Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 5: Hidrocacbon no - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :

  • A

    Phản ứng tách. 

  • B

    Phản ứng thế.   

  • C

    Phản ứng cộng.   

  • D

    Cả A, B và C.

Câu 2 :

$A{l_4}{C_3} + {\text{ }}{H_2}O \to X + {\text{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}$. X là

  • A

    CH4

  • B

    C2H6

  • C

    C3H8

  • D

    C3H6

Câu 3 :

Cho các chất sau :

C2H6  (I)                      C3H8  (II)                    n-C4H10  (III)              i-C4H10 (IV)

Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy là :

  • A

    (III) < (IV) < (II) < (I).           

  • B

    (III) < (IV) < (II) < (I).

  • C

    (I) < (II) < (IV) < (III). 

  • D

    (I) < (II) < (III) < (IV).

Câu 4 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CH4 bằng phản ứng

  • A

    crackinh n-butan.

  • B

    cacbon tác dụng với hiđro.

  • C

    nung natri axetat với vôi tôi xút.

  • D

    điện phân dung dịch natri axetat.

Câu 5 :

Cho các chất sau :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A

    I < II < III.         

  • B

    II < I < III.       

  • C

    III < II < I.     

  • D

    II < III < I.

Câu 6 :

Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :

            (1) (CH3)3CCH2Cl     (2) CH3C(CH2Cl)2CH3          (3) CH3ClC(CH3)3

  • A

    (1) và (2).          

  • B

    (2) và (3).     

  • C

    (2).                 

  • D

    (1).

Câu 7 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là :              

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    2.

  • D

    5.

Câu 8 :

Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là

  • A

    1-metylbutan.     

  • B

    2-metylbutan.        

  • C

    pentan

  • D

    2, 2 -đimetylpropan.

Câu 9 :

Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thấy thu được 3 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, cân lại phần dung dịch thấy khối lượng tăng lên so với ban đầu là 0,28 gam. Hiđrocacbon trên có CTPT là  

  • A

    C5H12.             

  • B

    C2H6.   

  • C

    C3H8.                     

  • D

    C4H10.

Câu 10 :

Khi đốt cháy hoàn toàn V lít C2H6 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của V là :

  • A

    8,96.            

  • B

    11,20.         

  • C

    13,44.               

  • D

    15,68.

Câu 11 :

Crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan được hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng 400 ml dung dịch brom a mol/l thấy khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so metan là 1,1875. Giá trị a là :

  • A

    0,5M.     

  • B

    0,25M.     

  • C

    0,175M.   

  • D

    0,1M.

Câu 12 :

Từ CH4 (các chất vô cơ và điều kiện có đủ) có thể điều chế các chất nào sau đây?

  • A

    CH3Cl

  • B

    C2H6

  • C

    C3H8

  • D

    Cả 3 chất trên

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là :

  • A

    Phản ứng tách. 

  • B

    Phản ứng thế.   

  • C

    Phản ứng cộng.   

  • D

    Cả A, B và C.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan

Lời giải chi tiết :

Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là phản ứng thế

Câu 2 :

$A{l_4}{C_3} + {\text{ }}{H_2}O \to X + {\text{ }}Al{\left( {OH} \right)_3}$. X là

  • A

    CH4

  • B

    C2H6

  • C

    C3H8

  • D

    C3H6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

$A{l_4}{C_3} + {\text{12}}{H_2}O \to 3C{H_4} + {\text{ 4}}Al{\left( {OH} \right)_3}$

Câu 3 :

Cho các chất sau :

C2H6  (I)                      C3H8  (II)                    n-C4H10  (III)              i-C4H10 (IV)

Nhiệt độ sôi tăng dần theo dãy là :

  • A

    (III) < (IV) < (II) < (I).           

  • B

    (III) < (IV) < (II) < (I).

  • C

    (I) < (II) < (IV) < (III). 

  • D

    (I) < (II) < (III) < (IV).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi cấu trúc phân tử càng gọn thì tonc, tos càng cao và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Vì phân tử i-C4H10 có cấu trúc cồng kềnh hơn n-C4H10 nên tos nhỏ hơn: (IV) < (III)

Nhiệt độ sôi tăng dần khi tăng khối lượng phân tử => (I) < (II) < (IV) < (III)

Câu 4 :

Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CH4 bằng phản ứng

  • A

    crackinh n-butan.

