Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương III - Sinh 12

Giải Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương III - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Điều nào sau đây về quần thể tự phối là không đúng?

A. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ phấn.

C. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm.

D. Quần thể biểu hiện tính đa hình.

Câu 2: Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:

A. A = 0,30 ; a = 0,70

B. A = 0,50 ; a = 0,50

C. A = 0,25 ; a = 0,75

D. A = 0,35 ; a = 0,65

Câu 3: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d + h + r = 1). Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Ta có:

A. \(p = d + \dfrac{h}{2};q = r + \dfrac{h}{2}\) 

B. \(p = r + \dfrac{h}{2};q = d + \dfrac{h}{2}\)

C. \(p = h + \dfrac{d}{2};q = r + \dfrac{d}{2}\)

D. \(p = d + \dfrac{h}{2};q = h + \dfrac{d}{2}\)

Câu 4: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

A. vốn gen của quần thể.

B. kiểu gen của quần thể.

C. kiểu hình của quần thể.

D. thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 5: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?

A. Quần thể có kích thước lớn.

B. Có hiện tượng di nhập gen.

C. Không có chọn lọc tự nhiên.

D. Các cá thể giao phối tự do.

Câu 6: Xét một quần thể ngẫu phối gồm 2 alen A, a. trên nhiễm sắc thể thường. Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Theo Hacđi-Vanbec thành phần kiểu gen của quần thể đạt trạng thái cân bằng có dạng:

A. p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

B. p2Aa + 2pqAA + q2aa = 1

C. q2AA + 2pqAa + q2aa = 1

D. p2aa + 2pqAa + q2AA = 1

Câu 7: Một quần thể có 1050 cá thể AA, 150 cá thể Aa và 300 cá thể aa. Nếu lúc cân bằng, quần thể có 6000 cá thể thì số cá thể dị hợp trong đó là

A. 3375 cá thể

B. 2880 cá thể

C. 2160 cá thể

D. 2250 cá thể

Câu 8: Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen 0,8Aa: 0,2aa. Qua chọn lọc, người ta đào thải các cá thể có kiểu hình lặn. Thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ sau là

A. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa

B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa

C. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa

D. 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa

Câu 9: Một quần thể thực vật ở thế hệ P gồm 150 cá thể có kiểu gen AA; 250 cá thể có kiểu gen Aa và 100 cá thể có kiểu gen aa. Cho P giao phấn ngẫu nhiên với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của F1 là: 

A. 0,305AA : 0,49Aa : 0,205aa.

B. 0,3025AA : 0,495Aa : 0,2025aa. 

C. 0,425AA : 0,25Aa : 0,325aa.

D. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa. 

Câu 10: Cho quần thể: P = 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa. Nếu ngẫu phối liên tiếp 3 thế hệ, thì tần số các alen ở đời thứ 3 là:

A. 0,25A + 0,75a.

B. 0,50A + 0,50a.

C. 0,75A + 0,25a

D. 0,95A + 0,05a.

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
D A A A B
6 7 8 9 10
A D D B B

Câu 1: D sai

Câu 2: A = 65/260 + 26/(260x2) = 0,3. a = 1 - 0,3 = 0,7

Chọn A

Câu 3: Chọn A

Câu 4: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên vốn gen của quần thể.

Chọn A

Câu 5: Điều không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec là B

Chọn B

Câu 6: Chọn A

Câu 7: A = 1050/1500 +150/(1500x2) = 0,75, a = 1 - 0,75 = 0,25

Sau cân bằng, Aa = 6000 x 2 x 0,75 x 0,25 = 2250 cá thể

Chọn D

Câu 8: Sau chọn lọc, quần thể còn toàn Aa, thành phần kiểu gen thế hệ sau: 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa

Chọn D

Câu 9 : A = 0,55, a = 0,45

F1: 0,3025AA : 0,495Aa : 0,2025aa

Chọn B

Câu 10: Quần thể cân bằng -> không thay đổi tần số alen: A = 0,5, a = 0,5

Chọn B

HocTot.Nam.Name.Vn

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close