Đề kiểm tra 15 phút Hóa 12 chương 5: Đại cương về kim loại - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

  • A

    Ánh kim.

  • B

    Tính dẻo.

  • C

    Tính dẫn điện

  • D

    Tính cứng.

Câu 2 :

Dãy gồm các kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  • A

    Mg, Al, Cu, Fe.          

  • B

    Al, Zn, Cu, Ag.        

  • C

    Na, Ca, Al, Mg.      

  • D

    Zn, Fe, Pb, Cr.

Câu 3 :

Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tăng dần tính oxi hóa là

 

  • A

    Pb2+ > Sn2+> Fe2+ > Ni2+ > Zn2+

  • B

    Zn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Sn2+ > Pb2+.

  • C

    Zn2+ > Fe2+ > Sn2+> Ni2+> Pb2+.

  • D

    Pb2+ > Sn2+> Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Câu 4 :

Trong các kim loại sau Al, Mg, Cu, Fe, Cr, Pb. Số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3  đặc, nguội là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 5 :

Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan ?

  • A

    26,05 gam.

  • B

    26,35 gam.

  • C

    36,7 gam.

  • D

    37,3 gam.

Câu 6 :

Cho phản ứng hóa học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.Trong phản ứng trên chất oxi hóa là

  • A

    Cu

  • B

    Fe2+

  • C

    Fe

  • D

    Cu2+

Câu 7 :

Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    20.

  • B

    40.

  • C

    30.

  • D

    10.

Câu 8 :

Cho luồng khí H2 đi qua hỗn hợp chất rắn gồm: CuO, FeO, ZnO, MgO, MnO. Sau phản ứng hoàn toàn thu được các kim loại là?

  • A

    Cu, Fe

  • B

    Cu, Fe, Mg

  • C

    Cu, Fe, Zn

  • D

    Cu, Fe, Zn, Mn

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Gỉ đồng có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2.
  2. Gỉ sắt có công thức hoá học là FeO.xH2O
  3. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở catot xảy ra quá trình : O2 + 2H2O + 4e →  4OH-.
  4. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    3

Câu 10 :

Ngâm một thanh sắt trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1 M. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh sắt. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam ?

  • A

    tăng 0,8 gam.

  • B

    tăng 1,6 gam.

  • C

    giảm 0,8 gam.

  • D

    giảm 1,6 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

  • A

    Ánh kim.

  • B

    Tính dẻo.

  • C

    Tính dẫn điện

  • D

    Tính cứng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của kim loại không phải do e tự do gây ra là tính cứng (tính chất riêng của kim loại)

Câu 2 :

Dãy gồm các kim loại điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:

  • A

    Mg, Al, Cu, Fe.          

  • B

    Al, Zn, Cu, Ag.        

  • C

    Na, Ca, Al, Mg.      

  • D

    Zn, Fe, Pb, Cr.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phương pháp nhiệt luyện dùng để điều chế các kim loại đứng sau Al : Zn, Fe, Pb, Cr

Câu 3 :

Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tăng dần tính oxi hóa là

 

  • A

    Pb2+ > Sn2+> Fe2+ > Ni2+ > Zn2+

  • B

    Zn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Sn2+ > Pb2+.

  • C

    Zn2+ > Fe2+ > Sn2+> Ni2+> Pb2+.

  • D

    Pb2+ > Sn2+> Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

D đúng vì thứ tự cặp oxi hóa – khử là:  

→ Thứ tự tính oxi hóa tăng dần: Zn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Sn2+ > Pb2+.

Câu 4 :

Trong các kim loại sau Al, Mg, Cu, Fe, Cr, Pb. Số kim loại tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3  đặc, nguội là

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Kim loại tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3  đặc, nguội là Al, Fe, Cr

Câu 5 :

Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 6,72 lít khí thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan ?

  • A

    26,05 gam.

  • B

    26,35 gam.

  • C

    36,7 gam.

