Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Chương 1 - Vật lí 8Giải Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 7 - Chương 1 - Vật lí 8 Đề bài Câu 1. Chuyển động cơ học là sự thay đổi: A. khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. B. vận tốc của vật. C. vị trí của vật so với vật mốc. D. phương chiều của vật. Câu 2. Một xe ôtô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường s = 54km, với vận tốc 36km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là : A. \(\dfrac{2 }{ 3}\) h B. 1,5 h C. 75 phút D. 120 phút Câu 3. Chuyển động của xe đạp khi lao xuống dốc là chuyển động có vận tốc: A. Giảm dần B. Tăng dần C. Không đổi D. Tăng dần rồi giảm Câu 4. Chọn câu trả lời sai Một vật nếu có lực tác dụng sẽ: A. Thay đổi vận tốc B. Thay đổi trạng thái C. Bị biến dạng D. Không thay đổi trạng thái. Câu 5. Chọn câu trả lời sai Dưới tác dụng của các lực cân bằng: A. Một vật sẽ không thay đổi trạng thái chuyển động của mình. B. Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên. C.Một vật đang chuyển động thẳng sẽ chuyển động thẳng. D. Chỉ A, B sai. Câu 6. Một ôtô đang chuyển động trên mặt đường, lực đẩy xe chuyển động là A. ma sát trượt. B. ma sát lăn. C. ma sát nghỉ. D. quán tính Câu 7. Gọi \(\overrightarrow F \) là lực ép tác dụng vuông góc với bề mặt bị ép có diện tích S; A là công của lực \(\overrightarrow F \) tác dụng làm di chuyển vật quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính áp suất: A. \(P = F.S\) B. \(P = T\) C. \(P=\dfrac{F }{ S}\) D. \(P = \dfrac{S }{ F}\) Câu 8. Một người muốn bơm săm xe đạp để có áp suất 2,5.10\(^5\) Pa trên áp suất khí quyển. Nếu người đó dùng bơm với pittông có đường kính 0,04m thì phải tác dụng một lực bằng: A. 628N. B. 314N C. 440N. D. 1256N Câu 9. Khi thợ lặn lặn xuống biển: A. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng tăng. B. Càng xuống sâu áp suất tác dụng lên thợ lặn càng giảm. C. Áp suất tác dụng lên thợ lặn không phụ thuộc vào độ sâu. D. Áp suất tác dụng lên thợ lặn càng xa bờ càng lớn. Câu 10. Một người thợ lặn lặn ở độ sâu 200m so với mặt nước biển. Biết áp suất của khí quyển là p\(_0\) = 10\(^5\) N/m\(^2\). Khối lượng riêng của nước biển là 1030kg/m\(^3\) . Áp suất tác dụng lên người đó là : A. 2,06.10\(^6\) N/m\(^2\) B. 1,96.10\(^6\) N/m\(^2\) C. 2,16.10\(^6\) N/m\(^2\) D. 2,96.10\(^6\) N/m\(^2\) Câu 11. Bầu khí quyển quanh Trái Đất dày khoảng 160km. Trọng lực giữ chúng không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Lớp khí đó có ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta khi leo lên núi cao? A. Nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao. B. Nó tác dụng lên ta nhiều hơn khi lên cao. C. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta đã quen với nó. D. Chẳng có ảnh hưởng gì vì cơ thể ta có thể điều chỉnh để thích nghi với nó. Câu 12. Khi lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật có độ lớn bằng trọng luợng của vật (F\(_A\) = P) thì vật có thể ở trong trạng thái nào dưới đây? A. Vật chỉ có thể lơ lửng trong chất lỏng. B. Vật chỉ có thể nổi trên mặt chất lỏng. C. Vật chìm xuống và nằm yên ở đáy bình đựng chất lỏng. D. Vật có thể lơ lửng trong chất lỏng hoặc nổi trên mặt chất lỏng. Câu 13. Một vật nặng 3,6kg có khối lượng riêng bằng 1800kg/m\(^3\). Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 850kg/m\(^3\) , nó hoàn toàn năm dưới mặt chất lỏng. Vật có thể tích bằng: A. 2.10\(^{ - 4}\) m\(^3\) B. 2.10\(^{ - 3}\) m\(^3\) C. 2.10\(^{ - 2}\)m\(^3\) D. 2.10\(^{ - 1}\) m\(^3\) Câu 14. Treo một vật vào lò xo và nhúng vào các chất lỏng có trọng lượng riêng d\(_1\), d\(_2\), d\(_3\). So sánh độ lớn của d\(_1\), d\(_2\) và d\(_3\) sau đây, so sánh nào đúng? A. d\(_1\) > d\(_2\) > d\(_3\) B. d\(_2\) > d\(_1\) > d\(_3\) C. d\(_3\) > d\(_2\) > d\(_1\) D. d\(_2\) > d\(_3\) > d\(_1\) Câu 15. Một vật rắn nổi trên mặt chất lỏng khi: A. Khối lượng chất lỏng lớn hơn khối lượng của vật. B. Khối lượng riêng của chất lỏng nhỏ hơn khối lượng riêng của vật. C. Khối lượng riêng của vật nhỏ hơn khối lượng riêng chất lỏng. D. Khối lượng của vật lớn hơn khối lượng của chất lỏng. Câu 16. Trường hợp nào sau đây sinh công cơ học? A. Một vật nặng rơi từ trên cao xuống. B. Dòng điện chạy qua dây điện trở để làm nóng bếp điện C. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất dưới tác dụng của trọng trường. D. Nước được đun sôi nhờ bếp ga. Câu 17. Trong đời sống hàng ngày, để di chuyển trên một đoạn đường dài người ta thường dùng xe đạp thay vì đi bộ. Em hãy cho biết trong trường hợp này ta được lợi gì? A. Công B. Thời gian C. Đường đi D. Lực Câu 18. Một vật nặng 4kg có khối lượng riêng bằng 2000 kg/m\(^3\). Khi vào chất lỏng có khối lượng riêng bằng 800 kg/m\(^3\) . Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ bằng: A. 1800g. B. 850g C. 1700g. D. 1600g Câu 19. Một vật nặng 50kg đang nổi 1 phần trên mặt chất lỏng. Lực Ác-si-mét tác dụng lên vật: A. Lớn hơn 500N B. Nhỏ hơn 500N C. Bằng 500N D. Không đủ dữ liệu để xác định. Câu 20. Trọng lực tác dụng lên một vật không thực hiện công cơ trong trường hợp nào dưới đây? A. Vật rơi từ trên cao xuống. B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng. C.Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang. D. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Lời giải chi tiết
Câu 1: Chọn C Câu 2: Thời gian xe đi hết quãng đường đó là: \(t = \frac{s}{v} = \frac{{54}}{{36}} = 1,5h\) Chọn B Câu 3: Chọn B Câu 4: Một vật nếu có lực tác dụng sẽ thay đổi trạng thái, vận tốc hoặc bị biến dạng. Chọn D Câu 5: Chọn D Câu 6: Chọn C Câu 7: Chọn C Câu 8: Tiết diện của pittong là: \(S = \pi {R^2} = 3,14.0,{02^2} = 1,{256.10^{ - 3}}{m^2}\) Lực tác dụng là: \(F = P.S = 1,{256.10^{ - 3}}.2,{5.10^5} = 314N\) Chọn B Câu 9: Chọn A Câu 10: Áp suất chỉ do nước biển sinh ra là: \({p_1} = d.h = 200.10300 = 2,{06.10^6}N/{m^2}\) Áp suất tác dụng lên người đó là: \(p = {p_0} + {p_1} = {10^5} + 2,{06.10^6} = 2,{16.10^6}N/{m^2}\) Chọn C Câu 11: Khi lên cao lớp không khí càng mỏng và loãng nên áp suất giảm => nó tác dụng lên ta ít hơn khi lên cao. Chọn A Câu 12: Chọn D Câu 13: Vật có thể tích bằng: \(V = \frac{m}{{{d_v}}} = \frac{{3,6}}{{1800}} = {2.10^{ - 3}}{m^3}\) Chọn B Câu 14: - Lò xo trong chất lỏng có trọng lượng riêng d2 giãn ít nhất, chứng tỏ lực đẩy của d2 là mạnh nhất => d2 lớn nhất. - Lò xo trong chất lỏng có trọng lượng riêng d1 giãn nhiều nhất, chứng tỏ lực đẩy của d1 nhỏ nhất => d1 nhỏ nhất. Vậy \({d_2} > {d_3} > {d_1}\) Chọn D Câu 15: Chọn C Câu 16: Chọn A Câu 17: Chọn B Câu 18: Vật có thể tích là: \(V = \frac{m}{{{d_v}}} = \frac{4}{{2000}} = {2.10^{ - 3}}{m^3}\) Do khối lượng riêng của vật lớn hơn khối lượng riêng của chất lỏng nên nó chìm hoàn toàn. Khối lượng của chất lỏng bị vật chiếm chỗ là: \(m = {d_l}.V = {800.2.10^{ - 3}} = 1,6kg = 1600g\) Chọn C Câu 19: Một vật đang nổi một phần trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật chính bằng trọng lượng của vật. \({F_A} = P = 10m = 10.50 = 500N\) Chọn C Câu 20: Chọn C HocTot.Nam.Name.Vn
|