Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 8Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 8 Đề bài I. Trắc nghiệm Câu 1: Vật nào sau đây có động năng? A. Tảng đá nằm ở trên cao B. Lò xo bị nén C. Cánh cung đang giương D. Mũi tên đang bay Câu 2: Một chiếc ô tô đang chuyển động, đi được đoạn đường 27 km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12 kW. Lực kéo của động cơ là A. 80 N B. 800 N C. 8000 N D. 80000 N Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đâu của vật không tăng? A. Nhiệt độ B. Thể tích C. Nhiệt năng D. Khối lượng Câu 4: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong A. Chất khí B. Chất lỏng C. Chất rắn D. Chân không Câu 5: Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất? A. Miếng đồng ở 5000C B. Cục nước đá ở 00C C. Nước đang sôi ở 1000C D. Than chì ở 320C Câu 6: Cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng là để? A. giảm ma sát với không khí B. giảm sự dẫn nhiệt C. liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa D. ít hấp thụ tia bức xạ nhiệt của mặt trời. Câu 7: Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên? A. Nhiệt độ của ba miếng đồng, nhôm, chì đều bằng nhau. B. Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì C. Nhiệt độ của miếng chì cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng nhôm D. Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất rồi đến miếng chì, miếng nhôm Câu 8: Cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém là A. đồng, nước, thủy tinh, không khí B. đồng, thủy tinh, không khí, nước C. đồng, thủy tinh, nước, không khí D. thủy tinh, đồng, nước, không khí II. Tự luận Câu 1: a) Phát biểu định luật về công? b) Để đưa một vật có trọng lượng 450 N lên cao theo phương thẳng đứng bằng ròng rọc động, người ta phải kéo đầu dây dịch chuyển một đoạn 6m. * Tính công nâng vật lên? Bỏ qua ma sát, khối lượng của ròng rọc và dây kéo * Thực tế có ma sát, khối lượng của ròng rọc và dây kéo là đáng kể nên để đưa vật đó lên độ cao trên người ta phải tác dụng vào đầu đâu kéo một lực 300 N. Tính hiệu suất của ròng rọc đó? Câu 2: Một học sinh thả 420g chì ở nhiệt độ 1000C vào 260g nước ở nhiệt dộ 580C làm cho nước nóng lên tới 600C. Tính nhiệt lượng nước thu vào và nhiệt dung riêng của chì? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg. K Câu 3: Vào mùa hè, người ta thường uống nước đá lạnh, như vậy có cảm giác mát hơn. Một học sinh cho rằng, khi bỏ cục nước đá vào nước, nước đá đã truyền lạnh sang nước khiến nhiệt độ của nước hạ xuống. Theo em ý kiến như vậy có đúng không? Vì sao? Lời giải chi tiết Phần I - Trắc nghiệm.
Câu 1: Phương pháp: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Cách giải: Vật có động năng khi vật chuyển động. Vậy mũi tên đang bay có động năng. Chọn D. Câu 2: Phương pháp: Áp dụng công thức tính công suất và vận tốc: \(\left\{ \begin{array}{l}P = F.v\\v = \dfrac{S}{t}\end{array} \right.\) Cách giải: Đổi: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}\begin{array}{l}27km = 27{\rm{ }}000m\\30ph = 1800s\end{array}\\{12kW = 12{\rm{ }}000W}\end{array}} \right.\) Vận tốc của ô tô là : \(v = \dfrac{S}{t} = \dfrac{{27000}}{{1800}} = 15m/s\) Áp dụng công thức: \(P = F.v \Rightarrow F = \dfrac{P}{v} = \dfrac{{12000}}{{15}}\) \(= 800N\) Chọn B. Câu 3: Phương pháp: Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Cách giải: Các phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Vật dãn nở tăng thể tích. Nhiệt độ tăng nên nhiệt năng cũng tăng. Chỉ có khối lượng của vật không tăng Chọn D. Câu 4: Phương pháp: Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. Cách giải: Dẫn nhiệt xảy ra chủ yếu ở chất rắn Chọn C. Câu 5: Phương pháp: + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. + Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Cách giải: Nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh. Phân tử trong miếng đồng ở 5000C chuyển động nhanh nhất. Chọn A. Câu 6: Phương pháp: Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều. Cách giải: Màu sắc của các vật ảnh hưởng tới sự hấp thụ các tia nhiệt. Vật có màu tối, sẫm thường hấp thụ nhiệt nhiều; các vật màu trắng, sáng hấp thụ nhiệt ít. Nên cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng là để ít hấp thụ tia bức xạ nhiệt của mặt trời. Chọn D. Câu 7: Phương pháp: + Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C + Dựa vào bảng số liệu về nhiệt dung riêng của các chất và phương trình cân bằng nhiệt.
Phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}} \Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}})\) \(= {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\) Từ bảng số liệu ta thấy: \({c_{Cu}} = 390{\rm{ }}J/kg.K;{\rm{ }}{c_{Al}} = 910{\rm{ }}J/kg.K;\) \({\rm{ }}{c_{Pb}} = 130{\rm{ }}J/kg.K\) Vậy cần nhiệt lượng nhiều nhất để làm nhôm nóng lên 1 độ, sau đó đến đồng, cần ít nhiệt lượng nhất để làm chì nóng lên. Cách giải: Phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}} \Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}})\) \(= {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\) Từ bảng số liệu ta thấy: \({c_{Cu}} = 390{\rm{ }}J/kg.K;{\rm{ }}{c_{Al}} = 910{\rm{ }}J/kg.K;\) \({\rm{ }}{c_{Pb}} = 130{\rm{ }}J/kg.K\) Vậy cần nhiệt lượng nhiều nhất để làm nhôm nóng lên 1 độ, sau đó đến đồng, cần ít nhiệt lượng nhất để làm chì nóng lên. Vậy khi ba miếng cùng khối lượng, thả vào cùng 1 cốc nước nóng thì miếng chì nóng lên nhiều nhất, miếng đồng nóng thứ hai, nóng lên ít nhất là miếng nhôm. Chọn C. Câu 8: Phương pháp: Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng, chất lỏng dẫn nhiệt tốt hơn chất khí. Trong chất rắn thì kim loại dẫn nhiệt tốt nhất Cách giải: Chất rắn dẫn nhiệt tốt hơn chất lỏng, chất lỏng dẫn nhiệt tốt hơn chất khí. Trong chất rắn thì kim loại dẫn nhiệt tốt nhất Vậy sự dẫn nhiệt từ tốt đến kém là: Đồng, thủy tinh, nước, không khí. Chọn C. Phần II – Tự luận Câu 1: Phương pháp: a) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta được lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi hoặc ngược lại. b) Áp dụng công thức tính công và hiệu suất: \(\left\{ \begin{array}{l}A = F.s\\H = \frac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}\end{array} \right.\) Cách giải: a) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta được lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi hoặc ngược lại. b) Tóm tắt: P = 450 N; s = 6m; ròng rọc động. A = ? Thực tế F’ = 300 N. Tính hiệu suất của ròng rọc đó? Giải: + Vì sử dụng ròng rọc động nên ta được lợi hai lần về lực và thiệt hai lần về đường đi. Lực cần sử dụng là : \(F = \frac{P}{2} = \frac{{450}}{2} = 225N\) Công của lực là: \(A = F.s = 225.6 = 1350{\rm{ }}J\) + Thực tế đã dùng lực F’ = 300 N nên công toàn phần là: \({A_{tp}} = F'.s = 300.6 = 1800J\) Hiệu suất của ròng rọc là: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}} = \dfrac{{1350}}{{1800}} = 0,75 = 75\% \) Câu 2: Phương pháp: Áp dụng công thức : \(Q = m.c.\Delta t\) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\\ \Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}})\\ = {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\) Cách giải: Tóm tắt: \(\begin{array}{*{20}{l}}{{m_{Pb}} = 420{\rm{ }}g = 0,42{\rm{ }}kg;{\rm{ }}{t_0} = {{100}^0}C;}\\{{m_{nc}} = 260{\rm{ }}g = 0,26{\rm{ }}kg;{\rm{ }}{t_1} = {{58}^0}C;\\{c_{nc}} = 4200{\rm{ }}J/kg.K;{\rm{ }}{t_{cb}} = {{60}^0}C}\\{{Q_{thu}} = ?;{\rm{ }}{c_{Pb}} = ?}\end{array}\) Giải : Nhiệt lượng nước thu vào là: \({Q_{thu}} = {m_{nc}}.{c_{nc}}.\Delta t \) \(= 0,26.4200.\left( {60 - 58} \right) = 2184{\rm{ }}J\) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \(\begin{array}{l}{Q_{toa}} = {Q_{thu}} \\\Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.({t_0} - {t_{cb}}) = {m_{th}}.{c_{th}}.({t_{cb}} - {t_1})\\ \Leftrightarrow 0,42.{c_{Pb}}.(100 - 60) = 2184 \\\Leftrightarrow {c_{Pb}} = 130(J/kg.K)\end{array}\) Câu 3: Phương pháp: Nguyên lí truyền nhiệt: + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. Cách giải: Vào mùa hè, người ta thường uống nước đá lạnh, như vậy có cảm giác mát hơn. Ý kiến của học sinh cho rằng, khi bỏ cục nước đá vào nước, nước đá đã truyền lạnh sang nước khiến nhiệt độ của nước hạ xuống là không đúng. Vì nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp, không có quá trình ngược lại. Tức là nước đã truyền nhiệt sang nước đá, nước đá thu nhiệt của nước, làm cho nhiệt độ của nước hạ xuống. Nguồn: sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|