Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 chương 6: Kim loại kiềm thổ - Kim loại kiềm - Nhôm - Đề số 3

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 12 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 là cấu hình electron của các nguyên tố thuộc nhóm?

  • A

    Kim loại kiềm

  • B

    Kim loại kiềm thổ

  • C

    Halogen

  • D

    Khí hiếm

Câu 2 :

Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương ?

  • A

    Đá vôi (CaCO3)

  • B

    Vôi sống (CaO)

  • C

    Thạch cao nung (CaSO4.H2O)

  • D

    Thạch cao sống (CaSO4.2H2O)

Câu 3 :

Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    quỳ tím chuyển đỏ

  • B

    quỳ tím không đổi màu

  • C

    quỳ tím chuyển xanh

  • D

    quỳ tím mất màu

Câu 4 :

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

  • A

    a : b < 1 : 4

  • B

    a : b = 1 : 3

  • C

    a : b = 1 : 4

  • D

    a : b > 1 : 4

Câu 5 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là

 

  • A

    Nước cứng là nước chứa ion Ca2+ và ion Mg2+

     

  • B

    Nước cứng tạm thời là nước chứa Mg2+, Ca2+, HCO3-

     

  • C

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là loại bỏ các ion Cl- và SO42-.

     

  • D

    Nước chứa các muối NaCl, K2SO4 thì thuộc loại nước mềm

Câu 6 :

Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa nhôm là:

  • A

    NaOH

  • B

    H2O

  • C

    NaOH hoặc H2O

  • D

    Cả NaOH và H2O

Câu 7 :

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2                                                           X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O                                             X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X và Y tương ướng là

  • A

    CaCO3, NaHSO4

  • B

    BaCO3, Na2CO3

  • C

    CaCO3, NaHCO3

  • D

    MgCO3, NaHCO3

Câu 8 :

Hòa tan 11,5 gam kim loại kiềm R vào nước lấy dư được dung dịch D và 5,6 lít khí H2. Toàn bộ dung dịch D trung hòa vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M và thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m là

  • A

    0,5 và 35,5.

  • B

    0,5 và 36,5.

  • C

    0,25 và 35,5.

  • D

    1 và 7.

Câu 9 :

Một cốc nước có chứa các ion Na+ (0,15 mol), Mg2+ (0,05 mol), Ca2+ (0,1 mol), Cl- (0,15 mol), HCO3- (x mol). Đun sôi cốc trên đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc

  • A

    là nước mềm.

  • B

    có tính cứng vĩnh cửu.

  • C

    có tính cứng toàn phần.

  • D

    có tính cứng tạm thời.

Câu 10 :

Dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M để hòa tan hết tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m là

  • A

    15,3

  • B

    5,1

  • C

    20,4

  • D

    10,2

Câu 11 :

Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau

Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).

Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).

Giá trị của m là

  • A

    22,75

  • B

    21,40

  • C

    29,40

  • D

    29,43

Câu 12 :

Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    10,87

  • B

    7,45

  • C

    9,51

  • D

    10,19

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng: ns1 là cấu hình electron của các nguyên tố thuộc nhóm?

  • A

    Kim loại kiềm

  • B

    Kim loại kiềm thổ

  • C

    Halogen

  • D

    Khí hiếm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết kim loại kiềm

Lời giải chi tiết :

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là ns1.       

Câu 2 :

Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương ?

  • A

    Đá vôi (CaCO3)

  • B

    Vôi sống (CaO)

  • C

    Thạch cao nung (CaSO4.H2O)

  • D

    Thạch cao sống (CaSO4.2H2O)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hợp chất được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là thạch cao nung (CaSO4.H2O)

Câu 3 :

Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là

  • A

    quỳ tím chuyển đỏ

  • B

    quỳ tím không đổi màu

  • C

    quỳ tím chuyển xanh

  • D

    quỳ tím mất màu

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đun nóng dung dịch NaHCO3 sau đó để nguội rồi nhúng quỳ tím vào dung dịch thu được. Hiện tượng xảy ra là quỳ tím chuyển xanh.

PTHH: NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Chú ý: dung dịch NaHCO3 cũng làm quỳ chuyển xanh.

