Đề kiểm tra học kì 2 lịch sử 6- Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 3 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Lịch sử 6 Đề bài A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là A. bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận. B. bị chia nhỏ để dễ cai trị. C. bị bóc lột dã man. D. mở rộng đến mũi Cà Mau. Câu 2. Dưới thời Âu Lạc, cai quản các quận, huyện là A. quan lại người Hán. B. Lạc tướng người Việt. C. quan lại cả người Việt và người Hán. D. Bồ chính người Việt. Câu 3. Cách sắp đặt quan lại cai trị của nhà Hán đối với đất nước ta là để nhằm mục đích A. thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt. B. trực tiếp cai trị xuống tận làng, xã. C. cai trị gián tiếp thông quan bộ máy chính quyền tay sai. D. chia sẻ quyền lực với quan lại người Việt. Câu 4. Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là A. chính sách cai trị của nhà Hán hết sức thâm độc. B. chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Thái thú Tô Định giết chết. C. Tô Định đánh thuế nặng vào hai mặt hàng muối và sắt khiến nhân dân rất bất bình. D. chính sách cai trị thâm độc của nhà Hán và muốn trả thù cho Thi Sách. Câu 5. Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán đã A. xóa bỏ tên châu Giao, sáp nhập vào Quảng Châu. B. đổi tên châu Giao thành Giao Châu. C. giữ nguyên châu Giao. D. giữ nguyên châu Giao và đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức Huyện lệnh. Câu 6. Chính sách thâm độc nhất của các triều đại phong kiến phương Bắc trong việc bóc lột nhân dân ta là A. bắt dân ta đóng thuế ruộng đất bằng thóc. B. độc quyền về muối và sắt, đánh thuế nặng hai mặt hàng này. C. bắt dân ta đi lao dịch. D. bắt dân ta cống nộp các sản vật quý. Câu 7. Nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta nhằm mục đích A. tăng dân số ở Âu Lạc. B. tiếp tục chính sách đồng hóa nhân dân ta. C. đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích. D. để giúp đỡ nhân dân ta học chữ Hán. Câu 8. Mục đích mà chính quyền đô hộ mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta là A. để giúp tất cả nhân dân ta biết chữ. B. giúp con em người Hán ở nước ta biết chữ Hán. C. đào tạo ra tầng lớp quan lại trung thành với người Hán. D. phổ biến chữ viết của người Hán ra khắp nơi, ngoài đất Trung Quốc. Câu 9. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm A. 248 TCN. B. 248. C. 284 TCN. D. 284. Câu 10. Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu chống lại ách đô hộ của A. nhà Hán. B. nhà Nam Hán. C. nhà Ngô. D. nhà Tùy. Câu 11. Đầu thế kỉ VI, triều đại phong kiến phương Bắc xâm lược nước ta là A. nhà Tùy. B. nhà Lương. C. nhà Ngô. D. nhà Hán. Câu 12. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa vào năm A. 524. B. 542. C. 602. D. 620. Câu 13. Nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng, hào kiệt kéo về cùng Lý Bí khởi nghĩa là vì A. họ căm thù chính quyền đô hộ. B. họ muốn được làm quan sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi. C. họ căm thù chính quyền đô hộ và muốn giành lại độc lập cho dân tộc. D. họ muốn có ruộng đất để cày cấy. Câu 14. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế (Lý Nam Đế) vào năm A. 544. B. 554. C. 556. D. 602. Câu 15. Lý Bí đặt tên nước ta là A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Vạn Xuân. D. Đại Cồ Việt. Câu 16. Thế kỉ VII, dưới ách thống trị của nhà Đường, Giao Châu bị đổi thành A. châu Giao. B. An Nam đô hộ phủ. C. Giao Chỉ. C. Cửu Chân. Câu 17. Công trình nghệ thuật đặc sắc của Cham-pa là A. nhà sàn. B. Phật nhà mồ. C. tháp Chăm. D. tượng phù điêu. Câu 18. