Đề kiểm tra học kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?

 

  • A

    Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa

     

  • B

    Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật

     

  • C

    Tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • D

    Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”

Câu 2 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX  là

 

  • A

    Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây

     

  • B

    Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng

     

     

  • C

    Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh

  • D

    Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận

Câu 3 :

Tại sao để xây dựng Chủ nghĩa xã hội Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?

 

  • A

    Liên Xô là một nước lạc hậu, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhiệm vụ của thời kì mới

     

  • B

    Do tư nhân nắm toàn quyền kinh tế trong thị trường

     

  • C

    Do nhận viện trợ của nước ngoài để cải tạo đất nước, khôi phục kinh tế

     

  • D

    Do không có sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích mà dựa vào các nguồn lợi từ ngoài và tiến hành tự do các cải cách kinh tế

Câu 4 :

Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?

 

  • A

    Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa

     

  • B

    Sử dụng các loại vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

     

  • C

    Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

     

  • D

    Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta

Câu 5 :

Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?

 

  • A

    Đồng minh những người cộng sản.

     

  • B

    Quốc tế thứ nhất.

     

  • C

    Quốc tế thứ hai.

     

  • D

    Quốc tế thứ ba.

Câu 6 :

Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới?

 

  • A

    Do sự chuyển biến sau sắc về kinh tế

     

  • B

    Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị

     

  • C

    Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội            

     

  • D

    Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa

Câu 7 :

Thắng lợi nào đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực?

 

  • A

    Công xã Pari

     

  • B

    Cách mạng Nga 1905-1907

     

  • C

    Cách mạng tháng Hai 1917

     

  • D

    Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Câu 8 :

Sau sự thất bại của ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường nào?

 

  • A

    Quân chủ lập hiến

     

  • B

    Dân chủ tư sản

     

  • C

    Chuyên chính vô sản

     

  • D

    Xô viết công- nông- binh

Câu 9 :

Sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự chuyển biến gì?

 

  • A

    Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống bao trùm thế giới

     

  • B

    Chủ nghĩa tư bản đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế

     

  • C

    Chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

     

  • D

    Cách mạng công nghiệp bắt đầu được tiến hành ở khắp các nước tư bản

Câu 10 :

Đâu không phải là đạo luật nằm trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?

 

  • A

    Đạo luật về ngân hàng

     

  • B

    Đạo luật phục hưng công nghiệp

     

  • C

    Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

     

  • D

    Đạo luật phát triển du lịch - dịch vụ

Câu 11 :

Nhà tư tưởng nào sau đây không phải là đại diện của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

 

  • A

    Xanh-xi-mông

     

  • B

    Phu-ri-ê

     

  • C

    Ô-oen

     

  • D

    Vôn- te

Câu 12 :

Ai là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?

 

  • A

    Lê-nin

     

  • B

    Xta-lin

     

  • C

    Khơ-rút-sốp

     

  • D

    Brê-giơ-nhép

Câu 13 :

Vì sao có thể nói: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?

 

  • A

    Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông

     

  • B

    Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông

     

  • C

    Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc

     

  • D

    Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ

Câu 14 :

Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?

 

  • A

    Quân đội được tổ chức và huân luyện theo kiểu phương Tây.

     

  • B

    Quân sự hóa toàn bộ nền kinh tế- chính trị

     

  • C

    Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.

     

  • D

    Công nghiệp hóa ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.

Câu 15 :

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

 

  • A

    In-đô-nê-xi-a  

     

  • B

    Xiêm

     

  • C

    Mã Lai

     

  • D

    Phi-líp-pin

Câu 16 :

Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

 

  • A

    Nông nghiệp 

  • B

    Công nghiệp

  • C

    Tài chính- ngân hàng 

  • D

    Thương mại- dịch vụ

Câu 17 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc là

  • A

    Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917

  • C

    Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc

  • D

    Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc

Câu 18 :

Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

 

  • A

    Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi

     

  • B

    Nguồn bông không đủ để sản xuất

     

  • C

    Máy móc dệt vải đã lỗi thời

     

  • D

    Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt

Câu 19 :

Liên Xô đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn

     

  • B

    Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất

     

  • C

    Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

     

  • D

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Câu 20 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là

 

  • A

    Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

     

  • B

    Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.

     

  • C

    Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

     

  • D

    Do đàn áp quyết liệt của giai cấp tư sản.

Câu 21 :

Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?

 

  • A

    Xti-phe-xơn.

     

  • B

    Phơn-tơn.

     

  • C

    Đác-uyn.

     

  • D

    Moóc-xơ.

