Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 chương 2: Kim loại - Đề số 2

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A
    Ăn mòn vật lý.            
  • B
    Ăn mòn hóa học.        
  • C
    Ăn mòn sinh học.        
  • D
    Ăn mòn toán học.
Câu 2 :

Công thức hóa học của nhôm là:

  • A
    Al.
  • B
    Cu.
  • C
    Fe.
  • D
    Zn.
Câu 3 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.
Câu 4 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Câu 5 :

Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính :

  • A

    dẻo

  • B

    dẫn điện 

  • C

    dẫn nhiệt 

  • D

    ánh kim

Câu 6 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 7 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.           

  • C

    AgNO3.          

  • D

    MgCl2.

Câu 8 :

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?

  • A

    Vàng (Au)              

  • B

    Bạc (Ag)             

  • C

    Đồng (Cu)              

  • D

    Nhôm (Al)

Câu 9 :

Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:

  • A

    AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.

  • B

    AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

  • C

    Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.

  • D

    Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.

Câu 10 :

Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

  • A

    0,27

  • B

    2,70

  • C

    0,54

  • D

    1,12

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A
    Ăn mòn vật lý.            
  • B
    Ăn mòn hóa học.        
  • C
    Ăn mòn sinh học.        
  • D
    Ăn mòn toán học.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Ăn mòn kim loại do ma sát không làm thay đổi tính chất hóa học của kim loại => là ăn mòn vật lí

Câu 2 :

Công thức hóa học của nhôm là:

  • A
    Al.
  • B
    Cu.
  • C
    Fe.
  • D
    Zn.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Học thuộc tên và kí hiệu hóa học tương ứng của kim loại

Lời giải chi tiết :

CTHH của nhôm là Al

Câu 3 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol Fe: \({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{{m_{F{\text{e}}}}}}{{{M_{F{\text{e}}}}}} = ?(mol)\)

Bước 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính mol H2 theo mol Fe

Bước 3: Tính \({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}}.22,4 = ?\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{5,6}}{{56}} = 0,1\,\,(mol)\)

PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑      

            0,1             →               0,1 (mol)

\( \to {V_{{H_2}(dktc)}} = 0,1.22,4 = 2,24\,\,lít\)

Câu 4 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V}$

Lời giải chi tiết :

1 mol Cu có khối lượng 64 gam

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V} = \frac{{64}}{{7,16}} = 8,94\,\,gam/c{m^3}$

Câu 5 :

Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính :

  • A

    dẻo

  • B

    dẫn điện 

  • C

    dẫn nhiệt 

  • D

    ánh kim

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Giải thích câu hỏi dựa vào tính chất vật lí của nhôm

Lời giải chi tiết :

Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính dẻo

Câu 6 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đã được học về tính chất hóa học của kim loại SGK hóa 9 – trang 49

Từ đó nhận biết được phương trình nào không xảy ra, hoặc viết sai.

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó.

(2) sai vì phương trình chưa được cân bằng

2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

(3) đúng

(4) đúng

Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng

Câu 7 :

Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

  • A

    FeCl3.

  • B

    CuSO4.           

  • C

    AgNO3.          

  • D

    MgCl2.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch MgCl2 vì Mg mạnh hơn Fe trong dãy hoạt động hóa học

Câu 8 :

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?

  • A

    Vàng (Au)              

  • B

    Bạc (Ag)             

  • C

    Đồng (Cu)              

  • D

    Nhôm (Al)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại nào dẫn điện tốt nhất là Ag

Câu 9 :

Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:

  • A

    AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.

  • B

    AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

  • C

    Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.

  • D

    Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được thêm về tính chất của AlCl3 

Lời giải chi tiết :

Để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy vì AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

Câu 10 :

Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

  • A

    0,27

  • B

    2,70

  • C

    0,54

  • D

    1,12

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Al + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

  x  →  0,5x     → 0,5x

+) moxit giảm = ${m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} - {m_{A{l_2}{O_3}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol Al phản ứng là x mol

2Al + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

  x  →  0,5x     → 0,5x

Oxit ban đầu là Fe2O3, oxit sau phản ứng là Al2O3

=> moxit giảm = ${m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} - {m_{A{l_2}{O_3}}}$ = 0,58 gam

=> 0,5x.160 – 0,5x.102 = 0,58 => x = 0,02 mol

=> mAl = 0,02.27 = 0,54 gam

close