Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Vua Nam Hán đã có hành động gì khi được tin quân Hán bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoàng Tháo bị giết? A. Đem quân tấn công quyết giành chiến thắng. B. Hạ lệnh rút quân về nước. C. Cầu hòa mong rút quân về nước an toàn. D. Tự vẫn ngay tại cửa sông Bạch Đằng. Câu 2. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Lưu Cung. B. Lưu Nham. C. Lưu Ẩn. D. Lưu Hoằng Tháo. Câu 3. Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất, Ngô Quyền được phong giữ chức vụ gì? A. Thái úy Giao Châu. B. Thứ sử Giao Châu. C. Thứ sử Ái Châu. D. Thứ sử Hoan Châu. Câu 4. Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán? A. Khi quân chuẩn bị tiến đến bãi cọc ngầm. B. Khi nước triều lên. C. Khi nước triều rút. D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa sông Bạch Đằng. Câu 5. Khi sang xâm lược nước ta, vua Nam Hán đóng quân ở đâu để sẵn sàng tiếp ứng cho Lưu Hoằng Tháo? A. Hải Môn (Quảng Tây - Trung Quốc). B. Đại La (Tống Bình - Hà Nội). C. Cửa biển Bạch Đằng. D. Thành Thăng Long (Hà Nội). Câu 6. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn tư liệu sau: “………… có thể lấy quân mới họp …… mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho … không dám sang lại lần nữa.” A. Tiền Ngô Vương ... của nước Việt ta ... người phương Bắc. B. Ngô Quyền ... của mình ... quân Hán. C. Quân giặc ... chưa được bao lâu ... quân ta. D. Dương Đình Nghệ ... của nước ta ... người Trung Quốc. Câu 7. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc vào năm 937 nhằm mục đích gì? A. Đoạt chức Tiết độ sứ. B. Đánh chiếm Đại La, làm chủ Giao Châu. C. Tiêu diệt Kiều Công Tiễn, trả thù cho Dương Đình Nghệ. D. Tiếp nhận quyền Tiết độ sứ sau khi Dương Đình Nghệ qua đời. Câu 8. Kế hoạch đánh quân xâm lược Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì độc đáo? A. Dùng kế mai phục hai bên bờ sông sau đó tấn công trực diện vào các con thuyền lớn. B. Bố trí trận địa mai phục ở tất cả các đoạn đường chúng có thể đi qua để đánh bại kẻ thù. C. Dùng kế đóng cọc trên khúc sông hiểm yếu, nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng. D. Mở trận đánh quyết định đánh bại quân địch, rồi giảng hòa, mở đường cho chúng rút về nước. Câu 9. Vì sao Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán? A. Kiều Công Tiễn sợ Ngô Quyền. B. Kiều Công Tiễn biết mình không thể đối phó với Ngô Quyền. C. Kiều Công Tiễn muốn giảng hoà với nhà Nam Hán. D. Kiều Công Tiễn muốn vua Nam Hán công nhận mình là Tiết độ sứ. Câu 10. Tại sao quân Nam Hán tiến hành xâm lược nước ta lần thứ hai? A. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán. B. Quân Nam Hán thất bại trong trận Bạch Đằng. C. Đề phòng sự phản bội của Kiều Công Tiễn. D. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 75. Cách giải: Vua Nam Hán khi được tin bại trận trên sông Bạch Đằng, con trai là Hoằng Tháo bị chết, đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 74. Cách giải: Năm 938, vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 73. Cách giải: Ngô Quyền là tướng giỏi của Dương Đình Nghệ, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ nhất năm 931. Sau đó, ông được phong làm thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa). Chọn: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 75. Cách giải: - Khi quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng cũng là lúc triều lên, Ngô Quyền cho một đội thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vờ thua chạy. Thấy vậy, Hoằng Tháo hăm hở đốc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc mà không hề hay biết. - Đến khi nước triều rút, bãi cọc dần nhô lên. Quân ta từ phía thượng lưu đánh mạnh xuống, quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn vỡ tàn tành. Chọn: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 74. Cách giải: Năm 938, vua Hán sai Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thủy sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch – Quảng Tây – Trung Quốc), sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 76. Cách giải: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước, xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám sang lại lần nữa.” (Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử kí toàn thư). Chọn: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 74, suy luận. Cách giải: Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết để đoạt chức tiết độ sứ. Nhận được tin, con rể của Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền nhanh chóng kéo quân ra Bắc để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Chọn: C Câu 8. Phương pháp: sgk trang 74-75, suy luận. Cách giải: Điểm đặc biệt trong kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền là dùng kế đóng cọc ở cửa sông Bạch Đằng, cho quân mai phục ở hai bên bờ sông. Khi thủy triều lên, ông cho một toán quân ra khiêu chiến, giả vờ thua, nhử quân Hán vào bên trong bãi cọc. Vừa lúc nước triều rút, cọc nhô lên, quân ta đổ ra đánh. Nhờ kế hoạch đúng đắn này nên chủ tướng giặc bị tiêu diệt, quân ta giành thắng lợi. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: sgk trang 74, suy luận. Cách giải: Khi được tin Ngô quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn biết mình không thể một mình chống lại Ngô Quyền nên đã cầu cứu nhà Nam Hán. Đây là cái cớ để vua Nam Hán cho quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Chọn: B Câu 10. Phương pháp: sgk trang 74, suy luận. Cách giải: - Kiều Công Tiễn hoảng sợ vội cho người cầu cứu nhà Nam Hán. - Nhà Nam Hán vốn đã nuôi sẵn ý đồ xâm lược nước ta và trả thù cho thất bại trong cuộc xâm lược nước ta lần thứ nhất, nhân cớ cầu cứu của Kiều Công Tiễn, vua Nam Hán cho quân xâm lược nước ta lần hai. Chọn: A HocTot.Nam.Name.Vn
|