Câu 22 :

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

 

  • A

    Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

     

  • B

    Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

     

  • C

    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

     

  • D

    Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Câu 23 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược

     

  • B

    Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại

     

  • C

    Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội

     

  • D

    Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân

Câu 24 :

Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

 

  • A

    Cuộc cách mạng tư sản không triệt để

     

  • B

    Cuộc cách mạng công nghiệp

     

  • C

    Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • D

    Cuộc cách mạng dân chủ

Câu 25 :

Vì sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

 

  • A

    Đánh bại liên minh phong kiến, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

     

  • B

    Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

     

  • C

    Thông qua những bản tuyên ngôn và hiến pháp tiến bộ nhất thời cận đại

     

  • D

    Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc CMTS

Câu 26 :

Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 là

 

  • A

    Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm

     

  • B

    Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội

     

  • C

    Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động

     

  • D

    Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu

Câu 27 :

Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng

 

  • A

    Dân chủ tư sản kiểu cũ

     

  • B

    Dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • C

    Vô sản

     

  • D

    Giải phóng dân tộc

Câu 28 :

Bản chất của Chính sách kinh tế mới (NEP) mà Liên Xô thực hiện trong những năm 1921-1925 là

 

  • A

    Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

     

  • B

    Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân phát triển

     

  • C

    Xây dựng nền kinh tế thị trường đơn thuần

     

  • D

    Tạo điều kiên cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn kinh tế

Câu 29 :

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học không được hình thành trên cơ sở tư tưởng nào sau đây?

 

  • A

    Trào lưu triết học cổ điển Đức

     

  • B

    Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

     

  • C

    Lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng

     

  • D

    Trào lưu triết học ánh sáng Pháp

Câu 30 :

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

 

  • A

    Xiêm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á

     

  • B

    Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng

     

  • C

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp

     

  • D

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu- Mĩ đã có động thái gì đối với Nhật Bản?

 

  • A

    Xâm chiếm Nhật Bản làm thuộc địa

     

  • B

    Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật

     

  • C

    Tiến hành xâu xé Trung Quốc

     

  • D

    Can thiệp vào Nhật Bản, đòi “mở cửa”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây (Mĩ, Anh, Pháp, …) ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản, đòi mở cửa.

Câu 2 :

Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở đầu thế kỉ XX  là

 

  • A

    Gây chiến tranh với các nước tư bản phương Tây

     

  • B

    Đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng

     

     

  • C

    Đẩy mạnh xâm lược các quốc gia ở xung quanh

  • D

    Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản để thu lợi nhuận

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng như tiến hành cuộc chiến tranh Nga- Nhật, xâm lược Trung Quốc

Câu 3 :

Tại sao để xây dựng Chủ nghĩa xã hội Liên Xô phải thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa?

 

  • A

    Liên Xô là một nước lạc hậu, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhiệm vụ của thời kì mới

     

  • B

    Do tư nhân nắm toàn quyền kinh tế trong thị trường

     

  • C

    Do nhận viện trợ của nước ngoài để cải tạo đất nước, khôi phục kinh tế

     

  • D

    Do không có sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích mà dựa vào các nguồn lợi từ ngoài và tiến hành tự do các cải cách kinh tế

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây, kĩ thuật, thiết bị lệ thuộc vào nước ngoài: nông nghiệp chiếm trên 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không chứng minh cho nhận định: Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại?

 

  • A

    Lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa

     

  • B

    Sử dụng các loại vũ khí hủy diệt, giết người hàng loạt khiến khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

     

  • C

    Thiệt hại về vật chất bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

     

  • D

    Dẫn tới sự ra đời của một trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ianta

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kết quả của chiến tranh thế giới thứ hai để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại do:

- Nó lôi kéo hầu hết các châu lục, các quốc gia trên thế giới vào vòng khói lửa

- Các nước tham chiến đã sử dụng những vũ khí hiện đại có tính hủy diệt khiến cho khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương

- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại

Câu 5 :

Chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản thế giới là tổ chức nào?

 

  • A

    Đồng minh những người cộng sản.

     

  • B

    Quốc tế thứ nhất.

     

  • C

    Quốc tế thứ hai.

     

  • D

    Quốc tế thứ ba.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào sự ra đời các tổ chức của giai cấp vô sản để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Trong thời gian ở Anh, Mác và Ăng-ghen đã liên hệ với một số tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa” và cải tổ thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây chính là chính đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế.

Câu 6 :

Vì sao đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam lại mang màu sắc mới?

