Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1. Mặc dù thắng lợi, song tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch? A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo của dân tộc. B. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. C. Để bảo toàn lực lượng của mình. D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 2. Một trong những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là gì? A. Sử dụng chiến thuật “công tâm” đánh vào tâm lí địch. B. Thực hiện “tiên phát chế nhân” ở giai đoạn cuối. C. Tiêu diệt bộ binh của địch, không cho bộ binh hỗ trợ được thủy quân. D. Đề nghị “giảng hòa” khi rơi vào tình thế bất lợi. Câu 3. Một trong những nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI là A. Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng. B. Tinh thần yêu nước của quan lại triều đình. C. Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. D. Chiến thuật công tâm độc đáo. Câu 4. Một trong những nội dung quan trọng thể hiện vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) là gì? A. Cho quân mai phục những vị trí quan trọng ở gần biên giới Việt – Tống. B. Tự giải phóng các vùng đất bị quân Tống chiếm đóng. C. Đưa ra kế sách chủ động tiến công khi thời cơ đến gần. D. Chiêu mộ binh lính đánh bại hoàn toàn bộ binh của địch. Câu 5. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là A. Đề do vua trực tiếp chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến. B. Đều đánh dấu thắng lợi bằng trận chiến trên sông. C. Đều đánh bại sự kết hợp quân thủy bộ của địch. D. Đều chủ động đánh địch trước khi chúng tiến vào. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 6. Trước việc nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì? Em có nhận xét gì về chủ trương đó? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 42, suy luận. Cách giải: Giữa lúc quân Tống gặp khó khăn khi thất bại tại trận Như Nguyệt nhưng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách “giảng hòa”, mềm dẻo, thương lượng với quân Tống. Cách giải quyết này không phải Lý Thương Kiệt lo sợ quân Tống sẽ quay lại xâm lược mà để đảo bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước từ trước. Đồng thời, điều này cũng minh chứng cho truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt vẫn còn được tiếp tục duy trì. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như: - Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động. - Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt. - Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. - Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” - Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch. - Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất. Chọn: A Câu 3. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: * Nguyên nhân thắng lợi xuyên suốt của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X đến XI là: - Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng lãnh đạo. Chọn: C Câu 4. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Vai trò của các dân tộc ít người trong cuộc kháng chiến chống Tống vô cùng quan trọng. Biểu hiện: - Khi quân Tống mới có âm mưu xâm lược Đại Việt: Các tù trưởng được lệnh và tiến hành chiêu mộ binh lính đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống. - Khi nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: Các tù trưởng Thân Cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy một dạo quân là những dân binh miền núi đánh vào châu Ung (Quảng Tây). - Khi cuộc kháng chiến bùng nổ: Các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới Việt - Tống đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng. => Dưới sự lãnh đạo tài tình của Lý Thường Kiệt đã đoàn kết được lực lượng toàn dân (trong đó các dân tộc ít người đóng góp một phần vô cùng quan trọng), đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Tống một cách vẻ vang. Chọn: A Câu 5. Phương pháp: So sánh, liên hệ. Cách giải:
Chọn: B II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 6. Trước việc nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì? Em có nhận xét gì về chủ trương đó? - Trước tình hình nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo."Ngồi yên đợi giặc, không bàng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc". - Đây không phải là một chủ trương liều lĩnh, thiếu suy nghĩ mà thực sự là một chủ trương sáng tạo, độc đáo, rất chủ động của Lý Thường Kiệt. - Trước tình hình quân xâm lược đang đến gần, nhằm giành thế chủ động, tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược → đây là cuộc tấn công đề tự vệ chứ không phải là cuộc tấn công xâm lược. HocTot.Nam.Name.Vn
|