Đề số 4 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 7

Đề bài

Câu 1. (5 điểm)

Đọc câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần” có người cho rằng, nội dung của câu tục ngữ là phản đạo lí: Em có đồng ý với ý kiến trên không? Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em.

Câu 2. (5 điểm): Có ý kiến cho rằng: Sống trong thời buổi văn minh hiện đại, mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật thì không cần những câu tục ngữ có tác dụng kẽu gọi, giáo huấn con người sông theo đạo lí nữa. Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ gì về quan điểm nêu trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1.

-      Câu tục ngữ không phủ nhận tình cảm anh em, đề cao tình nghĩa láng giềng. Ý nghĩa của câu tục ngữ là nêu lên cách ứng xử và khẳng định mối quan hệ giữa anh em (gia đình) với láng giềng (xã hội).

-       Câu tục ngữ nói lên sự gần gũi, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Nhừng lúc ta gặp khó khăn, “anh em xa” sẽ không bằng “láng giềng gần”. Vì vậy, có thể khẳng định nội dung câu tục ngữ khẳng định đạo lí làm người, tình nghĩa ở đời phù hợp với đạo lí.

Câu 2: Đây là một câu hỏi khó (có thế dành cho học sinh giỏi) các em có thể trình bày quan điểm, suy nghĩ của riêng mình. Song phải xét mối quan hệ giữa đạo lí và hiến pháp và pháp luật.

-   Trước đây, cha ông ta xây dựng luân thường đạo lí dựa trên nguyên tắc các mối quan hệ gia đình và xã hội. Ví dụ như thứ bậc trong gia đình quy định cách ứng xử giữa các thành viên với nhau. Cha mẹ có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dạy con cái nên người. Đạo làm con phải hiếu thảo, ngoan hiền với ông bà cha mẹ. Mối quan hệ xã hội được quy định bởi “Tam cương ngũ thường”.

-     Tục ngữ được đúc rút từ thực tiễn đời sống, cụ thế là trong mối quan hệ giữa con người và con người. Nhừng nguyên tắc ứng xử được xã hội quy ước, được mọi người tôn trọng, chấp nhận. Dần dà, nó trở thành chuẩn mực đạo đức xã hội. Dân gian dùng cách nói ngắn gọn, đúc kết lại thành những câu nói có vần, nhịp dễ nghe, dễ thuộc để lưu truyền.

-     Tuy nhiên, tục ngữ vẫn có mặt hạn chế. Nó chỉ kêu gọi con người tự giác thực hiện, không có sự ràng buộc bởi hệ thống luật pháp (mang tính bắt buộc). Mà tính tự giác thì không phải ai trong xã hội cũng đều giống nhau. Vì vậy nhất thiết cần phải có hiến pháp và pháp luật để có một Nhà nước pháp quyền để mỗi con người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Có như vậy mới đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, xã hội mới văn minh, tiến bộ.

Xã hội dù văn minh, tiến bộ đến đâu thì những câu tục ngữ về đạo lí làm người vẫn luôn còn nguyên giá trị.

 

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close