  • B

    cacbon tác dụng với hiđro.

  • C

    nung natri axetat với vôi tôi xút.

  • D

    điện phân dung dịch natri axetat.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong phòng thí nghiệm, CH4 được điều chế bằng cách nung natri axetat với vôi tôi xút

Câu 5 :

Cho các chất sau :

Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất là :

  • A

    I < II < III.         

  • B

    II < I < III.       

  • C

    III < II < I.     

  • D

    II < III < I.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khi cấu trúc phân tử càng cồng kềnh thì tonc, tos càng thấp và ngược lại.

Lời giải chi tiết :

Cả 3 chất đều có 5C => tos phụ thuộc vào cấu trúc phân tử. Phân tử càng cồng kềnh thì nhiệt độ sôi càng thấp

=> (III) có cấu trúc cồng kềnh nhất => (III) < (II) < (I)

Câu 6 :

Sản phẩm của phản ứng thế clo (1:1, ánh sáng) vào 2,2-đimetylpropan là :

            (1) (CH3)3CCH2Cl     (2) CH3C(CH2Cl)2CH3          (3) CH3ClC(CH3)3

  • A

    (1) và (2).          

  • B

    (2) và (3).     

  • C

    (2).                 

  • D

    (1).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng halogen hóa của ankan

Lời giải chi tiết :

2,2-đimetylpropan: (CH3)3C-CH3 => chỉ có 1 vị trí thế Cl

(CH3)3C-CH3 + Cl2 → (CH3)3C-CH2Cl + HCl

Câu 7 :

Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho X tác dụng với Cl2 (theo tỉ lệ số mol 1 : 1), số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra là :              

  • A

    3.

  • B

    4.

  • C

    2.

  • D

    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Xác định số nguyên tử C trong X

Số C = \(\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_X}}}\)

- Xác định CTPT của X

X chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử

=> X là ankan

=> số vị trí thế monoclo

Lời giải chi tiết :

- Đốt cháy 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích CO2 => trong X có 6 nguyên tử C

- Vì X chỉ chứa liên kết σ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba trong một phân tử

=> X là ankan C6H14 có công thức phân tử là (CH3)2 - CH – CH(CH3)2

=> có 2 vị trí thế monoclo

Câu 8 :

Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là

  • A

    1-metylbutan.     

  • B

    2-metylbutan.        

  • C

    pentan

  • D

    2, 2 -đimetylpropan.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Viết đồng phân ankan

- Xét các vị trí thế clo của mỗi đồng phân

Lời giải chi tiết :

C5H12 có 3 đồng phân:

$\overset{1}{\mathop{C}}\,{{H}_{3}}-\overset{2}{\mathop{C}}\,{{H}_{2}}-\overset{3}{\mathop{C}}\,{{H}_{2}}-C{{H}_{2}}-C{{H}_{3}}$ : có 3 vị trí thế Clo (1, 2, 3), vị trí C4 giống C2 và C5 giống C1

có 4 vị trí thế Clo (1, 2, 3, 4), vị trí C5 giống C1

 

(CH3)3C – CH3  : chỉ có 1 vị trí thế Clo vì 4 nhóm CH3 đều giống nhau

Câu 9 :

Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A. Sản phẩm thu được hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M thấy thu được 3 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, cân lại phần dung dịch thấy khối lượng tăng lên so với ban đầu là 0,28 gam. Hiđrocacbon trên có CTPT là  

  • A

    C5H12.             

  • B

    C2H6.   

  • C

    C3H8.                     

  • D

    C4H10.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

- Trường hợp 1 : Ca(OH)2 dư, chỉ xảy ra phản ứng tạo kết tủa :

CO2 + Ca(OH)2  → CaCO3 + H2O  (1)

+) mdung dịch tăng = ${{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{C{{O}_{2}}}}-{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}$

- Trường hợp 2 : Ca(OH)2 phản ứng hết :

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO+ H2O  (1)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2    (2)

+) mdung dịch tăng = ${{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{C{{O}_{2}}}}-{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}$

Lời giải chi tiết :

Theo giả thiết ta có :  Do đó có hai trường hợp xảy ra :

TH1: Ca(OH)2 dư, chỉ xảy ra phản ứng tạo kết tủa :

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)

