Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 3 lịch sử 8 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Triều đình Huế đã có hành động gì từ những hành động của Pháp trước khi đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất?

A. Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

B. Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

C. Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

D. Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Câu 2. Hiệp ước nào đánh dấu triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp?

A. Hiệp ước Nhâm Tuất.

B. Hiệp ước Giáp Tuất.

C. Hiệp ước Hác măng.

D. Hiệp ước Patơnốt.

Câu 3. Trong cuộc tấn công, mở rộng đánh chiếm ra Cầu Giấy lần thứ nhất, quân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân

A. Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc.

B. Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương.

C. Nguyễn Mậu Kiến, Phạm Văn Nghị.

D. Trần Tấn, Đặng Như Mai.

Câu 4. Chính sách đối nội và đối ngoại lỗi thời của triều đình Huế sau năm 1867 thể hiện qua hành động, chính sách nào?

A. Ra sức củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

B. Tiếp tục thực hiện cải cách của Nguyễn Trường Tộ.

C. Đặt quan hệ ngoại giao với phương Tây.

D. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Em hãy trình bày những nội dung cơ bản của Hiệp ước Hácmăng (25/8/1883).

Câu 2. (3 điểm) Tại sao sau Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (19-5-1883), Pháp lại càng củng cố quyết tâm hoàn thành xâm chiếm nước ta?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

B

B

A

D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 120.

Cách giải:

Từ những hành động của Pháp sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì (trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất), triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.

Chọn: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Ngày 15-3-1874, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất. Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Chọn: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Ngày 21-2-1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gacniê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 120, suy luận.

Cách giải:

Một trong những biểu hiện minh chứng cho chính sách đối nội và đối ngoại lỗi thời của triều đình Huế sau năm 1867 là tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”. Chính sách này không những không mang lại hiệu quả mà còn khiến nước ta bị cô lập, tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu => Khó khăn trong việc chống chọi với một quốc gia phương Tây đang phát triển hiện đại như Pháp.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 123.

Cách giải:

Ngày 25/8/1883, triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Hácmăng. Hiệp ước bao gồm những nội dung chính sau:

- Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của Pháp tại Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình chỉ được cai quản vùng Trung Kì.

- Triều đình phải hoàn toàn phụ thuộc vào ngoại giao của Pháp.

- Quân sự:

+ Thu hồi số quân ở Bắc Kì

+ Nhận sĩ quan và chỉ huy người Pháp.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 123, suy luận.

Cách giải:

Sở dĩ sau chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của nhân dân ta (19/5/1883), thực dân Pháp càng củng cố quyết tâm hoàn thành xâm chiếm nước ta vì:

- Triều đình Huế lục đục do vua Tự Đức vừa qua đời.

- Nhà Mãn Thanh còn dè dặt khi can thiệp vào Việt Nam.

- Chủ nghĩa tư bản Pháp đang trên đà phát triển nên càng cần thị trường và thuộc địa.

=> Pháp càng phải nhanh chóng hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam.

HocTot.Nam.Name.Vn

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close