Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương IV - Phần 2 - Sinh học 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương IV - Phần 2 - Sinh học 10 Đề bài Câu 1. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào : A. Kỳ giữa I B. Kỳ trung gian trước lần phân bào I C. Kỳ giữa II D. Kỳ trung gian trước lần phân bào II Câu 2. Trong giảm phân các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở : A. Kỳ giữa I và sau I B. Kỳ giữa II và sau II C. Kỳ giữa I và giữa II D. Kỳ giữa I và sau II Câu 3. Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là : A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào Câu 4. Ở kỳ đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể có hoạt động khác với quá trình nguyên phân là : A. Co xoắn dần lại B. Tiếp hợp C. Gồm 2 crômatit dính nhau D. Cả a,b,c đều đúng Câu 5. Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là : A. Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn C. Thoi phân bào biến mất D. Màng nhân xuất hiện trở lại Câu 6. Ở GP II, các nhiễm sắc thể kép xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thành mấy hàng ? A. Hai hàng B. Một hàng C. Ba hàng D. Bốn hàng Câu 7. Trong quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái đơn bắt đầu từ kỳ nào sau đây ? A. Kỳ đầu II B. Kỳ sau II C. Kỳ giữa II D. Kỳ cuối II Câu 8. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là : A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể Câu 9. Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì : A. Bằng nhau B. Bằng 4 lần C. Bằng 2 lần D. Giảm một nửa Câu 10. Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 11. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào chuột đang phân chia thì thấy trong một tế bào có 19 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào ấy đang ở A. kì trước II của giảm phân. B. kì trước của nguyên phân. C. kì trước I của giảm phân. D. kì cuối II của giảm phân. Câu 12. Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là : A. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín C. Đều có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể D. Cả a, b, c đều đúng Câu 13. Phát biểu sau đây đúng khi nói về giảm phân là : A. Có hai lần nhân đôi nhiễm sắc thể B. Có một lần phân bào C. Chỉ xảy ra ở các tế bào xôma D. Tế bào con có số nhiễm sắc thể đơn bội Câu 14. Có các nhận định sau về giảm phân và nguyên phân 1. Nguyên phân và giảm phân cùng xảy ra ở nhóm tế bào sinh tinh 2. Nguyên phân có một lần phân bào, một lần nhân đôi. Giảm phân có hai lần phân bào và một lần nhân đôi 3. Nguyên phân tạo ra tế bào mang bộ NST lưỡng bội còn giảm phân tạo ra các tế bào mang bộ NST đơn bội. 4. Giảm phân I và II có kì trung gian giống với kì trung gian của nguyên phân 5. Kì giữa của giảm phân I và II và nguyên phân là giống nhau, các NST cùng co xoắn cực đại và có hình thái đặc trưng cho loài, xếp hàng trên mặp phẳng xích đạo 6. Giảm phân có thể làm biến đổi cấu trúc di truyền của NST còn nguyên phân thì không. Số nhận định không đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15. Đặc điểm có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là : A. Xảy ra sự biến đổi của nhiễm sắc thể B. Có sự phân chia của tế bào chất C. Có 1 lần phân bào D. Nhiễm sắc thể tự nhân đôi Câu 16. Theo lí thuyết giảm phân tạo giao tử ở loài sinh sản hữu tính sẽ tạo ra sự đa dạng hơn so với nguyên phân là vì lí do cơ bản nào sau đây? A. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng còn giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục, chỉ có tế bào sinh dục mới tham gia vào sinh sản và thụ tinh. B. Nguyên phân thực hiện phân bào 1 lần còn giảm phân thực hiện phân bào 2 lần. C. Nguyên phân giữ nguyên và ổn định bộ NST lưỡng bội của loài còn giảm phân giảm bộ NST của loài đi một nửa. D. Nguyên phân không xảy ra quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo còn giảm phân tạo ra quá tình tiếp hợp và trao đổi chéo. Câu 17. Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số nhiễm sắc thể và số cromatit ở kì sau I lần lượt là : A. 38 và 76. B. 38 và 0 C. 38 và 38. D. 76 và 76 Câu 18. Hình vẽ sau minh hoạ cho kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì sau I B. Kì đầu II. C. Kì sau II D. Kì cuối II. Câu 19. Trong nguyên phân, hai hoạt động nào sau đây của NST dẫn đến hiện tượng hai tế bào con có bộ NST giống hệt với tế bào mẹ A. Nhân đôi ở kì trước và phân ly đồng đều ở kì sau B. Nhân đôi ở kì trung gian và phân ly đồng đều ở kì sau. C. Nhân đôi ở kì trung gian và tập trung tại mặt phẳng xích đạo ở kì giữa. D. Tập trung ở kì giữa trên mặt phẳng xích đạo và phân li ở kì sau. Câu 20. Xét 6 tế bào chia thành 2 nhóm bằng nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ nhất bằng 1/3 so với số lần nguyên phần của mỗi tế bào thuộc nhóm thứ hai, đã hình thành tất cả 204 tế bào con. