Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 7- Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 7 Đề bài A. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Câu 1: Thời kì Lê Sơ những đối tượng nào trong xã hội không được phép đi học, đi thi? A. Hoàng tử, công chúa. B. Những kẻ làm nghề ca hát. C. Những người nghèo khổ. D. Địa chủ, nông dân. Câu 2: Ba anh em Tây Sơn khởi nghĩa là do A. Ba anh em Tây Sơn đánh bạc thua chạy trốn vào rừng làm giặc. B. Muốn lưu lại tiếng thơm cho đời sau. C. Căm ghét sự thối nát của chính quyền Nguyễn, nổi dậy đấu tranh vì nhân dân. D. Quân Xiêm, Thanh sang xâm lựợc nước ta. Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm … Ngày mười tám, trận …. Liễu Thăng thất thế A. Chi Lăng. B. Cần Trạm. C. Xương Giang. D. Ninh Kiều. Câu 4: Nền kinh tế nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài có sự khác biệt lớn là do: A. Chúa Trịnh ở đàng ngoài chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang, còn chúa Nguyễn ở đàng Trong thì không. B. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang, còn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài thì không. C. Do Chúa Trịnh và chúa Nguyễn có những đường lối ngoại giao khác nhau với nhà Thanh. D. Ý A, C đúng. B. TỰ LUẬN: (8 điểm) Câu 1. (4 điểm) Bằng kiến thức đã học hãy làm sáng tỏ ý kiến sau: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1418 - 1427), bộ chỉ huy quân sự Lam Sơn đứng đầu là Lê Lợi đã có sự tiếp thu sử dụng những đường lối chiến lược từ cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077), kháng chiến chống Mông Nguyên của nhà Trần (1258 - 1288) đồng thời cũng có những điểm riêng trong đường lối chiến lược chiến thuật của mình. Câu 2. (2 điểm) Từ những kiến thức đã học, em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn. Câu 3. (2 điểm) Trong thời kì xây dựng văn hóa dân tộc khi ban bố Chiếu lập học Quang Trung nói: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của Quang Trung? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT A. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 99. Cách giải: Thời Lê sơ, đa số nhân dân đều được đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 120, 121, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ của phong trào nông dân Tây Sơn là do mâu thuẫn giữa nông dân với chính quyền Đàng Trong. Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Quan lại, cường hào kéo bè kết cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ, đua nhau ăn chơi xa xỉ. => Căm ghét sự thối nát của chính quyền Nguyễn, ba anh em Tây Sơn nổi dậy khởi nghĩa, đấu tranh vì nhân dân. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 91. Cách giải: Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế (Bình Ngô đại cáo) Chọn: A Câu 4. Phương pháp: Sgk trang 110, suy luận. Cách giải: * Nguyên nhân nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triển: - Do chiến tranh giữa các thế lực phong kiến. - Do nhà nước không quan tâm đến thuỷ lợi, đê điều. - Do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công ngày càng nghiêm trọng. - Do nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi. * Nguyên nhân nông nghiệp ở Đang Trong phát triển do: - Diện tích không ngừng mở rộng - khai hoang, lập ấp... - Điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chọn: B B. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: * Sự tiếp thu học hỏi của bộ chỉ huy quân sự Lam Sơn: - Trước thế giặc mạnh rút lui để bảo toàn lực lượng. - Tiến hành chiến tranh du kích làm tiêu hao sinh lực địch. - Đợi giặc suy yếu chớp cơ hội phản công. - Huy động sức mạnh, sự ủng hộ của nhân dân vào cuộc kháng chiến. * Những sáng tạo riêng: - Chủ động giảng hòa với quân Minh để bảo toàn, khôi phục lại lực lượng. - Chủ động chuyển địa bàn hoạt động tạo điều kiện xây dựng phát triển lực lượng. - Phá thành Xương Giang - là nơi Liễu Thăng chọn đề dừng chân chuẩn bị cho kế hoạch đánh lâu dài với quân ta. Câu 2. Phương pháp: sgk trang 131. Cách giải: * Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn: - Phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. - Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ Quốc. Câu 3. Phương pháp: sgk trang 132, suy luận. Cách giải: - Thời kì xây dựng văn hóa dân tộc khi ban bố Chiếu lập học Quang Trung. Ông nói: “Xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu, tìm lẽ trị bình lấy việc tuyển nhân tài làm gốc”. - Chiếu lập học nói lên hoài bão muốn có một nền giáo dục quốc dân phát triển để đào tạo được nhiều nhân tài tri thức để xây dựng đất nước hùng mạnh. Nguồn: Sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|