Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 8Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 8 Đề bài I. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng: A. Quả bóng bay trên cao B. Hòn bi lăn trên mặt sàn C. Con chim đậu trên nền nhà D. Quả cầu nằm trên mặt đất Câu 2: Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật: A. Chuyển động không ngừng B. Chuyển động nhanh lên C. Chuyển động chậm lại D. Chuyển động theo một hướng nhất định Câu 3: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng truyền nhiệt B. Do hiện tượng đối lưu C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt D. Do hiện tượng dẫn nhiệt Câu 4: Đơn vị của công suất là A. J.s B. m/s C. Km/h D. W Câu 5: Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K chi biết điều gì? A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10 C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420 J Câu 6: Hai bạn Long và Nam kéo nước từ giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chỉ bằng một nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long. C. Công suất của Nam và Long như nhau D. Không so sánh được Câu 7: Công thức tính nhiệt lượng nào sau đây là đúng? A. \(Q = m.c.\Delta t\) B. \(c = Q.m.\Delta t\) C. \(m = \frac{{Q.c}}{{\Delta t}}\) D. \(Q = m.c.t\) Câu 8: Tại sao người ta thường dùng chất liệu sứ mà không dùng chất liệu nhôm để làm bát ăn cơm? A. Sứ làm cho cơm ngon hơn C. Sứ dẫn nhiệt tốt hơn B. Sứ rẻ tiền hơn D. Sứ cách nhiệt tốt hơn Câu 9: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt? A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến trái đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đền điện đang sáng ra ngoài khoảng không gian bên trong bóng đèn Câu 10: Công thức tính công suất là A. \(P = 10.m\) B. \(P = \dfrac{A}{t}\) C. \(P = \dfrac{F}{v}\) D. \(P = d.h\) Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 3 phút máy đã thực hiện được một công là 144kJ. Công suất của máy cày là: A. 48W B. 43200W C. 800W D. 48 000W Câu 12: Khi trộn 50 cm3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích A. bằng 100 cm3 B. nhỏ hơn 100 cm3 C. lớn hơn 100 cm3 D. không có đáp án nào đúng Câu 13: Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh:
Câu 14: Điền vào chỗ trống từ thích hợp: a) Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là ……... và ……….. b) Phương trình cân bằng nhiệt là: …………… c) Nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng, ………. và ………. của vật II. Bài tập tự luận Câu 1: a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để dun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240g đựng 1,75 lít nước ở 240C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K của nước là c2 = 4200 J/Kg.K b) Bỏ 100 g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K. (Bỏ qua nhiệt lượng mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài). Câu 2: Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước? Lời giải chi tiết I – Trắc nghiệm
Câu 1: Phương pháp: Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng trọng trường. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng trọng trường của vật càng lớn. Cách giải: Vật có thế năng trọng trường khi vật ở độ cao nào đó so với mặt đất. Vậy quả bóng bay trên cao có thế năng. Chọn A. Câu 2: Phương pháp: Khi nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Cách giải: Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chọn B. Câu 3: Phương pháp: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. Cách giải: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên do đối lưu. Chọn B. Câu 4: Phương pháp: Đơn vị của công suất là Oát (W) Cách giải: Đơn vị của công suất là Oát (W) Chọn D. Câu 5: Phương pháp: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C. Cách giải: Nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K cho biết muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200 J. Chọn A. Câu 6: Phương pháp: Công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\) Công thức tính công: \(A = F.s\) Cách giải: Công suất của Nam và Long là: \(\begin{array}{l}{P_{Nam}} = \dfrac{{{A_{Nam}}}}{{{t_{Nam}}}} = \dfrac{{F.s}}{t}\\{P_{Long}} = \dfrac{{{A_{Long}}}}{{{t_{Long}}}} = \dfrac{{2F.s}}{{2t}} = \dfrac{{F.s}}{t}\end{array}\) Vậy công suất của hai bạn như nhau Chọn C. Câu 7: Phương pháp: Công thức tính nhiệt lượng là: \(Q = m.c.\Delta t\) Cách giải: Công thức tính nhiệt lượng là: \(Q = m.c.