 

  • A

    Do sự chuyển biến sau sắc về kinh tế

     

  • B

    Do sự chuyển biến sâu sắc về chính trị

     

  • C

    Do sự chuyển biến sâu sắc về xã hội            

     

  • D

    Do sự chuyển biến sâu sắc về văn hóa

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Vào đầu thế kỉ XX, do những chuyển biến sâu sắc trong xã hội (sự xuất hiện những giai cấp mới, giai cấp cũ bị phân hóa, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt), phong trào giải phóng dân tộc ở Việt nam mang màu sắc mới

Câu 7 :

Thắng lợi nào đã đưa chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực?

 

  • A

    Công xã Pari

     

  • B

    Cách mạng Nga 1905-1907

     

  • C

    Cách mạng tháng Hai 1917

     

  • D

    Cách mạng tháng Mười Nga 1917

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã lật đổ được nền thống trị của tư sản, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ vận mệnh của mình, đánh dấu chủ nghĩa xã hội từ lý thuyết trở thành hiện thực

Câu 8 :

Sau sự thất bại của ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường nào?

 

  • A

    Quân chủ lập hiến

     

  • B

    Dân chủ tư sản

     

  • C

    Chuyên chính vô sản

     

  • D

    Xô viết công- nông- binh

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa dưới ngọn cờ “phò vua cứu nước”, tầng lớp trí thức mới ở nhiều nước Đông Nam Á đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc theo con đường dân chủ tư sản

Câu 9 :

Sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự chuyển biến gì?

 

  • A

    Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống bao trùm thế giới

     

  • B

    Chủ nghĩa tư bản đạt được sự tăng trưởng cao về kinh tế

     

  • C

    Chủ nghĩa tư bản tiến lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc

     

  • D

    Cách mạng công nghiệp bắt đầu được tiến hành ở khắp các nước tư bản

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Sự phát triển kinh tế những năm cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX đã thúc đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền- chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc có những đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất, mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh trầm trọng

Câu 10 :

Đâu không phải là đạo luật nằm trong Chính sách mới của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven?

 

  • A

    Đạo luật về ngân hàng

     

  • B

    Đạo luật phục hưng công nghiệp

     

  • C

    Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp

     

  • D

    Đạo luật phát triển du lịch - dịch vụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Ru-dơ-ven đã đề ra chính sách mới với các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. Trong các đạo luật đó, đạo luật phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất.

=> Đáp án D: Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven không có đạo luật phát triển du lịch – dịch vụ.

Câu 11 :

Nhà tư tưởng nào sau đây không phải là đại diện của chủ nghĩa xã hội không tưởng?

 

  • A

    Xanh-xi-mông

     

  • B

    Phu-ri-ê

     

  • C

    Ô-oen

     

  • D

    Vôn- te

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh- xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh). Họ nêu tư tưởng về xây dựng một xã hội mới, không co chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ mọi phương tiện sản xuất, Tuy nhiên kế hoạch của họ sẽ không thể thực hiện được khi xã hội tư bản không bị xóa bỏ.

Câu 12 :

Ai là người đề xướng Chính sách kinh tế mới (NEP) được thực hiện ở nước Nga Xô Viết trong những năm 1921-1925?

 

  • A

    Lê-nin

     

  • B

    Xta-lin

     

  • C

    Khơ-rút-sốp

     

  • D

    Brê-giơ-nhép

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng đã được Đảng Bôn-sê-vích thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ X nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế.

Câu 13 :

Vì sao có thể nói: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?

 

  • A

    Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông

     

  • B

    Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông

     

  • C

    Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa khi tiến lên chủ nghĩa đế quốc

     

  • D

    Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thi trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ => Xâm lược thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thu hàng hóa cho chính quốc là hành động tất yếu.

Câu 14 :

Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?

 

  • A

    Quân đội được tổ chức và huân luyện theo kiểu phương Tây.

     

  • B

    Quân sự hóa toàn bộ nền kinh tế- chính trị

     

  • C

    Thực hiện chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.

     

  • D

    Công nghiệp hóa ngành đóng tàu, sản xuất vũ khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Về quân sự, Thiên hoàng Minh Trị tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng, ….

=> Loại trừ đáp án: B

Câu 15 :

Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối?

 

  • A

    In-đô-nê-xi-a  

     

  • B

    Xiêm

     

  • C

    Mã Lai

     

  • D

    Phi-líp-pin

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á để trả lời

Lời giải chi tiết :

Đến cuối thế kỉ XIX, chỉ có Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á vẫn giữ được nền độc lập tương đối

Câu 16 :

Cuộc khủng hoàng kinh tế ở nước Mĩ (1929-1933) bắt đầu từ lĩnh vực nào?

