Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với hai tầng lớp nào?

A. Địa chủ và nông dân.

B. Tư sản và vô sản.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Câu 2. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?

A. Những người Giec-man giàu có.

B. Các chủ nô Rô-ma.

C. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

D. Những người nông dân nhiều ruộng đất.

Câu 3. Nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?

A. Nô lệ và nông dân.

B. Nông dân bị mất ruộng đất.

C. Tù binh chiến tranh.

D. Nô lệ.

Câu 4. Lãnh địa phong kiến là gì?

A. Khu đất đai nhỏ của mỗi nông nô.

B. Vùng đất rộng lớn do lãnh chúa cai quản.

C. Vùng đất của người Giec-man.

D. Vùng đất do các chủ nô Rô-ma cai quản.

Câu 5. Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những ai?

A. Nông nô và lãnh chúa.

B. Bình dân thành thị.

C. Thợ thủ công và thương nhân.

D. Nông dân và thợ thủ công.

Câu 6. Các phường hội, thương hội được lập ra trong các thành thị trung đại châu Âu nhằm mục đích gì

A. Cạnh tranh công bằng.

B. Giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán.

C. Tạo thêm công việc cho nông nô.

D. Thành lập các hội buôn lớn hơn.

Câu 7. Tác động lớn nhất khi người Giéc-man tràn vào xâm chiếm lãnh thổ của đế quốc Rô-ma là gì?

A. Sự thành lập hàng loạt vương quốc mới.

B. Một bộ phận chủ nô và nô lệ Rô-ma bị mất ruộng đất

C. Sự hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu

D. Sự suy tàn của các đế quốc Rô-ma cổ đại.

Câu 8. Ý nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm kinh tế của lãnh địa phong kiến?

A. Thường xuyên trao đổi, buôn bán với bên ngoài lãnh địa.

B. Nông nô được tự do sản xuất và buôn bán.

C. Phát triển các ngành thủ công nghiệp và thương nghiệp.

D. Là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.

Câu 9. Nhân tố nào đưa đến sự xuất hiện của các thành thị châu Âu thời trung đại?

A. Sản xuất thủ công phát triển cần trao đổi, buôn bán

B. Mở rộng thêm lãnh địa của lãnh chúa.

C. Thương nhân muốn tự do kinh doanh.

D. Xuất hiện một bộ phận người giàu có trong lãnh địa.

Câu 10. Tác động lớn nhất của lãnh địa phong kiến đến chính trị châu Âu là gì?

A. Góp phần củng cố quyền lực cho chế độ phong kiến châu Âu.

B. Góp phần thống nhất các vùng đất đã bị người Giéc-man xâm chiếm.

C. Góp phần củng cố chế độ phong kiến phân quyền.

D. Góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.D

2.C

3.A

4.B

5.C

6.B

7.C

8.D

9.A

10.C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 3

Cách giải:

Do sự xâm nhập của người Giéc-man, hình thành nên hai tầng lớp: lãnh chúa phong kiến và nông nô => Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành.

Chọn đáp án: D

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 4

Cách giải:

Người Giéc-man phân chia ruộng đất chiếm được từ chủ nô Rô-ma cũ và phong tước vị chủ yếu cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc

=> Hình thành tầng lớp lãnh chúa phong kiến.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 4

Cách giải:

Những người nông dân bị mất ruộng đất và nô lệ thời cổ đại phải sống phụ thuộc vào lãnh chúa => Hình thành tầng lớp nông nô.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 4

Cách giải:

Những vùng đất đai rộng đất mà quý tộc chiếm được biến thành những khu đất riêng do lãnh chúa cai quản. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có lãnh địa riêng.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 6

Cách giải:

Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán)

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 6

Cách giải:  

Trong các thành thị, lập ra các phường hội, thương hội để tránh được sự sách nhiễu của chế độ phong kiến và giúp đỡ nhau cùng sản xuất và buôn bán. 

Chọn đáp án: B

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 3, suy luận

Cách giải:

Khi người Giéc-man tràn vào xâm chiếm lãnh thổ của đế quốc Rô-ma:

- Tiêu diệu đế quốc Rô-ma, lập nên các vương quốc mới

- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc, phong tước vị => hình thành tầng lớp lãnh chúa phong kiến.

- Người nô lệ và nông dân => nông nô.

- Tác động lớn nhất là hình thành nên xã hội phong kiến châu Âu với hai tầng lớp: Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Cách giải: sgk trang 5, suy luận, loại trừ

Phương pháp:

Kinh tế trong các lãnh địa không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, nông nô tự sản xản xuất va tiêu dùng các sản phẩm do mình làm ra. Đây là nền kinh tế đóng kín, tự cung tự cấp.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 6, lý giải

Cách giải: Cuối thế kỷ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng hóa ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán, lập xưởng thủ công => thị trấn ra đời => thành thị trung đại xuất hiện.

Chọn đáp án: A

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 5, suy luận

Cách giải:

 Mỗi lãnh chúa cai quản riêng biệt trong các lãnh địa thực chất là mỗi ông “vua con”, có quyền đặt ra luật pháp, quân đội, chế độ hôn nhân,... và nhà vua không có quyền can thiệp vào các lãnh địa.

=>Tác động lớn nhất của lãnh địa phong kiến đến chính trị châu Âu là góp phần củng cố chế độ phong kiến phân quyền.

Chọn đáp án: C

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close