\Delta t\) Chọn A. Câu 8: Phương pháp: Sứ được dùng làm bát ăn cơm vì sứ cách nhiệt tốt hơn, nên nó giữ cơm ấm lâu hơn và không làm tay bị bỏng. Cách giải: Sứ được dùng làm bát ăn cơm vì sứ cách nhiệt tốt hơn, nên nó giữ cơm ấm lâu hơn và không làm tay bị bỏng. Chọn D. Câu 9: Phương pháp: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt, có thể xảy ra cả ở chân không. Sự truyền nhiệt từ đầu này đến đầu kia của một vật rắn gọi là sự dẫn nhiệt. Đối lưu là sự truyền nhiệt thành dòng của chất lưu: chất lỏng và chất khí. Cách giải: Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng là sự dẫn nhiệt. Chọn C. Câu 10: Phương pháp: Công thức tính công suất là:\(P = \frac{A}{t}\) Cách giải: Công thức tính công suất là: \(P = \frac{A}{t}\) Chọn C. Câu 11: Phương pháp: Áp dụng công thức tính công suất \(P = \frac{A}{t}\) Cách giải: Đổi 3 phút = 180 giây Công suất của máy cày là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{144000}}{{180}} = 800{\rm{W}}\) Chọn C. Câu 12: Phương pháp: + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. + Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. Cách giải: Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách, khi trộn một hỗn hợp, thì các phân tử này có thể len lỏi vào khoảng cách giữa các phân tử kia, nên thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích hai chất ban đầu. Vì vậy khi khi trộn 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích nhỏ hơn 100cm3. Chọn B. Câu 13: Phương pháp: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là đẫn nhiệt. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí đối lưu Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chân không là bức xạ nhiệt. Cách giải: 1 - A 2 - C 3 - B Câu 14: Phương pháp: a) Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là truyền nhiệt và thực hiện công. b) Phương trình cân bằng nhiệt là: Qtỏa = Qthu c) Nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ của vật Cách giải: a) Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là truyền nhiệt và thực hiện công b) Phương trình cân bằng nhiệt là: Qtỏa = Qthu c) Nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng, nhiệt dung riêng và nhiệt độ của vật II. Tự luận Câu 1: Phương pháp: a) Áp dụng công thức: \(Q = m.c.\Delta t\) Nhiệt lượng cung cấp để đun sôi ấm nước gồm nhiệt lượng cung cấp cho nước nóng đến 1000C và nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm nóng đến 1000C. b) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {\rm{ }}{Q_{thu}}\) \(\Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.\left( {{t_0} - {t_{cb}}} \right)\) \(= {m_{th}}.{c_{th}}.\left( {{t_{cb}}-{t_1}} \right)\) Cách giải: Tóm tắt: \({}a){\rm{ }}{m_{Al}} = 240g = 0,24kg;{t_0} = {24^0}C;\) \({\rm{ }}{m_{nc}} = 1,75{\rm{ }}kg;{\rm{ }}{c_1} = 880{\rm{ }}J/kg.K;{\rm{ }}\) \({c_2} = 4200{\rm{ }}J/kg.K;Q = ?\\b)\,\,{m_{Cu}} = 100{\rm{ }}g = 0,1{\rm{ }}kg;{\rm{ }}{t_0} = {120^0}C;{\rm{ }}\) \({m_{nc}} = 500g = 0,5{\rm{ }}kg;{\rm{ }}{t_1} = {25^0}C;\) \({\rm{ }}{c_{Cu}} = 380{\rm{ }}J/kg.K;{t_{cb}} = ?\) Lời giải: a) Nhiệt lượng cung cấp để đun sôi ấm nước gồm nhiệt lượng cung cấp cho nước nóng đến 1000C và nhiệt lượng cung cấp cho ấm nhôm nóng đến 1000C. Nhiệt lượng cần cung cấp là: \({Q = {m_{Al}}.{c_1}.\Delta t + {m_{n{\bf{C}}.}}{c_2}.\Delta t\\= 0,24.880.\left( {100 - 24} \right)\\ + 1,75.4200.\left( {100 - 24} \right)}\\{\,\,\,\,\, = 16051,2 + 558600 = 574651,2{\rm{ }}J}\) b) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {\rm{ }}{Q_{thu}}\) \(\Leftrightarrow {m_t}.{c_t}.\left( {{t_0} - {t_{cb}}} \right)\) \(= {m_{th}}.{c_{th}}.\left( {{t_{cb}}-{t_1}} \right)\) Thay số ta có: \(\begin{array}{l}0,1.380.(120 - {t_{cb}}) = 0,5.4200.({t_{cb}} - 25)\\ \Leftrightarrow 4560 - 38{t_{cb}} = 2100{t_{cb}} - 52500\\ \Leftrightarrow 2138{t_{cb}} = 57060 \Leftrightarrow {t_{cb}} = 26,{7^0}C\end{array}\) Câu 2: Phương pháp: Các chất được tạo thành từ các phân tử, nguyên tử, giữa chúng có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì chúng chuyển động càng nhanh. Cách giải: Các chất được tạo thành từ các phân tử, nguyên tử, giữa chúng có khoảng cách và chúng chuyển động không ngừng. Nhiệt độ càng cao thì chúng chuyển động càng nhanh. Khi thả đường vào nước, do giữa các phân tử cấu tạo nên nước và đường có khoảng cách, và chúng chuyển động không ngừng nên các phân tử đường có thể len lỏi vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước len lỏi vào giữa các phân tử đường. Đường tan vào nước , làm cho nước có vị ngọt... Nguồn: sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|