Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 6 Đề bài I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng, rắn D. Khí, rắn, lỏng Câu 2: Nước sôi ở nhiệt độ A. 00C B. 1000C C. -100C D. 100C Câu 3: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ? A. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ. B. Khi đun nước có làn khói trắng bay ra từ vòi ấm C. Khi đựng nước trong chai đậy kín thì lượng nước trong chai không bị giảm D. Cả ba trường hợp trên Câu 4: Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dựa trên hiện tượng: A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn D. Dãn nở vì nhiệt của các chất Câu 5: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên? A. Quả bóng bàn nở ra B. Chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên C. Quả bóng bàn co lại D. Quả bóng bàn nhẹ đi Câu 6: Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự nóng chảy: A. Đúc tượng đồng B. Làm muối C. Sương đọng trên lá cây D. Khăn ướt khi phơi ra nắng Câu 7: Máy cơ đơn giản nào sau đây không có tác dụng làm thay đổi hướng của lực kéo? A. Ròng rọc động B. Ròng rọc cố định C. Đòn bẩy D. Mặt phẳng nghiêng Câu 8: Máy cơ đơn giản nào sau đây không lợi về lực: A. Mặt phẳng nghiêng B. Ròng rọc cố định C. Ròng rọc động D. Đòn bẩy Câu 9: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là A. Sự đông đặc B. Sự ngưng tụ C. Sự nóng chảy D. Sự bay hơi Câu 10: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật: A. Tăng B. Không thay đổi C. Giảm D. Thay đổi. Câu 11: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng B. Khối lượng của vật giảm C. Khối lượng riêng của vật tăng D. Khối lượng riêng của vật giảm Câu 12: Vì sao đứng trước biển hay sông hồ, ta cảm thấy mát mẻ? A. Vì trong không khí có nhiều hơi nước B. Vì nước bay hơi làm giảm nhiệt độ xung quanh C. Vì ở biển, sông, hồ bao giờ cũng có gió D. Vì cả ba nguyên nhân trên Câu 13: Nối một công việc ở cột A với một máy cơ đơn giản thích hợp ở cột B
Câu 14: Điền đúng sai trong các câu sau:
II. TỰ LUẬN Câu 1: Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chất rắn. a) Ở nhiệt độ nào chất rắn này bắt đầu nóng chảy? b) Chất rắn này là chất gì? c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần thời gian bao nhiêu? d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này là bao nhiêu phút? e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở thể nào? f) Phút thứ 10, chất rắn ở thể gì? Câu 2: Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? Lời giải chi tiết I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phương pháp: Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. Cách giải: Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn và ít hơn chất khí. Chọn C. Câu 2: Phương pháp: Ở áp suất chuẩn, nước sôi ở nhiệt độ 1000C Cách giải: Ở áp suất chuẩn, nước sôi ở nhiệt độ 1000C Chọn B. Câu 3: Phương pháp: Sự ngưng tụ là hiện tượng chuyển thể từ thể khí sang thể lỏng. Cách giải: Sự ngưng tụ là hiện tượng chuyển thể từ thể khí sang thể lỏng. Khi hà hơi vào mặt gương thì thấy mặt gương bị mờ do hơi nước ngưng tụ trên mặt gương. Chọn A. Câu 4: Phương pháp: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng Cách giải: Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng Chọn A. Câu 5: Phương pháp: quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên do chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên. Cách giải: quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên do chất khí trong quả bóng nở ra đẩy chỗ bị bẹp phồng lên. Chọn B. Câu 6: Phương pháp: Sự nóng chảy là hiện tượng chuyển thể từ rắn sang lỏng. Cách giải: Sự nóng chảy là hiện tượng chuyển thể từ rắn sang lỏng. Được ứng dụng trong đúc tượng. Chọn A. Câu 7: Phương pháp: Có 4 loại máy cơ đơn giản: ròng rọc cố định, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng lực kéo, ròng rọc động không làm thay đổi hướng của lực kéo. Cách giải: Có 4 loại máy cơ đơn giản: ròng rọc cố định, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng có tác dụng thay đổi hướng lực kéo, ròng rọc động không làm thay đổi hướng của lực kéo. Chọn A. Câu 8: Phương pháp: Có 4 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động, đòn bẩy cho ta lợi về lực, ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hưởng của lực tác dụng, không cho ta lợi về lực. Cách giải: Có 4 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động, đòn bẩy cho ta lợi về lực, ròng rọc cố định chỉ có tác dụng thay đổi hưởng của lực tác dụng, không cho ta lợi về lực. Chọn B. Câu 9: Phương pháp: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Cách giải: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Chọn C. Câu 10: Phương pháp: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. Cách giải: Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. Chọn B. Câu 11: Phương pháp: Khi nung nóng một vật rắn thì nó dãn nở vì nhiệt, nên thể tích tăng, còn khối lượng không thay đổi. Áp dụng công thức khối lượng riêng \(D = \dfrac{m}{V}\) Cách giải: Khi nung nóng một vật rắn thì nó dãn nở vì nhiệt, nên thể tích tăng, còn khối lượng không thay đổi. Áp dụng công thức khối lượng riêng \(D = \dfrac{m}{V}\) Vậy khi nung nóng khối lượng riêng của vật giảm. Chọn D. Câu 12: Phương pháp: Đứng trước sông, hồ, biển thì trong không khí có nhiều hơi nước, độ âm cao, hơi nước từ mặt hồ, biển, sông bay hơi, làm giảm nhiệt độ xung quanh, và bao giờ ở đó cũng có gió. Nên ta cảm thấy mát mẻ. Cách giải: Đứng trước sông, hồ, biển thì trong không khí có nhiều hơi nước, độ âm cao, hơi nước từ mặt hồ, biển, sông bay hơi, làm giảm nhiệt độ xung quanh, và bao giờ ở đó cũng có gió. Nên ta cảm thấy mát mẻ. Chọn D. Câu 13: Phương pháp: Máy cơ đơn giản gồm: Đòn bẩy, ròng rọc, mặt phẳng nghiêng Đòn bẩy thường dùng trong xà beng để bẩy các vật nặng. Ròng rọc được ứng dụng trong cáp treo, kéo cờ lên cao. Dùng ván nghiêng để đưa xe lên thềm nhà là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng. Cách giải: 1 – A; 2 – C; 3 – B; 4 – B Câu 14: Phương pháp: Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Chất rắn nở ra vì nhiệt ít hơn chất lỏng, chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn chất khí. Các chất rắn và chất lỏng khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí khác nhau thì nở vì nhiệt như nhau. Khe hở trên đường ray là liên quan đến sự nở vì nhiệt của chất rắn. Cách giải: 1- Đúng ; 2 – Sai; 3 – Sai; 4 – Đúng. II. TỰ LUẬN Câu 1: Phương pháp: Nhìn vào đồ thị nhiệt độ theo thời gian ta thấy đây là sự đun nóng 1 chất, diễn ra hiện tượng nóng chảy, trong quá trình nóng chảy, nhiệt độ của vật không thay đổi, sau khi chuyển hoàn toàn thành chất lỏng, tiếp tục đun thì nhiệt độ của vật tăng lên. Vì chất rắn này có nhiệt độ nóng chảy xác định nên ta dựa vào bảng số liệu nhiệt độ nóng chảy để xác định đó là chất gì. Cách giải: a) Ở 800C chất rắn này bắt đầu nóng chảy. b) Chất rắn này là chất băng phiến. c) Để đưa chất rắn từ nhiệt độ 650C tới nhiệt độ nóng chảy cần 4 phút d) Thời gian nóng chảy của chất rắn này 5 phút (từ phút thứ 4 đến phút thứ 9) e) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 9 chất rắn này tồn tại ở cả hai thể rắn và lỏng, vì khi đó đang diễn ra quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng. f) Phút thứ 10, chất rắn ở lỏng vì quá trình nóng chảy đã diễn ra xong. Câu 2: Phương pháp: Các chất nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi Cách giải: Quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên la do khí trong quả bóng bàn nóng lên, nở ra, đẩy chỗ bẹp phồng lên. Nguồn: sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|