Câu 4 :

Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ

  • A

    a : b < 1 : 4

  • B

    a : b = 1 : 3

  • C

    a : b = 1 : 4

  • D

    a : b > 1 : 4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nhôm và hợp chất tác dụng với dung dịch kiềm

Lời giải chi tiết :

Nếu b ≥ 4a thì kết tủa bị hoà tan hoàn toàn => để thu được kết tủa thì b < 4a

Câu 5 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là

 

  • A

    Nước cứng là nước chứa ion Ca2+ và ion Mg2+

     

  • B

    Nước cứng tạm thời là nước chứa Mg2+, Ca2+, HCO3-

     

  • C

    Nguyên tắc làm mềm nước cứng là loại bỏ các ion Cl- và SO42-.

     

  • D

    Nước chứa các muối NaCl, K2SO4 thì thuộc loại nước mềm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết nước cứng

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc làm mềm nước cứng: giảm nồng độ ion Ca2+ và ion Mg2+ => C sai

Câu 6 :

Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa nhôm là:

  • A

    NaOH

  • B

    H2O

  • C

    NaOH hoặc H2O

  • D

    Cả NaOH và H2O

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng của nhôm với dung dịch NaOH, chất oxi hóa nhôm là H2O

Câu 7 :

Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:

X → X1 + CO2                                                           X1 + H2O → X2

X2 + Y → X + Y1 + H2O                                             X2 + 2Y → X + Y2 + H2O

Hai muối X và Y tương ướng là

  • A

    CaCO3, NaHSO4

  • B

    BaCO3, Na2CO3

  • C

    CaCO3, NaHCO3

  • D

    MgCO3, NaHCO3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết kim loại kiềm thổ

Lời giải chi tiết :

X phân hủy tạo CO2 => X là CaCO3 hoặc BaCO3

=> X1 là oxit bazơ : MO  => X2 là bazơ M(OH)2

Ta thấy X2 + Y -> X => Y phải là hợp chất cacbonat ( COhoặc HCO3) mà X2 tác dụng với Y theo 2 tỉ lệ tạo 2 chất khác nhau

=> Y là NaHCO3

=> X là CaCO3

PTHH: Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O

Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O

Câu 8 :

Hòa tan 11,5 gam kim loại kiềm R vào nước lấy dư được dung dịch D và 5,6 lít khí H2. Toàn bộ dung dịch D trung hòa vừa đủ V lít dung dịch H2SO4 0,5M và thu được m gam muối khan. Giá trị của V và m là

  • A

    0,5 và 35,5.

  • B

    0,5 và 36,5.

  • C

    0,25 và 35,5.

  • D

    1 và 7.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ \({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\)

+ mmuối khan = mkim loại + \({m_{SO_4^{2 - }}}\)  

Lời giải chi tiết :

\({n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\)

Ta có: \({n_{{H_2}S{O_4}}} = {n_{{H_2}}} = 0,25\,\,mol\)

\( \to V = \dfrac{{0,25}}{{0,5}} = 0,5\) lít

mmuối khan = mkim loại + \({m_{SO_4^{2 - }}} = 11,5 + 0,25.96 = 35,5g\)

Câu 9 :

Một cốc nước có chứa các ion Na+ (0,15 mol), Mg2+ (0,05 mol), Ca2+ (0,1 mol), Cl- (0,15 mol), HCO3- (x mol). Đun sôi cốc trên đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì nước còn lại trong cốc

  • A

    là nước mềm.

  • B

    có tính cứng vĩnh cửu.

  • C

    có tính cứng toàn phần.

  • D

    có tính cứng tạm thời.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Áp dụng định luật bảo toàn điện tích tính ra số mol HCO3-

+) Viết phương trình đun nóng HCO3- => số mol CO32-

=> So sánh với mol của Na+, Mg2+ => tính cứng

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích:  \(\sum {{n_ + } = \sum {{n_ - }} } = {n_{HCO_3^ - }} = 0,15.1 + 0,05.2 + 0,1.2 - 0,15 = 0,3\,\,mol\)

Đun sôi nước xảy ra phản ứng:

\(2HCO_3^ - \buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow CO_3^{2 - } + C{O_2} + {H_2}O\)

  0,3           → 0,15

CO32- + Ca2+ → Ca CO3  

0,1      0,1

CO32- + Mg2+ → MgCO3  

0,05 →  0,05

=> dung dịch sau đun nóng gồm Na+ (0,15 mol), Cl- (0,15 mol)

=> nước còn lại trong cốc là nước mềm.

