Đề số 3 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7 Đề bài Câu 1: (5 điểm) Sưu tầm năm câu tục ngữ sử dụng cách nói rút gọn. Câu 2: (2 điểm) Nêu nguyên tắc sứ dụng câu rút gọn. Câu 3: (3 điểm) Đọc đoạn văn sau, nhận diện câu rút gọn. Việc sử dụng câu rút gọn như vậy có ảnh hưởng gì đến nội dung, ý nghĩa của văn bản không? - Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không? Lính đâu? Sao bay dám đế cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gi nừa à? - Dạ bẩm... - Đuổi cô nó ra! Ngài quay mặt vào, lại hói thầy đề: - Thầy bốc quán gi thế? - Dạ, bẩm. Con chưa bòc. - Thì bốc đi chứ! Thầy đề tay run cầm cập, thò vào đĩa nọc, rút ra một con bài, lật ngửa, xưứng rằng. - Chi chi! Quan lớn vỗ tay xuống sập, kêu to: - Đây rồi!... Thế chứ lại! Rồi ngồi vội vàng xoè bài, miệng vừa cười vừa nói: - Ừ! Thông tôm, chi chi nảy!.... Điếu, mày! (Phạm Duy Tốn) Lời giải chi tiết Câu 1: Sưu tầm năm câu tục ngữ sử dụng cách nói rút gọn. 1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. 2. Làm khi lành đế dành khi đau. 3. Chết trong còn hơn sống đục. 4. Thương người như thế thương thân. 5. Đói cho sạch, rách cho thơm. Câu 2: Khi sử dụng câu rút gọn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Không làm cho người đọc hoặc người nghe hiêu sai, hoặc hiểu không đầy đủ nội đung câu nói so với câu khi chưa rút gọn. - Không biến câu vãn thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. - Có thể rút gọn bầt kì thành phần nào của câu, nhưng khi dựa vào hoàn cảnh cụ thế, người dọc, người nghe vẫn khôi phục lại thành phần bị rút gọn một cách đầy đu và chính xác. Câu 3 Các câu văn sử dụng hình thức rút gọn - Có biết không? - Khổng còn phép tắc gì nữa à? - Đuổi cổ nó ra! - Thì bốc đi chứ ! - Chi chi. - Đây rồi!... Thế chứ lại ! - Điếu, mày! * Việc sử dụng nhiều câu rút gọn trong đối thoại như vậy vẫn không làm thay đối nội dung, ý nghĩa của toàn đoạn vì nó đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc của câu rút gọn. Nguồn: Sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|