Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 - Vật lí 6

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Vật lí 6

Đề bài

Câu 1 (2,0 điểm). Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

a) Băng phiến nóng chảy ở ………… Nhiệt độ này gọi là ………..của băng phiến. Trong quá trình ………… nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì ……………...ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của ………. là 0oC của ……… 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của ………..là 32oF của …….…. 2120F.

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

b)  So sánh sự khác nhau về sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí.

Câu 3. (2,0 điểm)

a) Thế nào gọi là sự nóng chảy? Cho ví dụ?

b) Thế nào gọi là sự đông đặc? Cho ví dụ?

Câu 4. (2,0 điểm)

a) Vì sao phơi áo quần ngoài trời nắng sẽ nhanh khô hơn phơi áo quần trong nhà?

b) Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích nước rồi đậy nút lại ngay thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng nào?

Câu 5. (2,0 điểm) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:

a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b) Hãy mô tả sự thay đổi nhiệt độ và thể của chất đó khi nóng chảy? 

 

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Phương pháp:

a) Băng phiến nóng chảy ở 800C Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C của nước đang sôi 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của  nước đá đang tan là 320F của nước đang sôi 2120F

Cách giải:

a) Băng phiến nóng chảy ở 800C Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong quá trình nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.

b) Đa số các chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó

c) Trong nhiệt giai Xunxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là 00C của nước đang sôi 1000C.

Trong nhiệt giai Farenhai, nhiệt độ của  nước đá đang tan là 320F của nước đang sôi 2120F

Câu 2:

Phương pháp:

a) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

   Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

b) Khác nhau:

    - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    - Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất khí

Cách giải:

a) Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

   Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

b) Khác nhau:

    - Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

    - Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau

    - Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất khí

Câu 3:

Phương pháp:

a) Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.

Ví dụ: Bỏ viên nước đá vào cốc, lúc sau nước đá nóng chảy thành nước

b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: Bỏ cốc nước vào tủ lạnh, đến 00C nước sẻ đông đặc thành nước đá

Cách giải:

a) Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.Ví dụ: Bỏ viên nước đá vào cốc, lúc sau nước đá nóng chảy thành nước

b) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. Ví dụ: Bỏ cốc nước vào tủ lạnh, đến 00C nước sẻ đông đặc thành nước đá.

Câu 4:

Phương pháp:

a) Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, áp suất trên mặt chất lỏng, diện tích mặt thoáng. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi càng lớn.

b) Các chất khi nóng lên thì dãn nở ra, tăng thể tích. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Cách giải:

a) Ngoài trời nắng có nhiệt độ cao.

nên nước trong áo quần bay hơi nhanh hơn trong nhà, do đó áo quần nhanh khô hơn

b) Giải thích đúng nút bình thủy bật ra do không khí lọt vào bình nóng lên nở ra gây ra một lực làm nút bình bật ra

Nêu đúng cách khắc phục: chờ một vài giay sau mới đậy lại.

Câu 5:

Phương pháp:

a) Sử dụng bảng số liệu để vẽ đồ thị

b) Từ đồ thị nhận xét

Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -60C đến -30C. Nước đang ở thể rắn 

- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 00C. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 30C đến 90C. Nước đang ở thể lỏng. 

Cách giải:

a) Vẽ đồ thị: 

b)

- Từ phút 0 đến phút thứ 3: Nhiệt độ của nước tăng từ -60C đến -30C. Nước đang ở thể rắn 

- Từ phút 6 đến phút thứ 10: Nhiệt độ của nước ở 00C. Nước đang ở thể rắn và lỏng.

- Từ phút 12 đến phút thứ 16: Nhiệt độ của nước tăng từ 30C đến 90C. Nước đang ở thể lỏng.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close