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào thuộc mỗi nhóm lần lượt là: A. 2 và 6. B. 3 và 9. C. 1 và 3. D. 6 và 2. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Trong giảm phân, NST cũng được nhân đôi 1 lần trong kỳ trung gian giống như nguyên phân Chọn B Câu 2 Ở kỳ giữa I và giữa II, các NST xếp trên MPXĐ, kỳ giữa I: xếp 2 hàng, kỳ giữa II: xếp 1 hàng Chọn C Câu 3 Ở kỳ sau 1 và kỳ sau II đều có đặc điểm là các NST phân ly về 2 cực của tế bào nhưng ở kỳ sau I là sự phân ly của các NST kép, còn ở kỳ sau II là các NST đơn. Chọn D Câu 4 Ở kỳ đầu của GP có hoạt động tiếp hợp giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng với nhau mà không có ở nguyên phân. Chọn B Câu 5 Ở kỳ giữa của GP I và nguyên phân đều có đặc điểm các NST xếp trên MPXĐ,nhưng ở GP I: các NST xếp 2 hàng, còn ở nguyên phân: các NST xếp 1 hàng Chọn A Câu 6 Ở giảm phân II, các NST kép xếp thành 1 hàng trên MPXĐ Chọn B Câu 7 Ở kỳ giữa II, các NST kép xếp 1 hàng trên MPXĐ, kỳ sau II, các nhiễm sắc tử tác nhau ra đi về 2 cực của tế bào, vậy các NST đơn tồn tại từ kỳ sau II Chọn B Câu 8 Sự TĐC NST trong giảm phân tạo ra các giao tử có vật chất di truyền khác nhau, các giao tử kết hợp với nhau tạo các hợp tử có kiểu gen khác nhau. Như vậy sự TĐC này góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài Chọn C Câu 9 1 tế bào sinh tinh tạo ra 4 tế bào tinh trùng Chọn B Câu 10 Phương pháp: - một tế bào nguyên phân n lần liên tiếp tạo ra 2n tế bào - một tế bào sinh dục đực giảm phân tạo ra 4 tinh trùng Phương pháp: - một tế bào nguyên phân n lần liên tiếp tạo ra 2n tế bào - một tế bào sinh dục đực giảm phân tạo ra 4 tinh trùng Cách giải: - giao tử đực có chứa n =36 NST → số giao tử được tạo thành là 19968: 39 = 512 - số tế bào tham gia giảm phân là 512 :4 = 128 - số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực là 2n = 128 → n= 7 Chọn A Câu 11 - Mỗi NST có 2 cromatit → NST tồn tại ở trạng thái kép - có 19NST là n NST kép (vì là số lẻ) Đây là đặc điểm của kỳ trước II của giảm phân Chọn A Câu 12 Cả nguyên phân và giảm phân đều có 1 lần nhân đôi NST trong kỳ trung gian Chọn C Ý A sai vì ở tế bào sinh dục có cả nguyên phân và giảm phân Ý B sai vì ở tế bào sinh dưỡng không có giảm phân Câu 13 Pát biểu đúng là D Ý A sai vì chỉ có 1 lần nhân đôi NST Ý B sai vì có 2 lần phân bào Ý C sai vì chỉ xảy ra ở các tế bào sinh dục Chọn D Câu 14 1 Sai vì tế bào sinh tinh là các tế bào sinh dục chín, chuẩn bị bước vào quá trình giảm phân tạo tinh trùng, không tham gia nguyên phân! (cần phân biệt với tế bào sinh dục sơ khai có khả năng nguyên phân, tạo ra các tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng) 2 Đúng 3 Sai. Nguyên phân tạo ra tế bào con mang bộ NST giống với tế bào mẹ còn giảm phân tạo ra các tế bào mang bộ NST bằng một nửa tế bào mẹ ban đầu 4 Sai vì kì trung gian trước giảm phân II (không có sự nhân đôi NST) khác hoàn toàn so với kì trung gian trước nguyên phân ( có sự nhân đôi NST) 5 Sai vì kì giữa giảm phân I và nguyên phân là hoàn toàn khác nhau. Ở giảm phân I, các NST kép tập trung thành 2 hàng song song trên mặt phẳng thoi phân bào trong khi ở nguyên phân, các NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng 6 Đúng. Do giảm phân có quá trình trao đổi chéo có thể gây ra đột biến cấu trúc NST. Chọn D Câu 15 Đặc điểm chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân là sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em của cặp NST tương đồng. Chọn A Câu 16 Chính tiếp hợp và trao đổi chéo tạo ra các biến dị tổ hợp trong khi nguyên phân chỉ tạo ra các tế bào giống nhau và giống tế bào gốc. Chọn D. Câu 17 Ở kì sau 1 NST tồn tại ở trạng thái kép phân li về hai cực của tế bào nhưng chưa xảy ra hiện tượng phân chia nhân (2n kép) Số NST ở kì sau giảm phân I là 38 NST kép Số cromatit ở kì sau giảm phân I là 38 x 2 = 76 cromatit Chọn A Câu 18 Nhiễm sắc thể tồn tại ở trạng thái kép nhưng không có cặp tương đồng nên ở kì đầu II Chọn B Câu 19 Nhân đôi ở kì trung gian giúp cho các NST trở thành trạng thái kép, sau đó phân ly đồng đều ở kì sau giúp cho chia đôi NST kép thành 2 NST đơn giống hệt nhau và giống NST đơn ban đầu, và mỗi tế bào con nhận một nửa lượng NST đó nên sẽ có bộ NST y hệt tế bào mẹ Chọn B Câu 20 Gọi số lần nguyên phân nhóm 1 là x Vậy số lần nguyên phân nhóm 2 là 3x Số tế bào con sinh ra là 3 × (2x + 23x) =204 Giải ra được x=2. Nên nhóm 1 nguyên phân 2 lần còn nhóm 2 là 6 lần Chọn A HocTot.Nam.Name.Vn
|