Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 8

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 8

Đề bài

Câu 1. Trong các tuyến sau, tuyến nào là tuyến nội tiết:

A. Tuyến nhờn                     B. Tuyến ức

C. Tuyến mồ hôi                   D. Cả B và C

Câu 2. Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng những chất nào ?

A. Muối khoáng                    B. Nước

C. Vitamin                             D. Cả B, C

Câu 3. Đâu không phải là thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu ?

A. Uống đủ nước

B. Không ăn quá nhiều protein

C. Khi muốn đi tiểu thì nên đi ngay

D. Ăn mặn

Câu 4. Trung ương của hệ thần kinh:

A. Não, dây thần kinh

B. Dây thần kinh, hạch thần kinh

C. Não, tủy sống

D. Não, tủy sống, dây thần kinh

Câu 5. Tuyến nội tiết nào giữ vai trò chỉ đạo hoạt động các tuyến nội tiết khác?

A. Tuyến yên                    B. Tuyến tụy

C. Tuyến trên thận            D. Tuyến giáp

Câu 6. Khi trong cơ thể thiếu hoocmôn insulin, sẽ bị bệnh nào ?

A. Rối loạn tiết hoocmôn

B. Đái tháo đường

C. Bướu cổ

D. Béo phì

Câu 7. Cấu tạo của tủy sống gồm?

A. Chất xám 

B. Chất trắng

C. Các sợi trục nơron có bao mielin

D. Cả A và B

Câu 8. Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại sẽ:

A. Hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh.

B. Hạn chế khả năng tạo sỏi

C. Tránh cho thận làm việc quá nhiều

D. Hạn chế tác hại của các chất độc hại

Câu 9. Điều khiển hoạt động của cơ vẫn là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

C. Thân nơron

D. Sợi trục

Câu 10. Điều khiển hoạt động của các nội quan là do:

A. Hệ thần kinh vận động

B. Hệ thần kinh sinh dưỡng

C. Thân nơron

D. Sợi trục

Câu 11. Chức năng của hệ thần kinh vận động là:

A. Điều khiển hoạt động của cơ tim

B. Điều khiển hoạt động của cơ trơn

C. Điều khiển hoạt động của hệ cơ xương

D. Điều khiển hoạt động của cơ quan sinh sản

Câu 12. Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết như thế nào?

A. Giảm đi một nửa

B. Bình thường

C. Bài tiết bổ sung cho da

D. Bài tiết gấp đôi.

Câu 13. Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra như thế nào?

Câu 14. Phân biệt phản xạ có điều kiện với phản xạ không điều kiện. Cho ví dụ. Ý nghĩa của việc hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người là gì

Câu 15. Trình bày khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục tật cận thị ở mắt.

Câu 16. Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt có tranh lấy tro để ăn.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1B

2A

3D

4C

5A

6B

7D

8D

9A

10B

11C

12B

Câu 1 

Tuyến nội tiết tiết ra hormone đổ vào máu, không có ống dẫn.

Tuyến ức là tuyến nội tiết.

Tuyên nhờn và tuyến mồ hôi là tuyến ngoại tiết.

Chọn B

Câu 2 

Người bị sỏi thận cần hạn chế sử dụng muối khoáng vì có thể làm bệnh nghiêm trọng hơn (sỏi thận là do các chất hữu cơ và vô cơ trong nước tiểu như axit uric, photphat, oxalat… bị kết tinh).

Chọn A

Câu 3 

Ăn mặn gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

Chọn D

Câu 4 

Trung ương của hệ thần kinh là não và tủy sống.

Chọn C

Câu 5 

Tuyến yên giữ vai trò chỉ đạo hoạt động các tuyến nội tiết khác.

Chọn A

Câu 6 

Khi trong cơ thể thiếu hoocmôn insulin, sẽ bị bệnh tiểu đường. Vì insulin có vai trò điều hòa giảm nồng độ đường trong máu.

Chọn B

Câu 7 

Tủy sống gồm chất xám ở giữa và chất trắng bao quanh chất xám.

Chọn D

Câu 8 

Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại sẽ hạn chế tác hại của các chất độc hại.

Chọn D

Câu 9 

Điều khiển hoạt động của cơ vẫn là do hệ thần kinh vận động

(SGK Sinh 8 trang 138)

Chọn A

Câu 10 

Điều khiển hoạt động của các nội quan là do hệ thần kinh sinh dưỡng.

Chọn B

Câu 11 

Chức năng của hệ thần kinh vận động là điều khiển hoạt động của hệ cơ xương (hoạt động có ý thức)

Chọn C

Câu 12

Nếu một người nào đó bị tai nạn hư mất 1 quả thận thì cơ thể bài tiết vẫn bình thường nhưng quả thận còn lại sẽ phải hoạt động nhiều hơn.

Chọn B

Câu 13

- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận.

- Sự hình thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

1. Qúa trình lọc máu: Diễn ra ở cầu thận, nhờ sự chênh lệch áp suất, tạo thành nước tiểu đầu (không chứa các tế bào máu và protein có kích thước lớn, vì các lỗ trên vách mao mạch có đường kính 30 – 40 Å)

2. Qúa trình hấp thụ lại các chất diễn ra ở ống thận, hấp thụ các chất trong nước tiểu đầu vào máu (các chất dinh dưỡng, nước, ion cần thiết) và có sử dụng ATP.

3. Qúa trình bài tiết tiếp: Diễn ra ở ống thận, có sử dụng ATP, thải các chất cặn bã: axit uric, creatin, chất thuốc, ion thừa: K+; H+…

Câu 14 

Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ không điều kiện

Tính chất của phản xạ có điều kiện

1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện

1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần).

2. Bẩm sinh.

2. Hình thành trong đời sống (qua học tập, rèn luyện).

3. Bền vững.

3. Dễ mất khi không củng cố.

4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại.

4. Có tính chất cá thể, không di truyền.

5. Số lượng hạn chế.

5. Số lượng không hạn định

6. Cung phản xạ đơn giản.

6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ

7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống.

7, Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não

VD: Trời nóng, da đổ mồ hôi, chạm vào vật nóng tay rụt lại

VD: Nghe thấy người khác gọi tên, ta nhìn ra hướng có âm thanh, thấy đèn đỏ thì dừng lại…

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:

- Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

- Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

Câu 15

Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

Nguyên nhân: do cầu mắt dài bẩm sinh hoặc không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thể thủy tinh luôn bị phồng, lâu dần mất khả năng dãn.

Cách khắc phục: Muốn nhìn rõ những vật ở xa phải đeo kính mặt lõm (kính phân kì – kính cận).

Câu 16 

Trong trò của cỏ tranh có một số muối khoáng và chủ yếu là muối kali (tuy không nhiều). Việc ăn tro có tranh của đồng bào các dân tộc Việt Nam và Tây Nguyên trong thời kỳ Pháp thuộc chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế hoàn toàn muối ăn hàng ngày.

Nguồn: sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close