Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 1 - Đề số 3

Đề bài

Câu 1 :

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?

 

  • A

    Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ

     

  • B

    Phác họa mô hình của một chế độ xã hội mới

     

  • C

    Chuẩn bị về cơ sở vật chất cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản

     

  • D

    Là ngọn cờ tập hợp lực lượng quần chúng nổi dậy đấu tranh

Câu 2 :

Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?

 

  • A

    Đức, Nga, Mỹ.

     

  • B

    Mỹ, Đức, Anh.

     

  • C

    Mỹ, Nga, Trung Quốc.

     

  • D

    Nga, Pháp, Hà Lan.

Câu 3 :

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ

     

  • B

    Điều kiện không có lợi cho Pháp

     

  • C

    Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh

     

  • D

    Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình

Câu 4 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A

    Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước

     

  • B

    Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.

     

  • C

    Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân

     

  • D

    Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Câu 5 :

Hãy ghép nội dung hai cột với nhau cho phù hợp

  • A

    1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

     

  • B

    1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

     

  • C

    1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

     

  • D

    1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Câu 6 :

Năm 1807, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?

 

  • A

    Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

     

  • B

    Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

     

  • C

    Phát minh ra máy điện tín.

     

  • D

    Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

Câu 7 :

Đâu không phải là thành tựu khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII-XIX?

 

  • A

    Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng ra đời đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

     

  • B

    Ở Anh, kinh tế chính trị học ra đời với các đại biểu xuất sắc Xmít và Ri-các-đô

     

  • C

    Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)

  • D

    Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học do Ăngghen đề xướng

Câu 8 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là

 

  • A

    Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến

     

  • C

    Vấn đề xung đột tôn giáo

     

  • D

    Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến

Câu 9 :

Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?

 

  • A

    Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdinnăm 1844.

     

  • B

    Cuộc nổi dậy của thợ thủ công và nông dân Đức năm 1848.

     

  • C

    Cuộc míttinh lớn ở phía Tây nước Đức năm 1864.

     

  • D

    Phong trào đấu tranh chính trị năm 1847.

Câu 10 :

Nội dung sau đây phản ánh đúng vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?

 

  • A

    Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác

     

  • B

    Lãnh đạo phong trào cách mạng Nga 1905 – 1907 thắng lợi

     

  • C

    Đẩy mạnh truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về Nga

     

  • D

    Thông qua chủ trương Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?

 

  • A

    Tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ

     

  • B

    Phác họa mô hình của một chế độ xã hội mới

     

  • C

    Chuẩn bị về cơ sở vật chất cho sự bùng nổ của cách mạng tư sản

     

  • D

    Là ngọn cờ tập hợp lực lượng quần chúng nổi dậy đấu tranh

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của trào lưu triết học ánh sáng để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Những tư tưởng của trào lưu triết học ánh sáng đã lên án mạnh mẽ sự áp bức, bóc lột của chế độ quân chủ chuyên chế, đả kích giáo hội Kitô, muốn dùng "ánh sáng" quét sách bóng tối phong kiến và "khai sáng" cho nhân dân

=> Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cách mạng bùng nổ

Câu 2 :

Đến cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng sau những nước nào?

 

  • A

    Đức, Nga, Mỹ.

     

  • B

    Mỹ, Đức, Anh.

     

  • C

    Mỹ, Nga, Trung Quốc.

     

  • D

    Nga, Pháp, Hà Lan.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình kinh tế chung của nước Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh

Câu 3 :

Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

 

  • A

    Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ

     

  • B

    Điều kiện không có lợi cho Pháp

     

  • C

    Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh

     

  • D

    Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh ra đời của công xã để trả lời

Lời giải chi tiết :

Năm 1870, chiến tranh Pháp- Phổ nổ ra trong điều kiện không có lợi cho Pháp. Nước Pháp chưa chuẩn bị chu đáo để tham gia chiến tranh: quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí, trang thiết bị, ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có

Câu 4 :

Nguyên nhân chính nào dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?

  • A

    Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa hơn là đổi mới, phát triển công nghiệp trong nước

     

  • B

    Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các khai mỏ.