  • D

    37,3 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Bảo toàn nguyên tố: nCl = nHCl = 2nH2

- Bảo toàn khối lượng: mmuối = mkim loại + mgốc Cl

Lời giải chi tiết :

\(\left\{ \begin{gathered}
Mg \hfill \\
Zn \hfill \\
\end{gathered} \right. + HCl \to \left\{ \begin{gathered}
X:M{g^{2 + }};Z{n^{2 + }};C{l^ - } \hfill \\
{H_2} \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

- nH2 = 0,3 mol

=> nHCl = 2nH2 = 2.0,3 = 0,6 mol

Bảo toàn nguyên tố: nCl- =  0,6 mol

Bảo toàn khối lượng: mmuối = mkim loại + mCl- = 15,4 + 0,6.35,5 = 36,7 gam

Câu 6 :

Cho phản ứng hóa học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.Trong phản ứng trên chất oxi hóa là

  • A

    Cu

  • B

    Fe2+

  • C

    Fe

  • D

    Cu2+

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại khái niệm chất oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

Chất oxi hóa là chất nhận e.

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

$Fe\,\,\,\to \,\,\,F{{e}^{2+}}+2e$ (sự oxi hóa)

$C{{u}^{2+}}+2e\,\,\to \,\,Cu$ (sự khử)

 => Chất oxi hóa là Cu2+

Câu 7 :

Cho 1 lượng Fe phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí SO2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    20.

  • B

    40.

  • C

    30.

  • D

    10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)  ne nhận = 2nSO2

+) nFe = necho / 3 = ne nhận / 3

+) ${n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$

+) mmuối = mFe + mSO4

Lời giải chi tiết :

nSO2 = 0,15 mol => ne nhận = 2nSO2 = 0,3 mol

=> nFe = necho / 3 = ne nhận / 3 = 0,1 mol

${n_{SO_4^{2 - }}} = \frac{{{n_{e{\text{ }}cho}}}}{2}$ = 0,15 mol

=> mmuối = mFe + mSO4 = 0,1.56 + 0,15.96 = 20 gam

Câu 8 :

Cho luồng khí H2 đi qua hỗn hợp chất rắn gồm: CuO, FeO, ZnO, MgO, MnO. Sau phản ứng hoàn toàn thu được các kim loại là?

  • A

    Cu, Fe

  • B

    Cu, Fe, Mg

  • C

    Cu, Fe, Zn

  • D

    Cu, Fe, Zn, Mn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết điều chế kim loại

Lời giải chi tiết :

Hiđro có thể khử các oxit của kim loại đứng sau Al: CuO, FeO, ZnO, MnO.

Câu 9 :

Cho các phát biểu sau:

  1. Gỉ đồng có công thức hoá học là CuCO3.Cu(OH)2.
  2. Gỉ sắt có công thức hoá học là FeO.xH2O
  3. Trong quá trình tạo thành gỉ Fe, ở catot xảy ra quá trình : O2 + 2H2O + 4e →  4OH-.
  4. Các đồ dùng bằng sắt thường bị ăn mòn do không được chế tạo từ Fe tinh khiết mà thường có lẫn các tạp chất khác.

Số phát biểu đúng là?

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    4

  • D

    3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

xem lại lí thuyết ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :
  1. đúng (SGK lớp 12 nâng cao - trang 210).
  2. sai vì gỉ sắt có công thức hoá học là Fe2O3.xH2O.
  3. đúng vì ở cực dương (catot) xảy ra quá trình :O2 + 2H2O + 4e → 4OH- (SGK lớp 12 nâng cao – trang 134).
  4. đúng
Câu 10 :

Ngâm một thanh sắt trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,1 M. Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh sắt. Sau khi phản ứng hoàn toàn khối lượng thanh sắt tăng hay giảm bao nhiêu gam ?

  • A

    tăng 0,8 gam.

  • B

    tăng 1,6 gam.

  • C

    giảm 0,8 gam.

  • D

    giảm 1,6 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Độ tăng khối lượng= \({{\rm{m}}_{{\rm{B}} \downarrow }} - {{\rm{m}}_{{\rm{A tan}}}}\)

Lời giải chi tiết :

nAgNO3 = 0,1.0,1 = 0,01 mol

Fe  +  2AgNO3  →  Fe(NO3)2  +  2Ag

0,005 ← 0,01               →            0,01

=>Độ tăng khối lượng= \({{\rm{m}}_{{\rm{B}} \downarrow }} - {{\rm{m}}_{{\rm{A tan}}}}\)= 0,01.108 – 0,005.56 = 0,8 gam

close