 

  • A

    Nông nghiệp 

  • B

    Công nghiệp

  • C

    Tài chính- ngân hàng 

  • D

    Thương mại- dịch vụ

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ở nước Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Ngày 29-10-1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong lịch sử thị trường chứng khoán Niu Oóc. Giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%.

Câu 17 :

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc là

  • A

    Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc

  • B

    Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917

  • C

    Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc

  • D

    Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã kí Hiệp ước Vécxai - Oasinhton, trong đó có điều khoản chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) từ tay Đức sang cho Nhật.

=> Ngày 4-5-1919, nhằm phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc, phong trào Ngũ Tứ bùng nổ.

Câu 18 :

Vấn đề ngành dệt nước Anh gặp phải trước khi máy kéo sợi Gien-ni ra đời là gì?

 

  • A

    Sự mất cân đối giữa khâu dệt vải và kéo sợi

     

  • B

    Nguồn bông không đủ để sản xuất

     

  • C

    Máy móc dệt vải đã lỗi thời

     

  • D

    Hàng dệt của Anh bị cạnh tranh quyết liệt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình nước Anh trước cách mạng công nghiệp để trả lời

Lời giải chi tiết :

Trong khi hàng dệt của Anh bán chạy khắp châu Âu thì giữa khâu kéo sợi và dệt vải có sự mất cân đối- cứ 10 người kéo sợi mới đủ cho một thợ dệt. Do đó cần phải chế tạo ra các máy móc để khắc phục tình trạng “đói sợi”

Câu 19 :

Liên Xô đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn

     

  • B

    Nước Nga Xô viết đã hoàn thành cải cách ruộng đất

     

  • C

    Nước Nga bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế

     

  • D

    Nước Nga Xô viết bước vào thời kì ổn định về kinh tế, chính trị

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. Trong bối cảnh đó, tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP).

Câu 20 :

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX là

 

  • A

    Do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

     

  • B

    Do tinh thần đấu tranh chưa kiên định, dễ thỏa hiệp, mua chuộc.

     

  • C

    Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo.

     

  • D

    Do đàn áp quyết liệt của giai cấp tư sản.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các cuộc đấu tranh của công nhân trong giai đoạn này đều thất bại là do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng.

Câu 21 :

Nhà khoa học nào sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và dấu chấm vào giữa thế kỉ XIX?

 

  • A

    Xti-phe-xơn.

     

  • B

    Phơn-tơn.

     

  • C

    Đác-uyn.

     

  • D

    Moóc-xơ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, một người Mĩ là Moóc – xơ sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.

Câu 22 :

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là

 

  • A

    Quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc

     

  • B

    Quá trình hình thành của hai giai cấp tư sản và công nhân

     

  • C

    Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu

     

  • D

    Quá trình hình thành nền tảng kinh tế chính của xã hội tư bản: công nghiệp và thương nghiệp

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là quá trình chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc. Sức lạo động của con người dần được thay thế bằng sức lao động của máy móc.

Câu 23 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

 

  • A

    Nổ ra ngay khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược

     

  • B

    Diễn ra liên tục, quyết liệt nhưng đều thất bại

     

  • C

    Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội

     

  • D

    Một số nước đã đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược chủ nghĩa thực dân

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX để nhận xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực Đông Nam Á đã nổ ra ngay sau khi thực dân phương Tây xâm lược một cách mạnh mẽ, liên tục với một tinh thần anh dũng và lực lượng quần chúng nhân dân (chủ yếu là công nhân và nông dân) tham gia đông đảo.

- Các phong trào đều thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.

=> Loại trừ đáp án: D

Câu 24 :

Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là

 

  • A

    Cuộc cách mạng tư sản không triệt để

     

  • B

    Cuộc cách mạng công nghiệp

     

  • C

    Cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • D

    Cuộc cách mạng dân chủ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung cuộc Duy tân Minh Trị để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt. Cụ thể

- Nó đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng tư sản là xóa bỏ những rào cản phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

- Tuy nhiên chế độ phong kiến vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn (quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng; chế độ sở hữu phong kiến vấn dược duy trì)

Câu 25 :

Vì sao cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại?

