Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương I - Phần 2 - Sinh học 10Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 10 - Chương I - Phần 2 - Sinh học 10 Đề bài Câu 1. Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết với nhau bằng? A. Liên kết phốtphodieste B. Liên kết hidro C. Liên kết glicozo D. Liên kết peptit Câu 2. Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic? A. C, H, O, N, P B. C, H, O, P, K C. C, H, O, S D. C, H, O, P Câu 3. Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa? A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của phân tử ADN B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp trên một mạch đơn của phân tử ADN D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN Câu 4. Axit nucleic cấu tạo theo nguyên tắc nào sau đây? A. Nguyên tắc đa phân B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân C. Nguyên tắc bổ sung D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân Câu 5. Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng? A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O, N B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN) Câu 6. Các loại nucleotit cấu tạo nên phân tử ADN khác nhau ở? A. Thành phần bazo nito B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với axit H3PO4 C. Kích thước và khối lượng các nucleotit D. Cấu tạo từ các nguyên tố hữu cơ. Câu 7. Liên kết hóa học đảm bảo cấu trúc của từng đơn phân nucleotit trong phân tử ADN là? A. Liên kết glicozit và liên kết este B. Liên kết hidro và liên kết este C. Liên kết glicozit và liên kết hidro D. Liên kết đisunphua và liên kết hidro Câu 8. Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do? A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X) B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito có kích thước lớn liên kết với nhau Câu 9. Yếu tố quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của phân tử ADN là? A. Số lượng các nucleotit trong phân tử ADN B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN Câu 10. Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng các? A. Liên kết glicozit B. Liên kết phốtphodieste C. Liên kết hidro D. Liên kết peptit Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Trên một mạch của ADN và ARN các nucleotit đều liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste. Chọn A Câu 2 Các nucleic là 1 hợp chất hữu cơ đại phân tử được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học như C, H, O, P, N. Chọn A Câu 3 Trên 1 mạch của ADN, các nucleotit đều liên kết với nhau bằng liên kết photphodieste theo cách đường của nucleotit này liên kết với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp Chọn C Câu 4 Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Chọn A Câu 5 Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit ribonucleic (ARN). Chọn D Câu 6 Các nucleotit đều được cấu tạo bởi 2 phần chung là axit photphoric và đường. Nhưng khác nhau về thành phần bazo nito. Chọn A Câu 7 Liên kết hóa học đảm bảo cấu trúc của từng đơn phân nucleotit trong phân tử ADN là liên kết glicozit và liên kết este. Chọn A Câu 8 Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X), làm cho kích thước của ADN được giữ vững bằng liên kết hidro nên có đường kính không đổi. Chọn A Câu 9 ADN có tính đặc trưng là bởi vì trình tự sắp xếp các nucleotit khác nhau thì khác nhau Chọn C Câu 10 Giữa 2 mạch của ADN, các nucleotit được liên kết với nhau bằng liên kết hidro Chọn C HocTot.Nam.Name.Vn
|