Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 9 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 9 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1. Nghệ thuật kiến trúc và điều khắc thời Trần có nét gì độc đáo? A. Vô số các công trình được tu sửa có quy mô lớn nhất Đông Dương. B. Hình rộng được khắc trên đá trau chuốt, uy nghiêm. C. Xây dựng Đại Nội tại kinh thành Huế. D. Nhiều thành kiên cố được xây dựng ở các tỉnh. Câu 2. Lí do nào quan trọng nhất để khẳng định nhà nước phong kiến thời Trần là nhà nước quân chủ quý tộc? A. Tầng lớp quý tộc, vương hầu có nhiều đặc quyền, đặc lợi. B. Xã hội có sự phân hóa mạnh mẽ hơn. C. Chịu tác động mạnh mẽ của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. D. Nông dân là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Câu 3. Nội dung nào không đúng khi nhận xét về tình hình văn hóa, khoa học – kĩ thuật dưới thời Trần? A. Phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý trên nhiều phương diện. B. Chính sách quan tâm của nhà Trần đóng vai trò quan trọng. C. Chế tạo được nhiều thuyền chiến, vũ khí hiện đại. D. Đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Câu 4. Một trong những nhân tố quan trọng đưa đến sự phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục thời Trần là A. Chính sách quan tâm, biện pháp cụ thể của nhà nước. B. Xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà khoa học có tài năng. C. Sự phát triển của lòng tự hào và tự cường dân tộc. D. Nho giáo ngày càng giữ vị trí quan trọng. Câu 5. Điền vào chỗ trống cụm từ đúng nhất: ... là thầy giáo, là nhà nho dưới thời Trần được triều đình trọng dụng nhất. A. Trương Hán Siêu B. Chu Văn An. C. Đoàn Nhữ Hài. D. Phạm Sư Mạnh. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 6. Vì sao thời Trần Nho giáo ngày càng phát triển? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 72, 73, suy luận. Cách giải: Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần có nhưng nét độc đáo sau: - Kiến trúc: + Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa), + Một số công trình được tu sửa lại có quy mô hơn như cung điện và Hoàng thành ở Thăng Long, cung Thái thượng hoàng ở Tức Mặc (Nam Định), tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc). - Điêu khắc: Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Nhà nước phong kiến thời Trần là nhà nước quân chủ quý tộc bởi vì sau kháng chiến chống Mông - Nguyên, xã hội ngày càng phân hóa mạnh mẽ. Sự phân biệt đẳng cấp ngày càng sâu sắc, nhất là tầng lớp quý tộc, vương hầu nhà Trần có nhiều đặc quyền, đặc lợi, trong khi đó tầng lớp nông nô, nô tì đông đảo nhưng đây là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội. Họ bị lệ thuộc vào tầng lóp quý tộc. => Đặc điểm nhà nước thời Trần là nhà nước quân chủ quý tộc. Chọn: A Câu 3. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Tình hình văn hóa, khoa học – kĩ thuật dưới thời Trần mang các đặc điểm sau: - Phát triển mạnh mẽ hơn thời Lý. - Đã đạt được nhiều thành tựu về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật. - Chính sách quan tâm của nhà Trần trên tất cả các mặt là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật phát triển. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: - Văn hoá, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển là do những chính sách quan tâm đúng đắn cùng với các biện pháp cụ thể của nhà nước. - Nền kinh tế phát triển, xã hội ổn định có điều kiện phát triển khoa học, giáo dục trong cả nước. - Các tác phẩm văn học ra đời trong điều kiện các cuộc kháng chiến của nhân dân diễn ra và giành thắng lợi vang dội, vì vậy trong mỗi tác phẩm đều mang đậm lòng tự hào, tự cường dân tộc. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: Chu Văn An là thầy giáo, là nhà nho dưới thời Trần được triều đình trọng dụng nhất. Chọn: B II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6. - Thời Trần, Nho giáo ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, nhà Nho được trọng dụng và bổ nhiệm giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Việc quan tâm đến chế độ học tập, thi cử để đào tạo, tuyển dụng quan lại với nội dung học tập là đạo Nho, ngày càng trở nên cần thiết ở chế độ phong kiến Việt Nam. Vì thế, thời nhà Trần, Nho giáo ngày càng phát triển. - Nhiều nhà Nho được triều đình trọng dụng như Trương Hán Siêu, Đoàn Nhữ Hài, Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, đặc biệt là thầy giáo Chu Văn An. HocTot.Nam.Name.Vn
|