Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A

    oxi

  • B

    cacbon

  • C

    silic

  • D

    sắt

Câu 2 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Câu 3 :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì

  • A

    đều có cấu tạo tinh thể như nhau.       

  • B

    đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

  • C

    đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

  • D

    cả A và B đều đúng.

Câu 4 :

Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:

  • A
    O,F, P.             
  • B
    P, O, F. 
  • C
    F, O, P. 
  • D
    O, P, F.
Câu 5 :

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, MgO, Fe.                               

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                   

  • D

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Câu 6 :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

  • A

    Mg, Na, Si, P.

  • B

    Ca, P, B, C.

  • C

    C, N, O, F.

  • D

    O, N, C, B.

Câu 7 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Câu 8 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A

    Lỏng và khí    

  • B

    Rắn và lỏng

  • C

    Rắn và khí      

  • D

    Rắn, lỏng, khí

Câu 9 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch CuSO4.

     

  • C

    dung dịch HCl.

     

  • D

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Câu 10 :

Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là

  • A

    Fe3O4.

  • B

    Fe2O3.          

  • C

    FeO.          

  • D

    ZnO.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A

    oxi

  • B

    cacbon

  • C

    silic

  • D

    sắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là silic

Câu 2 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C

    Số hiệu nguyên tử.

  • D

    Số lớp electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: Số electron lớp ngoài cùng

Câu 3 :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì

  • A

    đều có cấu tạo tinh thể như nhau.       

  • B

    đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

  • C

    đều có tính chất vật lí tương tự nhau.

  • D

    cả A và B đều đúng.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim cương và than chì là 2 dạng thù hình của cacbon vì đều do nguyên tố cacbon tạo nên.

Câu 4 :

Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:

  • A
    O,F, P.             
  • B
    P, O, F. 
  • C
    F, O, P. 
  • D
    O, P, F.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong bảng hệ thống tuần hoàn khi đi từ trái sang phải tính phi kim tăng dần, đi từ trên xuống dưới trong  1 nhóm tính kim loại tăng dần

Lời giải chi tiết :

Tính phi kim: P < O < F

Câu 5 :

Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nung nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là

  • A

    Al2O3, Cu, MgO, Fe.                               

  • B

    Al, Fe, Cu, Mg.

  • C

    Al2O3, Cu, Mg, Fe.                                   

  • D

    Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al

Lời giải chi tiết :

Khí CO chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al => khử được CuO và Fe2O3

Câu 6 :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần:

  • A

    Mg, Na, Si, P.

  • B

    Ca, P, B, C.

  • C

    C, N, O, F.

  • D

    O, N, C, B.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi :

- Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, ta có:

+ Tính kim loại của nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

- Khi đi từ trên xuống theo chiều tăng điện tích hạt nhân trong nhóm, ta có:

+ Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

 

 

Lời giải chi tiết :

Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: C, N, O, F vì 4 nguyên tố này cùng thuộc 1 chu kì và cùng sắp xếp theo chiều tăng điện tích hạt nhân.

 

Câu 7 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A

    3                                

  • B

    5                      

  • C

    6                                

  • D

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là 6

Câu 8 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A

    Lỏng và khí    

  • B

    Rắn và lỏng

  • C

    Rắn và khí      

  • D

    Rắn, lỏng, khí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Câu 9 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A

    dung dịch NaCl

  • B

    dung dịch CuSO4.

     

  • C

    dung dịch HCl.

     

  • D

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO là oxit trung tính, không phản ứng với axit và bazơ. Còn CO2 là oxit axit phản ứng được với bazơ

 

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt khí CO2 và khí CO, ta dùng dung dịch Ca(OH)2 dư vì CO2 tạo kết tủa trắng còn CO không phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

 

Câu 10 :

Khử 3,48 gam một oxit của kim loại M cần dùng 1,344 lít H2 (đktc). Toàn bộ lượng kim loại M sinh ra cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít H2 (đktc). Công thức oxit là

  • A

    Fe3O4.

  • B

    Fe2O3.          

  • C

    FeO.          

  • D

    ZnO.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

TH1: M không phải là Fe3O4

M2On + nH2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2M + nH2O

+) Tính số mol M2Otheo số mol H2

$ = > {M_{{M_2}{O_n}}} = \dfrac{{m}}{n} = 58n$

+) lập bảng, biện luận

TH2: M là Fe3O4  $ = > {n_{F{{\text{e}}_3}{O_4}}}$

Fe3O4 + 4H2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3Fe + 4H2O

+) Tính số mol Fe theo số mol Fe3O4

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

+) Tính số mol H2 theo số mol Fe

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}}} = \frac{{1,344}}{{22,4}} = 0,06\,mol$

TH1: M không phải là Fe3O4

M2On + nH2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2M + nH2O

$\frac{{0,06}}{n}$  ←0,06 →  $\frac{{0,12}}{n}$

$ = > {M_{{M_2}{O_n}}} = \dfrac{{3,48}}{{\dfrac{{0,06}}{n}}} = 58n$

=> 2M + 16n = 58n => M = 21n 

Ta có bảng sau:

=> loại trường hợp này

TH2: M là Fe3O4  $ = > {n_{F{{\text{e}}_3}{O_4}}} = \dfrac{{3,48}}{{232}} = 0,015\,mol$

Fe3O4 + 4H2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 3Fe + 4H2O

0,015 → 0,06 → 0,045           mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,045 mol      →         0,045 mol

$ = > {V_{{H_2}}} = 0,045.22,4 = 1,008$ lít (phù hợp đầu bài)

Vậy oxit cần tìm là Fe3O4

close