Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 7- Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7

Đề bài

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ý nào không phải nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của phong trào nông dân Tây Sơn?

A. Chế độ phong kiến Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong khủng hoảng sâu sắc.

B. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

C. Phong trào nông dân bị đàn áp.

D. Đất nước được thống nhất nhưng chính quyền mới lại suy thoái.

Câu 2. Nguyên nhân để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là

A. Quân Nguyễn nhiều lần quấy nhiều vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc gia Xiêm.

B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn.

C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn.

D. Quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm.

Câu 3. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm là

A. Trận Bạch Đằng.

B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

C. Trận Chi Lăng – Xương Giang.

D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 4. Sau khi làm chủ hầu hết các vùng Đàng Trong, lịch sử đặt ra cho phong trào Tây Sơn nhiệm vụ gì?

A. Tiến quân ra Bắc hội quân với vua Lê để đánh đổ chúa Trịnh.

B. Tiến quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh.

C. Tiến quân ra Bắc đánh đổ chính quyền Lê – Trịnh, thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước.  

D. Tiêu diệt chúa Trịnh lập nên triều đại mới.

Câu 5. Trong những năm 1786 – 1788, với việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng góp của phong trào Tây Sơn là gì?

A. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

B. Hoàn thành việc thống nhất đất nước.

C. Thiết lập vương triều Tây Sơn.

D. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc.

Câu 6. Kẻ “rước quân Thanh về giày xéo đất nước” là

A. Nguyễn Ánh             B. Lê Chiêu Thống

C. Tôn Sĩ Nghị       D. Nguyễn Hữu Chỉnh.

Câu 7. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

A. Sông Như Nguyệt.

B. Chi Lăng – Xương Giang.

C. Ngọc Hồi – Đống Đa.

D. Sông Bạch Đằng.

Câu 8. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo đối với

A. Phật giáo.                   B. Kito giáo.

C. Hồi giáo.                     D. Đạo giáo.

Câu 9. Vị vua nào dưới triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách hành chính?

A. Gia Long.                   B. Minh Mạng.

C. Thiệu Trị.                  D. Tự Đức.

Câu 10. Nguyên nhân căn bản làm cho chính sách quân điền của nhà Nguyễn không còn nhiều tác dụng?

A. Do nhân dân không ủng hộ.

B. Do việc chia ruộng đất không công bằng.

C. Do ruộng đất công còn quá ít.

D. Do sự chống đối của quan lại địa phương.

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lich sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 2. Nhà Nguyễn làm gì để lập lại chế độ phong kiến tập quyền? Em có nhận xét gì về việc chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ của vua Minh Mạng năm 1831 - 1832?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

C

B

C

A

B

C

B

B

C

Câu 1.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Phong trào Tây Sơn diễn ra khi đất nước chưa được thống nhất, vẫn bị chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngoài.

Chọn: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 124.

Cách giải:

Sau nhiều lần thất bại, Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm. Vì thế cuối tháng 7-1784, quân Xiêm kéo vào Gia Định.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tân âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 125, 126, suy luận.

Cách giải:

Sau khi giải phóng toàn bộ vùng đất Đàng Trong, Nguyễn Huệ đã quyết định tiến thẳng ra Đàng Ngoài. Ông nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, từ đây thực hiện sứ mệnh thống nhất đất nước.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 126, suy luận.

Cách giải:

Cùng với việc tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, việc quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã phá bỏ danh giới sông Gianh, Lũy Thầy, tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân (bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước). 

Chọn: A

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 127, suy luận.

Cách giải:

Lê Chiêu Thống thế cùng lực kiệt, sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh là Càn Long muốn nhân cơ hội này để thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ về phía Nam => Cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta.

=> Lê Chiêu Thống là kẻ “rước quân Thanh về giàu xéo đất nước”.

Chọn: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 130, suy luận.

Cách giải:

Chiến thắng ở trận Ngọc Hồi - Đống Đa đã đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc.

Chọn: C

Câu 8.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo đối với đạo Kito giáo vì lo sợ trước âm mưu xâm lược của thực dân phương Tây.

Chọn: B

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 134.

Cách giải:

Vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính vào năm 1831 - 1832.

Chọn: B

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 137, suy luận.

Cách giải:

Nhà Nguyễn đặt lại chế độ quân điền. Nhưng di phần lớn ruộng đất đã tập trung vào tay địa chủ. Do vậy chế độ quân điền không còn tác dụng phát triển nông nghiệp và ổn định đời sống nông dân.

Chọn: C

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 93, suy luận.

Cách giải:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

- Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

- Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

* Ý nghĩa lịch sử

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

- Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

* Nguyên nhân quan trọng nhất:

- Đường lối, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 34, suy luận.

Cách giải:

* Để lập lại chế độ phong kiến tập quyền, nhà Nguyễn đã:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn

=> Chế độ quân chủ chuyên chế được lập lại. Vua trực tiếp nắm nợi quyền hành trong nước từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, Một bộ luật mới được ban hành với tên “Hoàng triều luật lệ” (còn gọi là luật Gia Long).

- Năm 1831-1832 chia cả nước thành 30 tinh và một phủ Thừa Thiên.

- Quân đội:

+ Gồm nhiều binh chủng.

+ Được xây dựng với một hệ thống thành lũy vững chắc ờ các tỉnh.

- Về đối ngoại:

+ Thần phục nhà Thanh.

+ Khước từ nọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.

* Nhận xét:

- Hệ thống cơ quan hành chính từ tỉnh - phủ - huyện - tổng - xã được tổ chức chặt chẽ gọn nhẹ chưa từng có.

- Việc chia nước thành 30 tỉnh và 1 phủ của Minh Mạng là cơ sở cho sự chia tách các tỉnh thành của nước ta ngày nay.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close