 

Câu 10 :

Dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M để hòa tan hết tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m là

  • A

    15,3

  • B

    5,1

  • C

    20,4

  • D

    10,2

Đáp án : D

Phương pháp giải :

2nNaOH = nAl2O3

Lời giải chi tiết :

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2  + H2O

0,2     →    0,1

=> mAl2O3 = 0,1.102 = 10,2 gam

Câu 11 :

Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau

Phần 1: tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc).

Phần 2: tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc).

Giá trị của m là

  • A

    22,75

  • B

    21,40

  • C

    29,40

  • D

    29,43

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) phần 2 : Bảo toàn e :$3{n_{Al}} = 2{n_{{H_2}}}$

+) phần 1 : Bảo toàn e :$3{n_{Al}} + 2{n_{Fe}} = 2{n_{{H_2}\,(1)}}$

+) Bảo toàn nguyên tố Fe : ${n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{{n_{Fe}}}}{2}$

+) Bảo toàn nguyên tố O :${n_{A{l_2}{O_3}}}\; = {\text{ }}{n_{F{e_2}{O_3}}}\;$

+) Bảo toàn khối lượng : mtrước phản ứng = msau phản ứng = ${m_{A{l_2}{O_3}}} + {m_{Fe}} + {m_{Al}}$

Lời giải chi tiết :

Y tác dụng với NaOH giải phóng H→ hỗn hợp rắn Y gồm Al2O3, Fe và Al dư 

Xét phần 2 : Bảo toàn e : $3{n_{Al}} = 2{n_{{H_2}}}\,\, \to \,\,{n_{Al}} = \frac{2}{3}{n_{{H_2}\,(2)}} = \,\,0,025\,\,mol$

Xét phần 1 : Bảo toàn e : 

$3{n_{Al}} + 2{n_{Fe}} = 2{n_{{H_2}\,(1)}}\,\, \to \,\,{n_{Fe}} = \frac{{2{n_{{H_2}(1)}} - 3{n_{Al}}}}{2} = \frac{{2.0,1375 - 3.0,025}}{2} = 0,1\,\,mol$

Bảo toàn nguyên tố Fe :${n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{{n_{Fe}}}}{2} = 0,05\,\,mol$  

Bảo toàn nguyên tố O :${n_{A{l_2}{O_3}}}\; = {\text{ }}{n_{F{e_2}{O_3}}}\; = {\text{ }}0,05{\text{ }}mol\;$

Bảo toàn khối lượng : mtrước phản ứng = msau phản ứng = ${m_{A{l_2}{O_3}}} + {m_{Fe}} + {m_{Al}}$

→ m = (0,05.102 + 0,1.56 + 0,025.27).2 = 22,75 gam

Câu 12 :

Cho hỗn hợp gồm Na và Ba vào dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 0,6M. Sau khi kết thúc phản ứng thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc) đồng thời thu được 13,98 gam kết tủa và dung dịch X có khối lượng giảm 0,1 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A

    10,87

  • B

    7,45

  • C

    9,51

  • D

    10,19

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Đặt a và b là số mol của Na, Ba => a + 2b = 0,15.2   (1)

mdung dịch giảm = 23a + 137b – 13,98 – 0,15.2 = - 0,1   (2)

+) nBaSO4 = 0,06 mol => Ba2+ còn dư

=> nH2SO4 = 0,06 mol  => nHCl = 0,06.1/0,6

+) Dung dịch X chứa Ba2+ (0,02), Na+ (0,14 mol); Cl- (0,1 mol) và OH-

Bảo toàn điện tích  => nOH- = 0,08 mol

Lời giải chi tiết :

Đặt a và b là số mol của Na, Ba

=> a + 2b = 0,15.2   (1)

mdung dịch giảm = 23a + 137b – 13,98 – 0,15.2 = - 0,1   (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,14;  b = 0,08

nBaSO4 = 0,06 mol => Ba2+ còn dư 0,08 – 0,06 = 0,02 mol

=> nH2SO4 = 0,06 mol  => nHCl = 0,06.1/0,6 = 0,1

Dung dịch X chứa Ba2+ (0,02), Na+ (0,14 mol); Cl- (0,1 mol) và OH-

Bảo toàn điện tích  => nOH- = 0,08 mol

=> mrắn  = 10,87 gam

close