Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7

Đề bài

Câu 1. Trình bày sự phát triển của văn học và nghệ thuật ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX? Vì sao văn học thời kì này lại phát triển đến đỉnh cao?

Câu 2. Nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ phong trào Tây Sơn. Vì sao ngay từ đầu, nhân dân hãng hái tham gia phong trào Tây Sơn?

Câu 3. Hãy hoàn thành hai yêu cầu sau:

a) Vì sao dưới triều Nguyễn, suốt hơn nửa thế kỉ lại diễn ra hàng trăm cuộc nổi dậy? Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu dưới triều Nguyễn.

b) Hàng trăm cuộc nổi đậy điễn ra đã nói lên thực trạng xã hội bấy giờ như thế nào? 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 142 - 144, suy luận.

Cách giải:

a) Sự phát triển của văn học và nghệ thuật ở nước ta vào cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:

* Văn học: phát triển phong phú.

- Trên cơ sở ngôn ngữ ngày càng hoàn thiện, nhiều nhà thơ tài năng xuất hiện như: Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Bà Huyện Thanh Qụan, Hồ Xuân Hương,... nổi bật nhất là Nguyễn Du. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du không chỉ phản ánh được thực trạng xã hội đương thời, nỗi đau khổ của người phụ nữ mà còn góp phần quan trọng hoàn thiện thơ Nôm.

- Văn học phản ánh phong phú và sâu sắc cuộc sống xã hội đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

* Nghệ thuật

- Sự phong phú, đa dạng của văn nghệ dân gian tăng lên với nhiều thể loại: ca dao, tục ngữ, truyện cười, dân ca quan họ, trống quân, hát dặm,…

- Điểm nổi bật về nghệ thuật dân gian cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX là tranh dân gian (Đông Hồ), phản ánh cuộc sống đời thường muôn màu muôn vẻ của người dân.

+ Thể hiện những nét đặc sắc, độc đáo trong nghệ thuật.

- Về nghệ thuật kiến trúc:

+ Chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội).

+ Đình làng Đình Bằng (Từ Sơn, Bắc Ninh).

+ Các lăng tẩm, cung điện của vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các ở Văn Miếu (Hà Nội),…

* Văn học thời kì này phát triển đến đỉnh cao do:

- Chế độ phong kiến suy tàn, nhiều khía cạnh xấu được phơi bày.

- Sự vùng lên mạnh mẽ của tầng lớp bị trị đã giúp các nhà văn nhận rõ thực trạng, bản chất xã hội đương thời và phản ánh nó trong tác phẩm của mình.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 120, 121, suy luận.

Cách giải:

* Nguyên nhân bùng nổ phong trào Tây Sơn:

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng là “quốc phó”, khét tiếng tham nhũng.

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa.

* Nhân dân hăng hái tham gia phong trào Tây Sơn ngay từ đầu do:

- Khi ba anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa đã nêu cao khẩu hiệu: “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”, xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

- Những khẩu hiệu và chủ trương của nghĩa quân đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân nhằm lật đổ chế độ phong kiến thối nát đương thời. Do vậy, ngay từ đầu nhân dân đã hăng hái tham gia phong trào Tây Sơn.

Câu 3.

a)

Phương pháp: sgk trang 139 - 142, suy luận.

Cách giải:

* Dưới triều Nguyễn, suốt hơn nửa thế kỉ diễn ra hàng trăm cuộc nổi dậy do:

- Các tầng lớp nhân dân không có (thiếu) ruộng đất để cày cấy sinh sống, người nông dân ở nhiều nơi đã phải bỏ làng đi phiêu tán, kiếm ăn.

- Nhân dân phải đi lao dịch cho triều đình, bị quan lại, địa chủ áp bức, bóc lột nặng nề.

=> Mâu thuẫn giai cấp gay gắt đã làm hùng lên hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân, dân nghèo ớ khắp nơi vào suốt nửa đầu thế ki XIX.

* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

- Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 – 1827).

- Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 – 1835).

- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835).

- Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 – 1856).

b)

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Hàng trăm cuộc nổi dậy đã nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ rối ren, triều đình, quan lại nhà Nguyễn thối nát, bảo thủ, ra sức bóc lột nhân dân. Làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close