Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 45 phút học kì 1 lịch sử 7 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Trong hệ tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc, quan điểm về "Tam cương" và "Ngũ thường" là gì? Các nhân vật gắn liền với sự phát triển của Nho giáo là ai?

Câu 2. Lập bảng tóm tắt những thành tựu về văn hoá của Trung Quốc và Ấn Độ thời phong kiến (tôn giáo, văn học, nghệ thuật)?

Câu 3. Văn hóa Ấn Độ đã có ảnh hưởng như thế nào đến người Khơ-me ở Việt Nam?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 14, suy luận.

Cách giải:

- Quan điểm của Nho giáo về quan hệ "Tam cương" là quan hệ giữa vua – tôi, chồng - vợ, cha - con.

- Quan hệ "Ngũ thường" nói về nhân – lễ - nghĩa - trí - tín.

- Khổng Tử muốn lập kỉ cương xã hội thông qua các mối quan hệ trên.

- Các nhân vật gắn với sự phát triển của Nho giáo là: Khổng Tử, Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư.

Câu 2.

Phương pháp: lập bảng, sắp xếp.

Cách giải:

Lĩnh vực

Thành tựu văn hóa Trung Quốc

Thành tựu văn hóa Ấn Độ

Tôn giáo

Nho giáo

Đạo Hin-đu: là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.

Văn học

- Nhiều nhà văn. nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch. Đồ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am, La Quán Trung...

- Nhiều tác phẩm nổi tiếng:

+ Tiểu thuyết Thuỷ hử của Thi Nại Am.

+ Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

+ Tây du kí của Ngô Thừa Ân.

+ Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần

nền văn học Hin-đu với các tác phẩm nổi tiếng như Ma-ha-bha-ra-ta. Ra-ma-ya-na, vở kịch Sơ-kun-tơ-la.

 

Nghệ thuật

Hội họa, điêu khắc, kiến trúc, thủ công mĩ nghệ.

+ Vạn Lí Trường Thành.

+ Cố cung (Tử cấm thành)

Kiến trúc: tháp Hin-du có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.

Câu 3.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

- Thông qua Vương quốc Phù Nam, người Khơ-me tiếp thu đạo Bà La Môn và đạo Phật, chịu ảnh hưởng của văn học, nghệ thuật, nhất là nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ.

- Lúc đầu, người Khơ-me dùng chữ Phạn là chữ viết của người Ấn Độ; Sau đó, trên cơ sở chữ Phạn, đến thế kỉ VII người Khơ-mc mới sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: chữ Khơ-me cổ.

=> Những ảnh hưởng đó của văn hóa Ấn Độ đã đẩy nhanh quá trình hình thành nhà nước của người Khơ-me.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close