều Bộ trưởng, Thứ trưởng, quan chức cao cấp và hơn 750 nhà báo từ 26 nước. Hội nghị cấp cao Hà Nội diễn ra với chủ đề "Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều". Đây là Hội nghị cấp cao cuối cùng của ASEAN trong thế kỷ 20 - thế kỷ đã đánh dấu sự ra đời của tổ chức ASEAN, đã chứng kiến những thành công huy hoàng cũng như những thử thách nặng nề của tổ chức. Hội nghị cũng thể hiện rõ nguyện vọng và quyết tâm của các nước ASEAN củng cố đoàn kết và hợp tác, vượt qua các khó khăn hiện tại, đưa ASEAN vững bước vào thế kỷ 21. Hội nghị cấp cao Hà Nội trở thành chiếc cấu nối hai thế kỷ quan trọng của tổ chức ASEAN. Chọn đáp án: D Câu hỏi 20 : Năm 1992, ASEAN quyết định sẽ tổ chức Đông Nam Á thành
Đáp án: B Phương pháp giải: liên hệ. Lời giải chi tiết: Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là: - Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế. - Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. - Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA). Chọn đáp án: B
|