Đề kiểm tra 15 phút Hóa 9 chương 2: Kim loại - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Câu 2 :

Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Al2O3:

  • A
    Boxit.
  • B
    Pirit.    
  • C

    Đolomit.          

  • D
    Apatit.
Câu 3 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Câu 4 :

Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:

- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.

- Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.

- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro

- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Đó là kim loại:

  • A

    kẽm

  • B

    vàng

  • C

    nhôm

  • D

    chì

Câu 5 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.
Câu 6 :

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?

  • A

    Vàng (Au)              

  • B

    Bạc (Ag)             

  • C

    Đồng (Cu)              

  • D

    Nhôm (Al)

Câu 7 :

Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sunfat là

  • A

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

  • B

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

  • C

    sắt phản ứng với dung dịch CuSO4.

  • D

    sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 8 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4
Câu 9 :

Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:

  • A

    AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.

  • B

    AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

  • C

    Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.

  • D

    Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.

Câu 10 :

Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

  • A

    0,27

  • B

    2,70

  • C

    0,54

  • D

    1,12

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

1 mol đồng (nhiệt độ áp suất trong phòng thí nghiệm), thể tích 7,16 cm3, có khối lượng riêng tương ứng là:

  • A

    7,86 g/cm3                  

  • B

    8,39 g/cm3           

  • C

    8,94 g/cm3             

  • D

    9,3 g/cm3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V}$

Lời giải chi tiết :

1 mol Cu có khối lượng 64 gam

Áp dụng công thức :  $D = \frac{m}{V} = \frac{{64}}{{7,16}} = 8,94\,\,gam/c{m^3}$

Câu 2 :

Quặng nào sau đây chứa thành phần chính là Al2O3:

  • A
    Boxit.
  • B
    Pirit.    
  • C

    Đolomit.          

  • D
    Apatit.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ phản ứng điều chế Al trong công nghiệp

Lời giải chi tiết :

Thành phần chính của quặng boxit là Al2O3

Thành phần chính của quặng Pirit là FeS2

Thành phần chính của quặng Đolomit là: MgCO3. CaCO3

Thành phần chính của quặng Apatit là: Ca3(PO4)2

Câu 3 :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là :

  • A

    sự khử kim loại.                                              

  • B

    sự tác dụng của kim loại với nước.

  • C

    sự ăn mòn hóa học.                                        

  • D

    sự ăn mòn điện hoá học.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là sự ăn mòn hóa học

Câu 4 :

Một kim loại có những tính chất (vật lí và hóa học) như sau:

- Hợp kim của nó với các kim loại khác, được ứng dụng trong công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa.

- Phản ứng mãnh liệt với axit clohiđric.

- Phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro

- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.

Đó là kim loại:

  • A

    kẽm

  • B

    vàng

  • C

    nhôm

  • D

    chì

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học, tính chất vật lí và ứng dụng của nhôm

Lời giải chi tiết :

Vì là kim loại phản ứng với dung dịch kiềm, giải phóng khí hiđro và nhẹ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

=> kim loại đó là Al

Câu 5 :

Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

  • A
    1,12 lít.            
  • B
    2,24 lít.                        
  • C
    3,36 lít.            
  • D
    4,48 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Đổi số mol Fe: \({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{{m_{F{\text{e}}}}}}{{{M_{F{\text{e}}}}}} = ?(mol)\)

Bước 2: Viết phương trình phản ứng xảy ra, tính mol H2 theo mol Fe

Bước 3: Tính \({V_{{H_2}(dktc)}} = {n_{{H_2}}}.22,4 = ?\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{F{\text{e}}}} = \dfrac{{5,6}}{{56}} = 0,1\,\,(mol)\)

PTPƯ: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑      

            0,1             →               0,1 (mol)

\( \to {V_{{H_2}(dktc)}} = 0,1.22,4 = 2,24\,\,lít\)

Câu 6 :

Trong tất cả các kim loại sau đây, kim loại nào dẫn điện tốt nhất ?

  • A

    Vàng (Au)              

  • B

    Bạc (Ag)             

  • C

    Đồng (Cu)              

  • D

    Nhôm (Al)

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Kim loại nào dẫn điện tốt nhất là Ag

Câu 7 :

Thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) sunfat là

  • A

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng.

  • B

    sắt phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng.

  • C

    sắt phản ứng với dung dịch CuSO4.

  • D

    sắt phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A. 2Fe + 6H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

B. Fe + H2SO4→ FeSO4+ H2

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

D. Fe không phản ứng với dung dịch Al2(SO4)3.

Câu 8 :

Cho các phương trình hóa học sau:

(1) Cu + Fe(NO3)2 → Fe + Cu(NO3)2.

(2) Al + FeSO4 → Fe + Al2(SO4)3

(3) Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu

(4) Ba + Na2SO4 + 2H2O → BaSO4 + 2NaOH + H2.

Số phương trình hóa học viết chưa đúng là

  • A
    1
  • B
    2
  • C
    3
  • D
    4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức đã được học về tính chất hóa học của kim loại SGK hóa 9 – trang 49

Từ đó nhận biết được phương trình nào không xảy ra, hoặc viết sai.

Lời giải chi tiết :

(1) sai vì phản ứng không xảy ra vì Cu là kim loại đứng sau Fe trong dãy điện hóa nên không đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối của nó.

(2) sai vì phương trình chưa được cân bằng

2Al + 3FeSO4 → 3Fe + Al2(SO4)3

(3) đúng

(4) đúng

Vậy có 2 phương trình chưa viết đúng

Câu 9 :

Giải thích tại sao để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy là:

  • A

    AlCl3 nóng chảy ở nhiệt độ cao hơn Al2O3.

  • B

    AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

  • C

    Điện phân AlCl3 tạo ra Cl2 rất độc.

  • D

    Điện phân Al2O3 cho ra Al tinh khiết hơn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần nắm được thêm về tính chất của AlCl3 

Lời giải chi tiết :

Để điều chế Al người ta điện phân Al2O3 nóng chảy mà không điện phân AlCl3 nóng chảy vì AlCl3 không nóng chảy mà thăng hoa.

Câu 10 :

Dùng m gam Al để khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 sau phản ứng thấy khối lượng oxit giảm 0,58 gam. Giá trị của m là

  • A

    0,27

  • B

    2,70

  • C

    0,54

  • D

    1,12

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2Al + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

  x  →  0,5x     → 0,5x

+) moxit giảm = ${m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} - {m_{A{l_2}{O_3}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol Al phản ứng là x mol

2Al + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Al2O3 + 2Fe

  x  →  0,5x     → 0,5x

Oxit ban đầu là Fe2O3, oxit sau phản ứng là Al2O3

=> moxit giảm = ${m_{F{{\text{e}}_2}{O_3}}} - {m_{A{l_2}{O_3}}}$ = 0,58 gam

=> 0,5x.160 – 0,5x.102 = 0,58 => x = 0,02 mol

=> mAl = 0,02.27 = 0,54 gam

close