Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 23 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 23 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Người Chăm từ thế kỉ II đến thế kỉ X thường trao đổi buôn bán với nhân dân nước nào?

A. Ấn Độ, Trung Quốc.

B. Giao Châu, Pháp.

C. Tây Ban Nha, Ai Cập.

D. Hi Lạp, Trung Quốc.

Câu 2. Chữ viết riêng của người Chăm từ thế kỉ IV được bắt nguồn từ chữ nào của người Ấn Độ?

A. Chữ tượng hình.

B. Chữ Phạn.

C. Chữ tượng thanh.

D. Chữ giáp cốt.

Câu 3. Nhân dân Tương Lâm nổi dậy và giành được độc lập trong hoàn cảnh nào?

A. Nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy.

B. Nhà Hán tỏ ra bất lực với các quận xa.

C. Khu Liên đặt tên nước là Lâm Ấp.

D. Nhà Hán đặt ra huyện Tượng Lâm.

Câu 4. Nội dung nào không phán ánh tình hình kinh tế nông nghiệp của Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?

A. Biết sử dụng sức kéo của trâu bò.

B. Trồng lúa một năm hai vụ.

C. Nghề khai thác lâm thổ sản phát triển.

D. Có sự giao lưu với các nước láng giềng.

Câu 5. Quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa diễn ra trên cơ sở nào?

A. Hợp tác kinh tế giũa các bộ lạc.

B. Hợp tác để cùng chống ngoại xâm.

C. Các hoạt động quân sự.

D. Giao lưu văn hoá giữa các bộ lạc.                          

Câu 6. Nhân tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào năm 192 - 193?

A. Trung Quốc có nhiều lực lượng nổi loạn.

B. Tượng Lâm nằm xa chính quyền đô hộ.

C. Nhân dân Giao Chỉ, Nhật Nam thường xuyên nổi dậy.

D. Chính quyền của người Việt cai quản toàn bộ vùng Tượng Lâm.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Tượng Lâm vốn là địa bàn cư trú của bộ lạc nào? Họ thuộc nền văn hoá gì? Cư dân Tượng Lâm có điểm nào gần gũi với người Việt?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

A

B

B

D

C

B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 67.

Cách giải:

Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 68.

Cách giải:

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn (sanskrit) của người Ấn Độ.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 67, suy luận.

Cách giải:

Đầu thế kỉ II, trong hoàn cảnh nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy. Nhà Hán tỏ ra bất lực, nhất là đối với các quận xa. Trước hoàn cảnh đó, năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập.

Chọn: B

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 67, loại trừ.

Cách giải:

Tình hình nông nghiệp Champa thế kỉ II đến thế kỉ X:

- Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.

- Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.

=> Đáp án D: là tình hình thương nghiệp.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 67, suy luận.

Cách giải:

- Sự thành lập: năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập.

- Sự mở rộng: các vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa và Cau ở phía Nam, tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Phía Bắc đến Hoành Sơn (huyện Tây Quyển), phía Nam đến Phan Rang, rồi đổi tên nước là Cham-pa, đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

=> Quá trình thành lập mà mở rộng nước Champa đều diễn ra trên cơ sở các hoạt động quân sự.

Chọn: C

Câu 6.

Phương pháp: Dựa vào sự ra đời của nhà nước Lâm Ấp để suy luận trả lời

Cách giải:

Thời nhà Hán nước ta bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh thuận lợi đó, năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập và giành thắng lợi.

Chọn: B

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk trang 66.

Cách giải:

- Tượng Lâm vốn là địa bàn cư trú của bộ lạc Dừa (người Chăm cổ), thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).

- Cư dân Tượng Lâm có điểm gần gũi với người Việt, đó là:

+ Họ theo đạo Phật, có tục ăn cau trầu.

+ Họ biết sử dụng công cụ đồng, sắt và dùng sức kéo của trâu, bò để cày, bừa.

+ Họ trồng cây ăn quả, khai thác mỏ, khai thác lâm thổ sản và phát triển nghề đánh cá.

+ Và người dân Tượng Lâm cũng bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị.

HocTot.Nam.Name.Vn