0,03    0,03           0,03

mdung dịch tăng = ${{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{C{{O}_{2}}}}-{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}=0,28\,\,gam\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=0,28+3-0,03.44=\,\,1,96\,\,gam$

$\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,1088\,\,mol\Rightarrow {{n}_{H}}=0,217\,\,mol\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}=0,03:0,217=1:7,3\,\,(loại).$

TH2 : Ca(OH)2 phản ứng hết :

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O  (1)

0,03    0,03           0,03

2CO2  +   Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2  (2)

0,02        0,01    

$\Rightarrow {{n}_{C{{O}_{2}}}}=0,05\,\,mol.$

mdung dịch tăng = ${{m}_{{{H}_{2}}O}}+{{m}_{C{{O}_{2}}}}-{{m}_{CaC{{O}_{3}}}}=0,28\,\,gam\Rightarrow {{m}_{{{H}_{2}}O}}=0,28+3-0,05.44=\,\,1,08\,\,gam$

$\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=0,06\,\,mol\Rightarrow {{n}_{H}}=0,12\,\,mol\Rightarrow {{n}_{C}}:{{n}_{H}}=0,05:0,12=5:12\,$

Vậy CTPT của ankan là C5H12

Câu 10 :

Khi đốt cháy hoàn toàn V lít C2H6 (đktc) thu được 44 gam CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của V là :

  • A

    8,96.            

  • B

    11,20.         

  • C

    13,44.               

  • D

    15,68.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức : nankan = nH2O – nCO2

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 1 mol ;  nH2O = 1,5 mol

Áp dụng công thức : nankan = nH2O – nCO2 = 1,5 – 1 = 0,5 mol

=> VC2H6 = 0,5.22,4 = 11,2 lít

Câu 11 :

Crackinh hoàn toàn 6,6 gam propan được hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ X qua bình đựng 400 ml dung dịch brom a mol/l thấy khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so metan là 1,1875. Giá trị a là :

  • A

    0,5M.     

  • B

    0,25M.     

  • C

    0,175M.   

  • D

    0,1M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) ${{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{8}}}}={{n}_{C{{H}_{4}}}}={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}$

+) Sau khi qua bình đựng brom khí thoát ra khỏi bình có  nên ngoài CH4 còn có C2H4 dư.

+) Từ $\bar{M}=19$ => a

+) nC2H4 phản ứng với Br2 = nBr2 

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng xảy ra :

            C3H8 $\xrightarrow{{}}$   CH4    +    C2H4 (1)

            C2H4     +    Br2   $\xrightarrow{{}}$  C2H4Br2             (2)

Theo (1) và giả thiết ta có : ${{n}_{{{C}_{3}}{{H}_{8}}}}={{n}_{C{{H}_{4}}}}={{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}=\frac{6,6}{44}=0,15\,\,mol$

Sau khi qua bình đựng brom khí thoát ra khỏi bình có $\overline{M}=1,1875.16=19$ nên ngoài CH4 còn có C2H4 dư.

Gọi nC2H4 dư = a mol

$\bar{M}=\frac{16.0,15+28a}{0,15+a}=19\,\,=>\,\,a=0,05\,\,mol$

=> nC2H4 phản ứng với Br2 = 0,15 – 0,05 = 0,1 mol => nBr2 = 0,1 mol

=> CM Br2 = $\frac{0,1}{0,4}=0,25M$

Câu 12 :

Từ CH4 (các chất vô cơ và điều kiện có đủ) có thể điều chế các chất nào sau đây?

  • A

    CH3Cl

  • B

    C2H6

  • C

    C3H8

  • D

    Cả 3 chất trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phương pháp điều chế và ứng dụng của metan

Lời giải chi tiết :

$C{H_4} + C{l_2}\xrightarrow{{as}}C{H_3}Cl + HCl$

$C{H_4}\xrightarrow{{1500^\circ C,\,xt}}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{ + {H_2}(Ni,t^\circ )}}{C_2}{H_6}$

$C{H_4}\xrightarrow{{1500^\circ C,\,xt}}{C_2}{H_2}\xrightarrow{{đime{\text{ }}hóa}}{C_4}{H_4}\xrightarrow{{ + {H_2}(Ni,t^\circ )}}{C_4}{H_{10}}\xrightarrow{{crackinh}}{C_3}{H_6}\xrightarrow{{ + {H_2}(Ni,t^\circ )}}{C_3}{H_8}$

close