Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 10- Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 10 Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào được tiếp nhận và nâng cao thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam? A. Phật giáo. B. Nho giáo. C. Đạo giáo. D. Hinđu giáo. Câu 2: Sự sụp đổ của nhà Lê sơ và sự thành lập nhà Mạc được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Năm 1527, Mạc Đăng Dung được vua Lê nhường ngôi. B. Năm 1527, Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung được nhân dân suy tôn lên làm vua. C. Năm 1527, thế lực phong kiến nhà Mạc hợp quân tiến đánh nhà Lê sơ, giành được chính quyền. D. Năm 1527, nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, Mạc Đăng Dung đã bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập ra nhà Mạc. Câu 3: Khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” được nêu trong A. bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp. B. “ Tinh thần luật pháp” của Mông-te-xki-ơ. C. Hiến pháp năm 1791 của Pháp. D. Hiến pháp năm 1793 của Pháp. Câu 4: Ngoại thương ở nước ta hưng thịnh trong các thế kỉ XVI- XVII vì A. nhà nước cho xây dựng nhiều hải cảng mới. B. nhiều thợ thủ công lập xưởng để sản xuất và buôn bán. C. nền sản xuất trong nước rất phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển của ngoại thương. D. chủ trương mở cửa giao lưu buôn bán với nước ngoài của các chính quyền Trịnh- Nguyễn. Câu 5: Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào? A. Nhà Tiền Lê. B. Nhà Lí. C. Nhà Trần. D. Nhà Hồ. Câu 6: Trận chiến quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là A. Bạch Đằng. B. Chi Lăng - Xương Giang. C. Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Ngọc Hồi - Đống Đa. Câu 7: Thành phần chủ yếu của quốc hội Anh là A. tư sản và quý tộc mới. B. tư sản và quý tộc phong kiến. C. tư sản vừa và nhỏ. D. quý tộc phong kiến. Câu 8: Ý không phản ánh đúng sự phát triển của Phật giáo ở nước ta thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần là A. chùa chiền được xây dựng khắp nơi. B. nhiều nhà sư đã tham gia tích cực vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và rất được coi trọng. C. một số vị vua thời Lí, Trần đã tìm đến với Phật giáo. D. một số cao tăng Phật giáo Việt Nam đã đến tận Ấn Độ để tu nghiệp giáo lí đạo Phật. Câu 9: Sau cách mạng tư sản, thể chế chính trị mới được thiết lập ở Anh là A. quân chủ lập hiến. B. dân chủ đại nghị. C. nền cộng hòa. D. độc tài quân sự. Câu 10: Kết cục của chiến tranh Trịnh - Nguyễn là A. thế lực phong kiến họ Nguyễn giành và giữ chính quyền trong cả nước. B. thế lực phong kiến họ Trịnh giành và giữ chính quyền trong cả nước. C. chia lãnh thổ nước Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. D. đất nước thống nhất dưới quyền cai trị của vua Lê. Câu 11: Văn bản công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là A. hiệp ước Pa-ri. B. hòa ước Véc-xai. C. Hiến pháp năm 1787. D. bản Tuyên ngôn Độc lập. Câu 12: Địa danh nào không phải là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVI- XVIII? A. Thăng Long. B. Phố Hiến. C. Vân Đồn. D. Thanh Hà. Câu 13: Trận thắng có ý nghĩa quyết định buộc thực dân Anh phải đầu hàng Bắc Mĩ là ở A. Phi-la-đen-phi-a. B. Bô-xtơn. C. I-oóc-tao. D. Xa-ra-tô-ga. Câu 14: Đặc điểm nổi bật về tình hình xã hội Pháp trước cách mạng năm 1789 là A. phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. B. phân chia thành ba giai cấp: tư sản, công nhân và nông dân. C. phân chia thành ba giai cấp: địa chủ, tư sản và nông dân. D. phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, tư sản và Đẳng cấp thứ ba. Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn? A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc. B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. C. Phong trào nông dân bị đàn áp. D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái. Câu 16: Loại máy giữ vai trò quan trọng, có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất ở Anh thời kì cách mạng công nghiệp là A. máy kéo sợi. B. máy hơi nước. C. máy dệt. D. máy kéo. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Hãy đánh giá công lao của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Câu 2: Nêu tình hình kinh tế- xã hội Pháp trước cách mạng năm 1789. