Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là A. Trưng Vương B. Hùng Vương. C. Vua. D. Đế vương. Câu 2. Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện đã chia làm những đạo quân nào? A. bộ binh và đạo binh. B. quân bộ và quân thủy. C. quân tinh nhuệ và dân thường. D. quân thủy và đạo binh. Câu 3. Khi xây dựng nền tự chủ, Hai Bà Trưng vẫn để Lạc tướng giữ quyền cai quản A. các xã. B. các châu. C. các hương. D. các huyện. Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải chính sách Hai Bà Trưng thực hiện sau khi khởi nghĩa thắng lợi? A. Phong chức tước cho những người có công. B. Xã thuế ba năm liền cho dân. C. Thành lập chính quyền tự chủ. D. Xóa bỏ luật pháp hà khắc trước đây. Câu 5. Tại sao vua nhà Hán lại chọn Mã Viện làm chỉ huy đạo quân xâm lược? A. Là viên tướng lão luyện. B. Có mối liên hệ với Hai Bà Trưng. C. Đã từng chinh chiến ở phương Bắc. D. Nổi tiếng nhân hậu. Câu 6. Tại sao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43), quân ta phải rút về giữ Cổ Loa và Mê Linh? A. Cuộc chiến đấu ở Mê Linh thất bại. B. Cuộc chiến đấu ở Lãng Bạc thất bại. C. Cuộc chiến đấu ở Hát Môn thất bại. D. Cuộc chiến đấu ở Hợp Phố thất bại. Câu 7. Ý nào sau đây không phải là thứ Mã Viện mang theo khi tiến vào nước trong năm 42? A. hai nghìn xe, thuyền các loại. B. làm thêm nhiều đường xá. C. nhiều dân phu. D. hai vạn quân tinh nhuệ. Câu 8. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) của nhân dân ta thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. So sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch. B. Nhân dân chưa triệt để chống giặc. C. Chưa có đường lối kháng chiến đúng. D. Người lãnh đạo không có tài năng. Câu 9. Khái niệm “kháng chiến” và “khởi nghĩa” khác nhau ở điểm mấu chốt nào? A. có hay chưa có quân xâm lược. B. có hay chưa có văn hóa dân tộc C. có hay chưa có chính quyền tự chủ. D. có hay chưa có viên tướng lãnh đạo. Câu 10. Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị trướng ở khắp nơi nói lên điều gì? A. Nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao Hai Bà Trưng. B. Khẳng định tinh thần đoàn kết, yêu nước của nhân dân ta. C. Thể hiện vai trò của người phụ nữ trong lịch sử dân tộc. D. Thể hiện sự phát triển cùa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 50. Cách giải: Sau khi đánh đuổi quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua và xưng là Trưng Vương. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 50, 51. Cách giải: Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện liền chia quân thành hai đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ. Đó là: - Đạo quân bộ men theo đường biển, đẵn cây sẵn mở đường đi, lẻ qua Quỷ Môn Quan (Tiên Yên – Quảng Ninh) xuống vùng lục đầu. - Đạo quân thủy từ Hợp Phố vượt biển vào sông Bạch Đằng rồi ngược lên vùng Lục Đầu. Tại đây hai cánh quân hợp với nhau ở Lãng Bạc. Chọn: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 50. Cách giải: Khi xây dựng nền chủ, Trưng Vương vẫn để các Lạc tướng cai quản các huyện. Chọn: D Câu 4. Phương pháp: sgk trang 50, loại trừ. Cách giải: Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã: - Trưng Trắc xưng vương – Trưng Vương. - Đóng đô ở Mê Linh. - Phong tước cho những người có công, xây dựng nền tự chủ. - Xá thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ những thuế thuế vô lí, luật pháp hà khắc trước đây. => Đáp án B: xá thuế ba năm cho dân không phải chính sách Hai Bà Trưng thực hiện sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi. Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 50, suy luận. Cách giải: Vua nhà Hán chọn Mã Viện làm chỉ huy đạo quân xâm lược xuất phát từ lí do sau: - Mã Viện là viên tướng lão luyện, nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế. - Đã từng chinh chiến ở phương Nam. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 51, suy luận. Cách giải: Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện chủ trương chia quân Hán làm hai đạo quân thủy, bộ hợp nhau ở Lãng Bạc. Hai Bà Trưng kéo đến vùng Lãng Bạc để nghênh chiến, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Do thất bại ở Lãng Bạc, quân ta buộc phải rút về giữ Cổ Loa và Mê Linh. => Như vậy, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán, quân ta phải lui về Cổ Loa và Mê Linh do cuộc chiến ở Lãng Bạc thất bại. Chọn: B Câu 7. Phương pháp: sgk trang 50, suy luận. Cách giải: Sau khi được vua Hán phong làm Phục ba tướng quân, Mã Viện chỉ huy hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu tiến vào nước ta. => Loại trừ đáp án B: việc làm nhiều đường sá là hành động của vua Hán khi nghe tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, hơn nữa đường sá cũng không phải là thứ có thể mang theo. Chọn: B Câu 8. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 – 43) của nhân dân ta thất bại xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là so sánh lực lượng chênh lệch giữa ta và địch. - Ta: là một chính quyền tự chủ còn non trẻ, lực lượng đã bị tổn thất nhiều trong cuộc khởi nghĩa năm 40. - Địch: đông đảo về lực lượng và vũ khí chiến đấu (hai vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe, thuyền các loại và nhiều dân phu. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: Phân tích, so sánh. Cách giải: Phân biệt hai khái niệm: - Khởi nghĩa: khi ta chưa có chính quyền, vẫn còn đặt dưới ách thống trị của ngoại bang (quân xâm lược) => khởi nghĩa để giành lại chính quyền. - Kháng chiến: là khi đã thành lập chính quyền tự chủ => quân xâm lược đem quân tấn công => ta kháng chiến để bảo vệ chính quyền. => Điểm mấu chốt để phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm “khởi nghĩa” và “kháng chiến” là có hay chưa có chính quyền tự chủ. Chọn: C Câu 10. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ở khắp nơi thể hiện: - Nhân dân ta kính trọng và ghi nhớ công lao của Hai Bà Trưng và những vị tướng đã hi sinh vì độc lập, tự do của đất nước. - Khẳng định tinh thần không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của nhân dân ta. Chọn: A HocTot.Nam.Name.Vn
|