     

  • C

    Anh chú trọng phát triển nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho người dân

     

  • D

    Sự vươn lên, cạnh tranh mạnh mẽ của công nghiệp Mĩ, Đức.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tình hình kinh tế Anh để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng tụt hậu về công nghiệp của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc đại hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước

Câu 5 :

Hãy ghép nội dung hai cột với nhau cho phù hợp

  • A

    1 – d, 2 – a, 3 – c, 4 – b.

     

  • B

    1 – c, 2 – b, 3 – a, 4 – d.

     

  • C

    1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d.

     

  • D

    1 – b, 2 – c, 3 – a, 4 – d.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Máy kéo sợi Gienni do Giêm Hagrivơ phát minh

- Máy dệt chạy bằng hơi nước do Étmơn Cácrai phát minh

- Máy hơi nước do Giêm Oát phát minh

- Đầu máy xe lửa do Xtiphenxơn phát minh

Câu 6 :

Năm 1807, nước Mĩ đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực kĩ thuật?

 

  • A

    Sáng tạo ra đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.

     

  • B

    Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

     

  • C

    Phát minh ra máy điện tín.

     

  • D

    Chế tạo được loại xe lửa có nhiều toa.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1807, một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.

Câu 7 :

Đâu không phải là thành tựu khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII-XIX?

 

  • A

    Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng ra đời đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

     

  • B

    Ở Anh, kinh tế chính trị học ra đời với các đại biểu xuất sắc Xmít và Ri-các-đô

     

  • C

    Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh)

  • D

    Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học do Ăngghen đề xướng

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Những thành tựu khoa học xã hội trong thế kỉ XVIII-XIX là

- Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biến chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen

- Ở Anh, kinh tế chính trị học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc Xmít và Ri-các-đô 

-  Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh) 

- Học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời do Mác và Ăng-ghen đề xướng

Câu 8 :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là

 

  • A

    Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến

     

  • B

    Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến

     

  • C

    Vấn đề xung đột tôn giáo

     

  • D

    Vấn đề khủng hoảng tài chính của triều đình phong kiến

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh lịch sử bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến. Lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển nhưng lại bị quan hệ sản xuất kìm hãm. Vì vậy cần phải xóa bỏ chế độ phong kiến để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển

Câu 9 :

Phong trào đấu tranh nào của giai cấp công nhân Đức góp phần làm thức tỉnh và tăng cường tinh thần đoàn kết vô sản?

 

  • A

    Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdinnăm 1844.

     

  • B

    Cuộc nổi dậy của thợ thủ công và nông dân Đức năm 1848.

     

  • C

    Cuộc míttinh lớn ở phía Tây nước Đức năm 1864.

     

  • D

    Phong trào đấu tranh chính trị năm 1847.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào ý nghĩa của các phong trào để phân tích, đánh giá

Lời giải chi tiết :

Đời sống của công nhân Đức vô cùng khổ cực. Ngoài ách bóc lột tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân Đức vẫn phải đeo trên vai mình gánh nặng của ách thống trị phong kiến, vì vậy, công nhân đã nhiều lần đứng dậy đấu tranh, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa của thợ dệt Sơlêdin năm 1844. Tuy thất bại, sự kiện Sơlêdin chứng tỏ rằng giai cấp công nhân ở Đức cũng như ở Anh và Pháp đã bước đầu tiến hành đấu tranh cho quyền lợi giai cấp của mình. Cuộc khởi nghĩa Sơlêdin được sự đồng tình của công nhân các quốc gia Đức, Tiệp và nhiều nơi khác, Nó có tác dụng góp phần vào việc làm thức tỉnh và đoàn kết giai cấp công nhân Đức.

Câu 10 :

Nội dung sau đây phản ánh đúng vai trò của Lê -nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga?

 

  • A

    Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác

     

  • B

    Lãnh đạo phong trào cách mạng Nga 1905 – 1907 thắng lợi

     

  • C

    Đẩy mạnh truyền bá lí luận giải phóng dân tộc về Nga

     

  • D

    Thông qua chủ trương Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hoạt động của Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga để đánh giá

Lời giải chi tiết :

Vai trò của Lê-nin đối với Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga bao gồm:

- Tham gia sáng lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

- Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác:

+ Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga.

+ Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động.

close