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 101. Cách giải: Từ thế kỉ X đến XV, Nho giáo dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là tư tưởng chi phối giáo dục, thi cử. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 106. Cách giải: Nhận thấy sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới - triều Mạc. Đây là sự kiện đánh dấu sự sụp đổ của nhà Lê sơ và thành lập nhà Mạc. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 154. Cách giải: Cuối tháng 8-1789, Quốc hội lập hiến đã thông qua bản Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền với khẩu hiệu nổi tiếng: “Tự do - bình đẳng - bác ái”. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 113. Cách giải: Trong các thế kỉ XVI - XVII, do sự phát triển của giao lưu buôn bán trên thế giới và do chủ trương mở cửa của các chính quyền Trịnh, Nguyễn nên ngoại thương phát triển nhanh chóng. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 102. Cách giải: Năm 1075 - dưới thời Lý, khoa thi đầu tiên được tổ chức tại kinh thành. Chọn: B Câu 6. Phương pháp: sgk trang 117. Cách giải: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã đánh dấu thắng lợi của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Xiêm. Chọn: C Câu 7. Phương pháp: sgk trang 144. Cách giải: Quốc hội Anh gồm đã số là quý tộc mới và tư sản. Chọn: A Câu 8. Phương pháp: sgk trang 101-102, suy luận. Cách giải: - Các đáp án A, B, C: đều phản ánh đúng sự phát triển của Phật giáo ở nước ta thời Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần. à Loại trừ đáp án D. Chọn: D Câu 9. Phương pháp: sgk trang 145. Cách giải: Sau cách mạng tư sản, tháng 12-1688, Quốc hội đã tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua => chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập. Chọn: A Câu 10. Phương pháp: sgk trang 106. Cách giải: Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kèo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia cắt đắt nước làm hai: Đảng Trong và Đàng Ngoài với hai chính quyền riêng biệt. Chọn: C Câu 11. Phương pháp: sgk trang 149. Cách giải: Tháng 9-1783, hòa ước Véc-xai được kí kết. Theo hòa ước này, Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: sgk trang 114-115. Cách giải: - Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà đều là đô thị của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII. -> Loại trừ đáp án: C Chọn: C Câu 13. Phương pháp: sgk trang 149. Cách giải: Năm 1781, nghĩa quân giành thắng lợi quyết định ở I-oóc-tao -> Toàn bộ lực lượng của quân Anh ở đây phải đầu hàng. Năm sau, chiến tranh kết thúc. Chọn: C Câu 14. Phương pháp: sgk trang 152. Cách giải: Đặc điểm nổi bật về tình hình xã hội Pháp trước cách mạng năm 1789 là xã hội phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Chọn: A Câu 15. Phương pháp: sgk trang 116, suy luận. Cách giải: Phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra khi đất nước vẫn ở trong tình trạng chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. => Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn. Chọn: D Câu 16. Phương pháp: sgk trang 160. Cách giải: Đến đầu thế kỉ XIX, ở Anh, việc sử dung máy hơi nước đã trở nên phổ biến, do vậy tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Chọn: B II. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: - Phong trào Tây Sơn có vai trò to lớn + Năm 1773- 1777, lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. + Năm 1785, đánh tan quân xâm lược Xiêm với chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút. + Năm 1786- 1788, lật đổ chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài, làm chủ đất nước. + Năm 1789, đánh tan quân xâm lược Thanh với chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa. -> Sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu hoàn thành. Câu 2. Phương pháp: sgk trang 151-152. Cách giải: * Tình hình kinh tế: - Nông nghiệp: lạc hậu, phương thức sản xuất thô sơ... - Công thương nghiệp phát triển: Máy móc nhiều, xí nghiệp được mở rộng... - Ngoại thương có bước tiến mới: buôn bán với Châu Âu và phương Đông... * Tình hình xã hội: - Chia thành 3 đẳng cấp: + Đẳng cấp Tăng Lữ và đẳng cấp Quý tộc: chiếm số ít, có nhiều đặc quyền, đặc lợi... + Đẳng cấp thứ ba: tư sản, nông dân và bình dân thành thị. Chiếm số đông, bị lệ thuộc... - Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt. -> Xã hội Pháp khủng hoảng sâu sắc. HocTot.Nam.Name.Vn
|