Đề kiểm tra 15 phút lần 2 học kì 1 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

  • A

    Anh

     

  • B

    Hà Lan

     

  • C

    Bồ Đào Nha

     

  • D

    Thụy Điển

Câu 2 :

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?

  • A

    Cách mạng xanh

     

  • B

    Cách mạng trắng

     

  • C

    Cách mạng khoa học- công nghệ

     

  • D

    Cách mạng chất xám

Câu 3 :

Lí do tại sao giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại lại được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ?

  • A

    Đã tìm ra nhiều vật liệu mới phục vụ như cầu đa dạng của đời sống con người.

     

  • B

    Gắn với sự ra đời của máy tính điện tử, đưa con người đến “văn minh thông tin”.

     

  • C

    Phát hiện ra những dạng năng lượng mới gắn liền với thành tựu khoa học cơ bản.

     

  • D

    Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

  • A

    Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

     

  • B

    Hòa bình, hợp tác và phát triển.

     

  • C

    Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

     

  • D

    Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi

Câu 5 :

Đâu là yếu tố quyết định làm bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

  • A

    Sự thất bại của phát xít Nhật

  • B

    Sự suy yếu của các nước thực dân

  • C

    Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Câu 6 :

Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

  • A

    Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới

     

  • B

    Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc

     

  • C

    Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa

     

  • D

    Để tập trung phát triển kinh tế

Câu 7 :

Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

  • A

    Hiến pháp tháng 11-1993

     

  • B

    Hiến pháp tháng 10-1993

     

  • C

    Hiến pháp tháng 12-1993

     

  • D

    Hiến pháp tháng 4-1994

Câu 8 :

Theo anh(chị) biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A

    Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập

  • B

    Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập

  • C

    Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ

  • D

    Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN

Câu 9 :

Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?

  • A

    Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Trung Quốc (1949)

  • B

    Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Cuba (1959)

  • C

    Thất bại trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

  • D

    Thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh (1991)

Câu 10 :

 Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?

  • A

    Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.

     

  • B

    Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.

     

  • C

    Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

     

  • D

    Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quốc gia nào dưới đây đã ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)?

  • A

    Anh

     

  • B

    Hà Lan

     

  • C

    Bồ Đào Nha

     

  • D

    Thụy Điển

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Thụy Điển, Phần Lan,… là những quốc gia Tây Âu ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam về cả vật chất lẫn tinh thần

Câu 2 :

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?

  • A

    Cách mạng xanh

     

  • B

    Cách mạng trắng

     

  • C

    Cách mạng khoa học- công nghệ

     

  • D

    Cách mạng chất xám

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cuộc “cách mạng chất xám” bắt đầu từ những năm 90 của thế kỉ XX đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Câu 3 :

Lí do tại sao giai đoạn thứ hai của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại lại được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ?

  • A

    Đã tìm ra nhiều vật liệu mới phục vụ như cầu đa dạng của đời sống con người.

     

  • B

    Gắn với sự ra đời của máy tính điện tử, đưa con người đến “văn minh thông tin”.

     

  • C

    Phát hiện ra những dạng năng lượng mới gắn liền với thành tựu khoa học cơ bản.

     

  • D

    Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong giai đoạn hai (từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng từ năm 1973 đến nay), cuộc cách mạng diễn ra chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học- kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học- công nghệ.

Câu 4 :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là

  • A

    Tăng cường liên kết khu vực để tăng cường tiềm lực kinh tế, quân sự.

     

  • B

    Hòa bình, hợp tác và phát triển.

     

  • C

    Cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

     

  • D

    Cùng tồn tại trong hòa bình, các bên cùng có lợi

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bước sang thế kỉ XXI, xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế là hòa bình, hợp tác và phát triển.

Câu 5 :

Đâu là yếu tố quyết định làm bùng nổ phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?

  • A

    Sự thất bại của phát xít Nhật

  • B

    Sự suy yếu của các nước thực dân

  • C

    Sự cổ vũ của phong trào cách mạng thế giới

  • D

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong những năm chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), ở các nước Đông Nam Á, mâu thuẫn xã hội phát triển gay gắt, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Nhân tố chủ quan đóng vai trò là yếu tố quyết định, còn lại bối cảnh thế giới chỉ là yếu tố khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ.

Câu 6 :

Vì sao năm 1972 Mĩ lại có sự điều chỉnh trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô?

  • A

    Để phù hợp với xu thế hòa hoãn của thế giới

     

  • B

    Để làm suy yếu phong trào giải phóng dân tộc

     

  • C

    Mĩ muốn mở rộng đồng minh để chống lại các nước thuộc địa

     

  • D

    Để tập trung phát triển kinh tế

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1972, tổng thống Mĩ Níchxơn sang thăm Trung Quốc và Liên Xô mở ra một chiều hướng mới trong quan hệ giữa 3 nước. Tuy nhiên, các chuyến thăm này thực chất cũng là sự hòa hoãn giữa các nước lớn, qua đó hạn chế sự giúp đỡ của các nước này cho phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 7 :

Văn bản pháp lý nào ở Nam Phi đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

  • A

    Hiến pháp tháng 11-1993

     

  • B

    Hiến pháp tháng 10-1993

     

  • C

    Hiến pháp tháng 12-1993

     

  • D

    Hiến pháp tháng 4-1994

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp tháng 11-1993 được thông qua đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

Câu 8 :

Theo anh(chị) biến đổi lớn nhất của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A

    Từ chỗ là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, hầu hết các nước đã giành lại được độc lập

  • B

    Từ chỗ hầu hết là thuộc địa của thực dân Âu- Mĩ, các nước đã giành lại được độc lập

  • C

    Từ chỗ là những nền kinh tế kém phát triển đã vươn lên đạt nhiều thành tựu rực rỡ

  • D

    Tất cả các nước trong khu vực đã tham gia tổ chức ASEAN

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các giai đoạn phát triển của Đông Nam Á để nhận xét, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Trước chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều bị các nước đế quốc thực dân Âu – Mĩ xâm lược (trừ Thái Lan). Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tất cả các quốc gia trong khu vực đều đã giành được độc lập ở những mức độ khác nhau.

=> Việc giành được độc lập là biến đổi lớn nhất, là điều kiện tiên quyết để tạo ra những biến đổi sau đó

Câu 9 :

Thất bại nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai đã mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên toàn thế giới?

  • A

    Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Trung Quốc (1949)

  • B

    Thất bại trong việc đàn áp cách mạng Cuba (1959)

  • C

    Thất bại trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975)

  • D

    Thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh (1991)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh thế giới thứ hai để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Tiến hành chiến tranh Việt Nam (1954-1975) Mĩ âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Nam Á để ngăn chặn làm sóng chủ nghĩa cộng sản tràn xuống phía Nam; làm bàn đạp để tấn công ra miền Bắc phản công phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam. Tuy nhiên sự thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm phá sản mọi toan tính, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu, tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ => mở đầu thời kì sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên phạm vi toàn thế giới

Câu 10 :

 Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu vực Đông Nam Á?

  • A

    Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á phát triển mạnh.

     

  • B

    Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu.

     

  • C

    Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

     

  • D

    Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ phần tình hình khu vực Đông Nam Á từ những năm 90 của thế kỉ XX

Lời giải chi tiết :

Từ đầu những năm 90, Chiến tranh lạnh chấm dứt, “vấn đề Campuchia” được giải quyết, tình hình chính trị khu vực Đông Nam Á được cải thiện căn bản đã giúp cho quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đông Dương trở nên hòa dịu, chuyển sang đối thoại, hợp tác.

close