 

  • A

    Đánh bại liên minh phong kiến, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

     

  • B

    Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

     

  • C

    Thông qua những bản tuyên ngôn và hiến pháp tiến bộ nhất thời cận đại

     

  • D

    Thực hiện triệt để các nhiệm vụ của một cuộc CMTS

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thành quả của cách mạng tư sản Pháp để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản:

- Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thống nhất thị trường dân tộc, thiết lập nền cộng hòa

- Đánh thắng cuộc can thiệp của liên minh phong kiến châu Âu vào nước Pháp, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng

- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền, hiến pháp 1791 và 1793 xác định những quyền và lợi ích cơ bản của con người

- Tấn công vào thành trì cuối cùng của chế độ phong kiến là kinh tế, giải quyết vấn đề ruộng đất theo hướng dân chủ để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh ở Pháp giai đoạn sau

Câu 26 :

Bản chất của chính sách mới do Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện trong những năm 1932-1939 là

 

  • A

    Hạn chế vai trò của ngân hàng, thay vào đó là các ngành công nghiệp trọng điểm

     

  • B

    Sự can thiệp tích cực của nhà nước vào các vấn đề kinh tế- xã hội

     

  • C

    Sự nhượng bộ của giai cấp tư sản đối với người lao động

     

  • D

    Khôi phục lại sự cân đối giữa cung và cầu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của Chính sách mới để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Bản chất của chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra và thực hiện ở nước Mĩ trong những năm 1932-1939 là tăng cường sự can thiệp tích cực của nhà nước vào nền kinh tế, dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề kinh tế chính trị, xã hội

Câu 27 :

Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng

 

  • A

    Dân chủ tư sản kiểu cũ

     

  • B

    Dân chủ tư sản kiểu mới

     

  • C

    Vô sản

     

  • D

    Giải phóng dân tộc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của cách mạng tháng Mười đối với nước Nga để nhận xét

Lời giải chi tiết :

Đối với nước Nga, cách mạng tháng Mười Nga 1917 là một cuộc cách mạng vô sản vì nó đã lật đổ nền thống trị của phong kiến, tư sản, đưa nhân dân lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình

Câu 28 :

Bản chất của Chính sách kinh tế mới (NEP) mà Liên Xô thực hiện trong những năm 1921-1925 là

 

  • A

    Chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước

     

  • B

    Thả nổi nền kinh tế cho tư nhân phát triển

     

  • C

    Xây dựng nền kinh tế thị trường đơn thuần

     

  • D

    Tạo điều kiên cho các tập đoàn tư bản lũng đoạn kinh tế

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung của Chính sách kinh tế mới để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Bản chất của chính sách kinh tế mới (NEP) là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế tập trung mà nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự kiểm soát, điều tiết của nhà nước ở các vị trị then chốt.

Câu 29 :

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học không được hình thành trên cơ sở tư tưởng nào sau đây?

 

  • A

    Trào lưu triết học cổ điển Đức

     

  • B

    Học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

     

  • C

    Lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng

     

  • D

    Trào lưu triết học ánh sáng Pháp

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Liên hệ hiểu biết thực tế để trả lời

Lời giải chi tiết :

Nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học là trào lưu triết học cổ điển Đức, học thuyết kinh tế chính trị học cổ điển Anh và lý luận về chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Câu 30 :

Tại sao ở cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Xiêm được coi là nước đệm giữa hai thế lực đế quốc Anh và Pháp?

 

  • A

    Xiêm nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh và Pháp ở Đông Nam Á

     

  • B

    Anh và Pháp thỏa thuận không biến Xiêm thành thuộc địa riêng

     

  • C

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Đông Dương của Pháp

     

  • D

    Xiêm có biên giới giáp thuộc địa Mã Lai và Miến Điện của Anh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào vị trí địa lý của Xiêm để liên hệ trả lời. 

Lời giải chi tiết :

Xiêm là nước nằm ở vị trí tiếp giáp giữa khu vực thuộc địa của Anh (Miến Điện) và Pháp (Đông Nam Á) ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, Anh, Pháp là 2 nước đối đầu ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi...Anh và Pháp không muốn có sự va chạm ở Xiêm. Sự mâu thuẫn của 2 quốc gia này trong vấn đề Xiêm đã buộc Pháp đi đến một đề nghị hòa giải để đảm bảo quyền lợi. Như vậy Xiêm biến thành "vùng đệm" của Anh và Pháp. Chính phủ Anh tán thành đề nghị của Pháp. Nước Xiêm có cơ may thoát khỏi cuộc xâm lược trực tiếp của chủ nghĩa thực dân

close