Đề kiểm tra 15 phút phần mở đầu lịch sử 6 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút phần mở đầu lịch sử 6 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Thời xưa con người đã xác định thời gian bằng cách nào? A. Ghi lại những hiện tượng tự nhiên quan sát được. B. Đếm số ngày trong một năm. C. Quan sát các hiện tượng xã hội. D. Dựa trên lịch dương hiện có. Câu 2. Lịch sử của một con người có gì khác với lịch sử của xã hội loài người? A. Là toàn bộ hoạt động của con người từ khi xuất hiện. B. Là toàn bộ hoạt động của con người trong xã hội. C. Là hoạt động chủ yếu của một cá nhân. D. Là hoạt động của cá nhân với những thành viên trong gia đình. Câu 3. Tại sao trên tờ lịch của Việt Nam có ghi thêm ngày, tháng, năm Âm lịch? A. Những ngày lễ, tết cổ truyền đều dùng ngày Âm lịch. B. Âm lịch đóng vai trò quan trọng hơn Dương lịch. C. Một số bộ phận người dân sử dụng Âm lịch là chính. D. Ghi nhớ sự kiện tìm ra lịch của loài người. Câu 4. Cho sự kiện sau: - Ngày 8-3 Mậu Tí (9-4-1288): quân dân nhà Trần giành chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo đại phá quân Nguyên. Hãy tính khoảng cách thời gian (theo thế kỉ và theo năm) của các sự kiện trên so với năm nay (2018). A. 728 năm, 7 thế kỉ. B. 730 năm, 8 thế kỉ. C. 728 năm, 8 thế kỉ. D. 730 năm, 7 thế kỉ Câu 5. “Dân ta phải biết sử ta, Câu nói trên của ai? A. Tướng Cao Lỗ; B. Hùng Vương thứ 18 C. An Dương Vương; D. Chủ tịch Hồ Chí Minh. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6. Một hiện vật cổ bị chôn vùi năm 1000 TCN. Đến năm 1985. hiện vật đó được đào lên. Hỏi nó đã nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 7, suy luận. Cách giải: Thời xưa, con người đã nghĩ đến chuyện ghi lại những việc mình làm, từ đó nghĩ ra cách tính thời gian. Họ nhận thấy nhiều hiện tượng tự nhiên lặp đi, lặp lại một cách thường xuyên như: hết sáng đến tối, hết mùa màng đên mùa lạnh,… Những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian được bắt đầu từ đây. => Thời xưa con người xác định thời gian bằng cách ghi lại những hiện tượng tự nhiên mà mình quan sát được. Chọn đáp án: A Câu 2. Phương pháp: so sánh, nhận xét. Cách giải: - Lịch sử một con người là những hoạt động chủ yếu của một cá nhân trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, học thuật, … - Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay. Chọn đáp án: C Câu 3. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch, vì: - Cơ sở tính âm lịch là dựa trên sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Nước ta là một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ lâu đời. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp theo đúng thời vụ. - Tổ tiên chúng ta từ xưa đã sử dụng âm lịch nên những ngày lễ, tết cổ truyền, những ngày cúng, giỗ,… chúng ta đều dùng ngày âm lịch. Vì thế, cần phải ghi thêm ngày âm lịch tương ứng với ngày dương lịch. Chọn đáp án: A Câu 4. Phương pháp: Áp dụng cách tính thời gian trong lịch sử để tìm ra đáp án. Cách giải: Số năm: 2018 – 1288 = 730 năm. Số thế kỉ: 730 năm tương ứng với 8 thế kỉ. Chọn đáp án: B Câu 5. Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: Câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa nhắc nhở: - Phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Biết quá khứ để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc... để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững. - Phải biết lịch sử đến tận “chân tơ kẽ tóc”, càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nước nhà, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc => Thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong mỗi người con đất Việt, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh và càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Chọn đáp án: D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6. Một hiện vật cổ bị chôn vùi năm 1000 TCN. Đến năm 1985 hiện vật đó được đào lên. Hỏi nó đã nằm dưới đẩt bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó? * Hiện vật đó đã nằm dưới đất là: 1000TCN+ 1985 = 2985 năm => Hiện vật đó nằm dưới đất: 2985 năm. * Sơ đồ thời gian của hiện vật đó: HocTot.Nam.Name.Vn
|