Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 7 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Sau khi đánh tan quan Nam Hán, Ngô Quyền xưng vương năm nào? Đóng đô ở đâu? A. Năm 938, đóng đô ở Cổ Loa. B. Năm 939, đóng đô ở Cổ Loa. C. Năm 938, đóng đô ở Hoa Lư. D. Năm 939, đóng đô ở Hoa Lư. Câu 2. Ở cấp địa phương dưới triều Ngô, người đứng đầu các châu được gọi là A. Thứ sử. B. Quan lại. C. Quan châu. D. Tiết độ sứ. Câu 3. Sau khi Ngô Quyền mất, quyền lực rơi vào tay ai? A. Ngô Xương Văn. B. Kiều Công Hãn. C. Dương Tam Kha. D. Ngô Xương Ngập. Câu 4. “Loạn 12 sứ quân” là thời kì như thế nào? A. 12 địa phương hợp nhất thành một nước. B. 12 tướng lĩnh giúp sức Ngô Quyền xây dựng đất nước. C. đất nước phát triển với thế lực của 12 vùng địa phương. D. đất nước chia cắt, 12 tướng lĩnh chiếm các vùng cát cứ. Câu 5. Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là A. Vạn Thắng vương. B. Bắc Bình vương. C. Bình Định vương. D. Bố Cái Đại vương. Câu 6. Đinh Bộ Lĩnh xây dựng căn cứ ở vùng nào? A. Hoa Lư (Nam Định). B. Hoa Lư (Ninh Bình). C. Phong Châu (Phú Thọ). D. Đường Lâm (Sơn Tây). Câu 7. Ý nào dưới đây phản ánh không đúng lí do Đinh Bộ Lĩnh quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc? A. Khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc, B. Nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc. C. Khẳng định ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa giành lại được sau hơn mười thế kỷ. D. Muốn duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Câu 8. Cuốn "Lịch sử Việt Nam" của Uỷ ban Khoa học xã hội năm 1971 viết: "Các thế lực phong kiến nổi dậy, mỗi người hùng cứ một phương và tranh giành nhau quyết liệt... thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân đã gây ra biết bao tổn thất, đau khổ cho nhân dân và đi ngược lại nguyện vọng hoà bình, thống nhất của dân tộc". Từ đoạn trích trên cho biết, việc đất nước bị chia cắt thành “Loạn 12 sứ quân” có ảnh hưởng như thế nào đến đất nước? A. Đất nước loạn lạc, nhân dân khổ cực, xu hướng chia cắt tạo điều kiện cho các thế lực xâm lược. B. Làm suy yếu chính quyền thời Ngô, đất nước không ổn định thời kì đầu. C. Một số thế lực liên kết với nhà Hán đem quân sang xâm lược lại nước ta. D. Đất nước loạn lạc, chia cắt thời gian đầu, sau đó phát triển kinh tế ở một số địa phương. Câu 9. Đâu không phải nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước? A. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh. B. Được nhà Tống giúp sức. C. Liên kết, chiêu dụ các sứ quân khác. D. Được nhân dân ủng hộ. Câu 10. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là gì? A. Uy tín triều đình giảm sút, hệ thống cai quản từ trung ương thiếu chặt chẽ. B. Dương Tam Kha tiếm quyền, giành ngôi vua C. Các tướng lĩnh không ủng hộ các vị vua nối nghiệp Ngô Quyền. D. Nhà Tống âm mưu xâm lược, triều đình rơi vào rối loạn. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 25 Cách giải: Sau chiến thắng Bạch Đằng (938), mưu đồ xâm lược của quân Nam Hán bị đè bẹp, Ngô Quyền xưng vương năm 939, chọn Cổ Loa làm kinh đô. Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 25 Cách giải: Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng có công coi giữ các châu quan trọng. Đinh Công Trứ làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh), Kiều Công Hãn làm Thứ sử Phong Châu (Phú Thọ), … => Như vậy, dưới triều Ngô, người đứng đầu các châu được gọi là Thứ sử. Chọn đáp án: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 25-26 Cách giải: Dựa vào tình hình chính trị cuối thời Ngô: - Năm 944, Ngô Quyền mất. Hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ, không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. - Một viên quan là Dương Tam Kha đã tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương. => Sau khi Ngô Quyền mất, quyền lực rơi vào tay Dương Tam Kha. Chọn đáp án: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 27 Cách giải: Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào địa phương vẫn tiếp diễn. Lúc đó, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau. => Sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân". Chọn đáp án: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 28 Cách giải: Trong tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. Là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, ông đánh đâu thắng đấy, được tôn là Vạn Thắng vương. Chọn đáp án: A Câu 6. Phương pháp: sgk tráng 27. Cách giải: Trước tình hình đất nước loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đứng lên tập hợp lực lượng, rèn vũ khí, xây dựng căn cứ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình), chờ thời cơ dẹp loạn. Chọn đáp án: B Câu 7. Phương pháp: sgk trang 25, lý giải, loại trừ. Cách giải: Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền quyết định bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc và tự xưng Vương, - Tiết độ sứ là tên của một chức có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì vậy Ngô Quyền đã bỏ chức tiết độ xứ của mình ý khẳng định đất nước không lệ thuộc vào Trung Quốc - Đó là một việc làm có ý nghĩa nêu cao truyền thống dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc, biểu thị ý chí quyết giữ vững nền độc lập vừa giành lại được sau hơn mười thế kỷ, đấu tranh bền bỉ chống xâm lược và đô hộ của phong kiến nước ngoài. => Loại trừ đáp án D: Khẳng định mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Chọn đáp án: D Câu 8. Phương pháp: sgk trang 27, suy luận. Cách giải: “Loạn 12 sứ quân” dẫn đến tình trạng xóa bỏ chính quyền Trung ương, xu hướng chia cắt phân tán lực lượng tạo điều kiện thuận lợi cho các thế lực xâm lược mà trực tiếp là cường quyền Trung Hoa thâu tóm và khôi phục lại ách đô hộ cũ. Chọn đáp án: A Câu 9. Phương pháp: sgk trang 27, lý giải, loại trừ Cách giải: - Trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện nhân vật Đinh Bộ Lĩnh – một người tài năng. - Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác. - Là người có tài, lại được nhân dân nhiều địa phương giúp sức, ủng hộ, các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt. Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất. => Loại trừ đáp án B: Được nhà Hán giúp sức. Chọn đáp án: B Câu 10. Phương pháp: sgk trang 26-27, suy luận. Cách giải: - Sau khi Ngô Quyền mất, con của Ngô Quyền là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Xí lên ngôi. Nhưng cơ hội đó Dương Tam Kha chiếm đoạt ngôi, Ngô Xương Ngập bỏ trốn. - Năm 950, được sự ủng hộ của nhân dân Ngô Xương Văn nổi dậy giành lại ngôi rồi kêu Ngô Xương Ngập về. Năm 965, Ngô Xương Văn mất, trở nên loạn 12 sứ quân. - Lúc đó, các quan lại triều đình liên tục đánh chiếm, xâm phạm nhau, tranh giành quyền lự. = > Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến đất nước rơi vào “Loạn 12 sứ quân” là uy tín triều đình lúc này đã giảm sút, hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ từ trung ương - địa phương lỏng lẻo, các thế lực trong nước nổi dậy... Chọn đáp án: A HocTot.Nam.Name.Vn
|