Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. PHẦN TRC NGHIỆM (5,0 điểm)

Câu 1. Ý nào sau đây phản ánh đúng nhất hệ quả của thành thị trung đại đối với kinh tế châu Âu?

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển.

B. Phá vỡ nền kinh tế trao đổi hàng hóa.

C. Khuyến khích sản xuất phát triển.

D. Hình thành khối thị trường thống nhất.

Câu 2. Thành thị trung đại châu Âu ra đời có tác động như thế nào đối với sự tồn vong của các lãnh địa phong kiến?

A. Thúc đẩy kinh tế lãnh địa phong kiến.

B. Kĩm hãm sự phát triển kinh tế lãnh địa.

C. Tiền đề để làm tiêu vong các lãnh địa

D. Làm cho lãnh địa thêm phát triển.

Câu 3. Điểm khác biệt lớn nhất giữa kinh tế lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại châu Âu là gì?

A. Đóng kín nền kinh tế trong các lãnh địa, còn thành thị tự do trao đổi hàng hóa.

B. Đóng kín nền kinh tế trong các thành thị, còn lãnh địa tự do trao đổi hàng hóa.

C. Lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập, còn thành thị dưới quyền cai quản của vua.

D. Thành thị là đơn vị chính trị độc lập, lãnh địa dưới quyền cai quản của vua.

Câu 4. Mâu thuẫn lớn nhất tồn tại trong các lãnh địa phong kiến châu Âu là gì?

A. Giữa những người nông nô tranh đất để canh tác.

B. Giữa các lãnh chúa tranh giành quyền lực.

C. Giữa thợ thủ công và nông nô.

D. Giữa lãnh chúa và nông nô.

Câu 5: Tại sao Các Mác nói: “Thành thị là những bông hoa rực rỡ nhất trung đại”?

A. Sự ra đời của thành thị có tác động mạnh mẽ đến sự hình thành nền kinh tế ở châu Âu.

B. Sự ra đời của thành thị là một bước tiến cho sự phát triển của xã hội châu Âu cổ đại.

C. Sự ra đời của thành thị thúc đẩy kinh tế phát triển, mở mang tri thức, tự do dân chủ phong kiến châu Âu.

D. Sự ra đời của thành thị là nguồn động lực lớn cho sự phục hồi của nền văn minh đế quốc Rô-ma.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 6. Những việc làm người Giéc-man đã có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Ấu?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

1.A

2.C

3.A

4.D

5.C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 6 + suy luận, loại trừ.

Cách giải: Với sự ra đời của các thành thị trung đại góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho nền kinh tế hàng hóa phát triển. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: Đánh giá, phân tích

Cách giải:

Các thành thị trung đại ra đời phá vỡ nền kinh tế đóng kín trong các lãnh địa, thay bằng nền kinh tế tự cung tự cấp như ở lãnh địa thì ở thành thị là nền kinh tế trao đổi và buôn bán. Từ đó, thúc đẩy người nông nô ra khỏi các lãnh địa để tự do sản xuất và buôn bán => Tạo ra tiền đề để làm suy vong các lãnh địa.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:

- Kinh tế trong các lãnh địa: kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, lạc hậu, đóng kín, tự cung tự cấp.

- Kinh tế trong thành thị trung đại: kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp, trao đổi và buôn bán hàng hóa.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá

Cách giải:

Trong lãnh địa phong kiến:

+ Lãnh chúa sống sung sướng, xa hoa, dựa trên sự bóc lột nông nô, suốt ngày luyện tập cung kiếm, tổ chức tiệc tùng, hội hè trong các lâu đài tráng lệ.

+ Nông nô phải lao động cực khổ, nộp tô có khi tới ½ sản phẩm thu được và nhiều thứ thuế khác như thuế thân, thuế muối, thuế ruộng,..

=> Nông nô nhiều lần nổi dậy đấu tranh chống lại sự áp bức của lãnh chúa.

=> Mâu thuẫn lớn nhất tồn tại trong các lãnh địa phong kiến châu Âu là mâu thuẫn giữa lãnh chúa và nông nô.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:

Vai trò của thành thị ở châu Âu thời trung đại:

- Thành thị ra đời phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường.

- Làm xuất hiện trong lòng xã hội phong kiến châu Âu một khu vực mới có bầu không khí tự do dân chủ hơn.

- Mở mang tri thức.

Nhìn chung, trong bối cảnh ảm đạm của châu Âu trung cổ. thành thị như một luồng gió mới thổi vào làm cho bầu không khí trở nên tươi đẹp hơn.

Chọn đáp án: C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 6.

Do sự xâm nhập của người Giéc-man, xã hội Tây Âu có những thay đổi:

- Bộ máy nhà nước của Rô-ma sụp đổ, ruộng đất của chủ nô được chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn, đồng thời họ được phong các tước vị cao, thấp khác nhau.

- Họ vừa có ruộng, vừa có tước vị, trở thành người có quyền thế và rất giàu có, đó là các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ và người nông dân bị biến thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa —> xã hội phong kiến ở châu Âu được hình thành.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close