Đề ôn tập học kì 2 Văn 9 - Đề số 2Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) – Ngữ văn 9 Đề bài Phần I. (4 điểm) Cho đoạn văn Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.” (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Nêu chủ đề của văn bản “Bàn về đọc sách”. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề? 2. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.” tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy? 3. Hãy viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh rất ít đọc sách. Phần II. (6 điểm) Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, nhà thơ Thanh Hải có viết: Mùa xuân người cầm súng (Ngữ văn 9, NXB Giáo dục) 1. Chép tiếp 5 câu thơ sau câu trên để hoàn thành khổ thơ. 2. Từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” trong câu thơ cuối khổ thơ đã chép được không? Vì sao? 3. Viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng phân hợp, trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đoạn có sử dụng câu phủ định, phép nối để liên kết câu. 4. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có văn bản khác nói về những con người “lặng lẽ dâng cho đời”, nêu tên văn bản đó và tác giả. Lời giải chi tiết Phần I
Phương pháp: căn cứ văn bản Bàn về đọc sách Cách giải: - Chủ đề: Bàn về sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách - Đoạn trích đề cập đến khía cạnh: Phương pháp đọc sách
Phương pháp: căn cứ văn bản Bàn về đọc sách Cách giải: - Trong câu văn đó, tác giả sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ: + So sánh: đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, + Ẩn dụ: tuy châu báu – tri thức - Hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích cũng chẳng thu được điều gì có giá trị. Từ đó người đọc nhận thức được không nên đọc sách qua loa.
Phương pháp: phân tích, lý giải, tổng hợp Cách giải: * Giới thiệu vấn đề: học sinh rất ít đọc sách * Bàn luận vấn đề - Vai trò của sách đối với học sinh: + Cung cấp cho ta kho tri thức khổng lồ của nhân loại + Bồi đắp tâm hồn, tình cảm của ta. +… - Thực trạng rất nhiều bạn học sinh không đọc sách. - Nguyên nhân: + Các bạn học sinh bị hấp dẫn bởi các kênh giải trí bằng hình ảnh: phim, nhạc, điện tử + Các bạn học sinh lười đọc sách + Các bạn học sinh học thêm quá nhiều không có thời gian đọc sách - Tác hại: + Không đọc nhiều sách lâu dần sẽ trở thành những người thiếu hiểu biết + Tâm hồn bị mài mòn, … - Khắc phục: sắp xếp thời gian hợp lý để đọc sách; đọc sách phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi * Tổng kết vấn đề Phần II
Phương pháp: căn cứ bài Mùa xuân nho nhỏ Cách giải: “Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…”
Phương pháp: phân tích, lý giải Cách giải: Từ “lao xao” không thể thay thế cho từ “xôn xao” trong câu thơ trên. Từ “la xao” chỉ đơn giản là gợi âm thanh, âm thanh của thiên nhiên hoặc của con người. Còn “xôn xao” khi đặt trong khổ thơ này, không chỉ là âm thanh rộn ràng của cuộc sống nhộn nhịp lao động khẩn trương của đất nước sau thống nhất, mà còn là những xúc cảm mãnh liệt, phấn chấn trước mùa xuân thiên nhiên, trời đất tươi đẹp của con người.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ - Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước: “Mùa xuân … ... xôn xao” + Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước. + Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc. Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước. Hình ảnh “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống. + Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. => Nhận xét: Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt, chỉ khoảng một tháng sau Thanh Hải qua đời nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước.
Phương pháp: căn cứ các văn bản đã học Cách giải: - Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa - Tác giả: Nguyễn Thành Long
|