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành được thắng lợi vào A. năm 917. B. năm 930. C. năm 931. D. năm 938. Câu 19. Ngô Quyền quyết định chọn cửa sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa đánh giặc vì ở đây A. địa thế rừng rậm hiểm trở, thủy triều lên xuống mạnh. B. cửa ngõ giao thông, thuận tiện cho việc đi lại. C. lòng sông sâu hơn chục mét và rộng hàng nghìn mét. D. gần rừng núi nên có nhiều gỗ. Câu 20. Thắng lợi của trận Bạch Đằng có ý nghĩa trọng đại nhất là A. giữ vững nền độc lập tự chủ, mở ra thời đại độc lập lâu dài của dân tộc. B. đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của quân Nam Hán. C. rửa được thù nhà. D. ghi thêm một chiến thắng vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. B. TỰ LUẬN Câu 1. Trận chiến trên sông Bạch Đằng của quân ta chống quân Nam Hán xâm lược năm 938 diễn ra như thế nào? Câu 2. Vì sao lại nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một trận chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? Câu 3. Em hãy đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc? Câu 4. Em rút ra bài học lịch sử gì cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay thông qua các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời kì Bắc thuộc? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 47, suy luận. Cách giải: - Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. => Như vậy, từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, Âu Lạc có sự thay đổi lớn là: bị sáp nhập vào đất của Trung Quốc và trở thành các quận. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Dưới thời Âu Lạc, các Lạc tướng vẫn cai quản các quận, huyện. Chọn: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 47, suy luận. Cách giải: Sau khi chiếm Âu Lạc, nhà Hán sắp đặt quan lại cai trị như sau: Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái Thú coi việc chính trị, Đô úy coi việc quân sự. Những viên quân này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn cai trị dân như cũ. Cách sắp đặt này của người Hán nhằm mục đích thâu tóm quyền lực vào tay người Hán và mua chuộc một số quan lại người Việt. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 48, suy luận. Cách giải: Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bao gồm: - Nguyên nhân sâu xa: + Chế độ cai trị hà khắc của chính quyền nhà Hán ở phương Bắc: Sự áp bức, bóc lột, chèn ép nhân dân cùng với các chính sách đồng hóa người Việt tại Giao Chỉ. + Quan Tô Định bất nhân: Sự tham lam, tàn bạo, tăng phu dịch và thuế khóa của quan Tô Địch đã khiến người dân sống lầm than. Điều này dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nhân dân, các quan viên người Việt với chế độ thống trị của nhà Hán ngày càng gay gắt hơn. - Nguyên nhân trực tiếp: Sự việc gia đình của Trưng Trắc: Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị quan thái thú Tô Định giết để dập tắt ý định chống đối của các thủ lĩnh dân ta nhưng nó lại phản tác dụng làm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 52. Cách giải: Sau khi đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên châu Giao. Chọn: C Câu 6. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: Các triều đại phong kiến phương Bắc khi xâm chiếm nước ta đều thực hiện chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo. Trong đó, chính sách thâm độc nhất là độc quyền về muối và sắt, đánh thuế nặng hai mặt hàng này nhằm: - Hỗ trợ đắc lực cho chính sách ngu dân. - Kìm hãm sự phát triển sản xuất. - Hạn chế các cuộc đấu tranh của nhân dân. Chọn: B Câu 7. Phương pháp: sgk trang 53, suy luận. Cách giải: Nhà Hán tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu, buộc nhân dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo luật pháp và phong tục của người Hán. Những chính sách này để nhằm tiếp tục thực hiện chính sách đồng hóa nhân dân ta. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: sgk trang 55, suy luận. Cách giải: Chính quyền đô hộ Hán mở một số trường dạy chữ Hán ở nước ta nhằm mục đích đào tạo quan lại trung thành với người Hán, cai trị và bóc lột nhân dân ta dễ dàng hơn. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: sgk trang 56. Cách giải: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu diễn ra vào năm 248. Chọn: B Câu 10. Phương pháp: sgk trang 56. Cách giải: Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ chống lại ách thống trị của nhà Ngô. Chọn: C Câu 11. Phương pháp: sgk trang 58. Cách giải: Đầu thế kỉ VI, nhà Lương xâm lược và đô hộ Giao Châu. Chọn: B Câu 12. Phương pháp: sgk trang 58. Cách giải: Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng. Chọn: B Câu 13. Phương pháp: sgk trang 58, suy luận. Cách giải: Nhân dân vào hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì những lí do sau: - Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương làm cho đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. - Lý Bí là người tài giòi, có uy tín trong nhân dân. Từng được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (Nam Nghệ An - Hà Tĩnh). Một thời gian sau vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dậy. - Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo, bắt nhân dân ta nộp hàng trăm thứ thuế. => Nhân dân khắp nơi đều hưởng ứng, hào kiệt kéo về cùng Lý Bí khởi nghĩa là vì họ căm thù chính quyền đô hộ và muốn giành lại độc lập cho dân tộc. Chọn: C Câu 14. Phương pháp: sgk trang 60. Cách giải: Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế. Chọn: A Câu 15. Phương pháp: sgk trang 60. Cách giải: Năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Chọn: C Câu 16. Phương pháp: sgk trang 62. Cách giải: Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc. Nước ta chịu ách thống trị của nhà Đường. Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Chọn: B Câu 17. Phương pháp: sgk trang 68. Cách giải: Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức tượng nổi. Chọn: C Câu 18. Phương pháp: sgk trang 72. Cách giải: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành được thắng lợi vào năm 931. Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Chọn: C Câu 19. Phương pháp: sgk trang 74, suy luận. Cách giải: Sở dĩ Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng làm nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược vì - Do vị trí địa lý của sông Bạch Đằng: Sông Bạch Đằng nằm ở phía Đông Bắc nước ta. Đây là con đường biển ngắn nhất từ phía đông nam trung quốc tiến xuống nước ta. Do đó nhà Nam Hán đã lựa chọn con đường này - Do đặc điểm tự nhiên của sông Bạch Đằng: + Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng vì hai bên bờ là rừng rậm => thuận lợi cho việc đặt phục binh mai phục. + Sông có hải lưu thấp, độ dốc không lớn nên chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Mực nước sông lúc triều lên xuống chênh lệch nhau đến 3m => thuận lợi để xây dựng trận địa cọc ngầm. Chọn: A Câu 20. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - độc lập, tự chủ, lâu dài. Chọn: A B. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: sgk trang 74 - 76. * Diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng của quân ta chống quân Nam Hán xâm lược năm 938: - Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. - Lúc này, nước triều dâng cao, quân ta ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng, quân giặc kéo qua trận địa bãi cọc ngầm mà không biết. - Khi nước triều bắt đầu rút, quân ta rút toàn bộ lực lượng tiến công, quân Nam Hán rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn… - Hoằng Tháo bị giết tại trận. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi. Câu 2. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. * Trận chiến trền sông Bạch Đằng năm 938 là 1 trận chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì: - Đây là cuộc thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. - Sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại 1 thời gian dài nữa nhưng không dám đem quân xâm lược nước ta nữa. - Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn 1 nghìn năm cña phong kiến phương Bắc. - Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc. Câu 3. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. * Đánh giá công lao của Ngô Quyền đối với lịch sử dân tộc: - Huy động được sức mạnh toàn dân. - Tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng. - Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc ngầm để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc. - Ngô Quyền là anh hùng dân tộc. Câu 4. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. * Rút ra bài học lịch sử cho công cuộc bảo vệ đất nước hiện nay: - Nhớ ơn tổ tiên, anh hùng dân tộc. - Ghi nhớ những cuộc đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; đoàn kết toàn dân. - Học tập, học hỏi những tinh hoa văn hoá nhân loại làm phong phú, giàu đẹp văn hoá đất nước mình… Nguồn: Sưu tầm HocTot.Nam.Name.Vn
|