Đề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 1 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 1 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy trên đất nước ta là A. những mảnh sọ. B. răng, công cụ lao động. C. bộ xương. D. những mảnh sọ, rãng. Câu 2. Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy thời Sơn Vi - Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long thường xuyên A. Tìm cách cải tiến công cụ lao động. B. Ghè đẽo các hòn đá cuội ven suối làm rìu. C. Mài đá làm công cụ. D. Dụng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ. Câu 3. Người nguyên thủy thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long dùng loại đá khác nhau để làm những công cụ A. Rìu đá, dao đá. B. Cuốc đá, liềm đá. C. Rìu đá, bôn đá, chày đá. D. Thuổng đá, cối đá. Câu 4. Người tối cổ nước ta trước đây đã sinh sống ở A. Lạng Sơn. B. Thanh Hoá. C. Đồng Nai. D. Khắp cả ba miền. Câu 5. Tổ chức xã hội của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn là A. Chế độ thị tộc. B. Chế độ thị tộc mẫu hệ. C. Chế độ thị tộc phụ hệ. D. Bầy người nguyên thủy. Câu 6. Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn cách đây khoảng A. 3 vạn - 2 vạn năm. B. 2 vạn - 4 vạn năm. C. 1 vạn - 2 vạn năm. D. 12.000 - 4.000 năm. Câu 7. Ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), các nhà khảo cổ đã phát hiện được A. Những chiếc răng của Người tối cổ. B. Những công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mãnh đá ghè mỏng của Người tối cổ. C. Những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ. D. Phát hiện được những chiếc rìu bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng. Câu 8. Trong nhiều hang động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ta phát hiện được những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ, xương thú điều đó cho thấy A. Người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi. B. Người nguyên thủy thường ăn ốc. C. Thức ăn chủ yếu của người nguyên thủy là ốc. D. Người nguyên thủy đã sống thành bầy rất đông. Câu 9. Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá nhiều sông suối, có vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa nóng lạnh bởi vì A. Người nguyên thủy sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên. B. Người nguyên thủy phải sử dụng hang động để cư trú. C. Buổi đầu cuộc sống của người nguyên thủy chưa ổn định. D. Người nguyên thủy quen với cuộc sống hoang dã. Câu 10. Điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long là A. Kĩ thuật mài đá. B. Kĩ thuật cưa đá. C. Thuật luyện kim. D. Làm đồ gốm. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 22. Cách giải: Ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng của người tối cổ và tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở ở di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai). Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 27. Cách giải: Trong quá trình sinh sống, người nguyên thủy thời Sơn Vi – Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long thường xuyên tìm cách cải tiến công cụ lao động. Chọn đáp án: A Câu 3. Phương pháp: sgk trang 27. Cách giải: Ban đầu, người Sơn Vi chỉ biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối làm rìu, nhưng đến thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long, họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Chọn đáp án: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 23. Cách giải: Ngườ tối cổ ở nước ta trước đây đã sinh sống ở khắp ba miền. Bằng chứng là các dấu tích của người tối cổ được tìm thấy trên khắp ba miền. Tiêu biểu là: Ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn), các nhà khảo cổ đã tìm thấy răng của người tối cổ và tìm thấy nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sở ở di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai). Chọn đáp án: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 28. Cách giải: Những người có cùng huyết thống của người nguyên thủy thời Hòa Bình – Bắc Sơn sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi, có uy tín lên làm chủ. Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ. Chọn đáp án: B Câu 6. Phương pháp: sgk trang 23. Cách giải: Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đấy, Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn. Chọn đáp án: A Câu 7. Phương pháp: sgk trang 23. Cách giải: Ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng … ở nhiều chỗ. Chọn đáp án: B Câu 8. Phương pháp: sgk trang 28. Cách giải: Trong nhiều hang động ở Hòa Bình - Bắc Sơn, người ta phát hiện được những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m, chứa nhiều công cụ, xương thú điều đó cho thấy người nguyên thủy thường định cư lâu dài ở một nơi. Chọn đáp án: A Câu 9. Phương pháp: sgk trang 22, suy luận. Cách giải: Người nguyên thủy thường sinh sống ở những vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá nhiều sông suối, có vùng ven biển dài khí hậu 2 mùa nóng lạnh. Bởi vì nơi đây tạo điều kiện cho con người có nơi ở và đánh bắt thức ăn ven, sông suối. Vùng rừng núi rậm rạp cũng sẽ có nhiều loại quả, cung cấp thức ăn cho con người. Đây chính là minh chứng cho sự sinh sống phục thuộc vào thiên nhiên của người nguyên thủy. Chọn đáp án: A Câu 10. Phương pháp: sgk trang 27, suy luận. Cách giải: Trước đó, con người mới biết ghè đẽo những hòn cuội, đá dùng để chặt đập. Trong khi đó, thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long con người đã biết đến kĩ thuật mài đá, số công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai ngày càng nhiều. Đây cùng chính là điểm mới trong việc chế tác công cụ thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long. Chọn đáp án: A HocTot.Nam.Name.Vn
|