Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 12 chương 3: Amin - Amino axit - Protein - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các

  • A
    α - aminoaxit. 
  • B
    Lipit. 
  • C
    Amin. 
  • D
    Monosaccarit.
Câu 2 :

Có bao nhiêu amin thơm có cùng CTPT C7H9N ?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Câu 3 :

Cho anilin tác dụng với các chất sau: dd Br2, H2, dd HCl, dd NaOH, HNO2. Số phản ứng xảy ra là :

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025
Câu 4 :

Peptit là

  • A

    Những hợp chất có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

  • B

    những hợp chất chứa nhóm CO-NH.

  • C

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 nhóm CO-NH của các amino axit liên kết với nhau.

  • D

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Câu 5 :

Chất nào sau đây không phải là amin?

  • A

    CH3NH2

  • B

    C2H5OH

  • C

    (CH3)3N

  • D

    C6H5NH2

Câu 6 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

  • A

    CH3-CH(NH2)COOH.           

  • B

    H2N-CH2-COOH.      

  • C

    H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

  • D

    (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

     

Câu 7 :

C6H5NH2 tên gọi là

  • A

    Phenol.

  • B

    Metyl amin.

  • C

    Benzyl amin.

  • D

    Anilin.

Câu 8 :

Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?

  • A

    Axit 2–aminoisopentanoic.

  • B

    Axit 2-amino-3-metylbutanoic.

  • C

    Axit α – aminoisovaleric.

  • D

    Axit β – aminoisovaleric.

Câu 9 :

Đốt cháy 1 amin A thu được ${{n}_{{{H}_{2}}O}}-{{n}_{C{{O}_{2}}}}=1,5{{n}_{a\min }}$ thì amin đó là

  • A

    amin no, hai chức, mạch hở.

  • B

    amin không no (trong phân tử có 1 liên kết đôi C=C), hai chức, mạch hở.

  • C

    amin no, đơn chức, mạch hở.

  • D

    bất kì amin nào.

Câu 10 :

Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A

    CTTQ của amin no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

  • B

    Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

  • C

    Metylamin có tính bazơ yếu hơn anilin

  • D

    Các amin đều có thể kết hợp với proton

Câu 11 :

Etylmetylamin và metylamin là hai

  • A

    đồng đẳng của nhau.

  • B

    đồng phân của nhau.

  • C

    amin có cùng công thức cấu tạo.

  • D

    amin không no.

Câu 12 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin béo ?

  • A

    CH3NHCH2=CH­2.     

  • B

    CH2=C(CH3)NH2.     

  • C

    H2N(CH26NH2.                     

  • D

    C6H5NH2.

Câu 13 :

Khi đốt cháy a mol amin X no, mạch hở ta thu được x mol CO2; y mol H2O; z mol N2. Biểu thức đúng là

  • A

    a = y – x – z.

  • B

    a = y – x + z.

  • C

    a = y – x.

  • D

    a = x + z – y.

Câu 14 :

Cho hợp chất H2N-CH2-COOH tác dụng với dung dịch HNO2 dư, thu được sản phẩm hữu cơ A có khối lượng phân tử là

  • A

    80.

  • B

    76.

  • C

    89.

  • D

    32.

Câu 15 :

Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là

  • A

    sự trùng ngưng protein.

  • B

    sự ngưng tụ protein.

  • C

    sự phân hủy protein.

  • D

    sự đông tụ protein.

Câu 16 :

C6H5NH2 phản ứng với dung dịch hỗn hợp HCl và HNO2 ở 0-5oC tạo ra? muối điazoni ?

  • A

    C6H5NH3Cl

  • B

    C6H5N2Cl

  • C

    ClNH2C6H5

  • D

    C6H6

Câu 17 :

Thủy phân hoàn toàn đipeptit có công thức là Gly-Ala trong dung dịch NaOH đun nóng. Sau phản ứng thu được sản phẩm là

  • A

    NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • B

    NH2-CH2-COONa.

     

  • C

    H2N-CH2-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • D

    CH3-CH(NH2)-COONa.

Câu 18 :

Cho 22,05 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A
    20,475 gam. 
  • B
    45,975 gam. 
  • C
    49,125 gam.    
  • D
    34,125 gam.
Câu 19 :

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

  • A

    chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.

  • B

    chỉ chứa nhóm amino.

  • C

    chỉ chứa nhóm cacboxyl.

  • D

    chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Câu 20 :

Heptapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Gly-Gly-Gly-Ala có khối lượng phân tử là

  • A

    430.

  • B

    477.

  • C

    459.

  • D

    567.

Câu 21 :

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là :

  • A

    CH3NH2.

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH3OH.

  • D

    CH3COOH.

Câu 22 :

Cho các amin sau : etylamin ; anilin ; đimetylamin ; trimetylamin. Số amin bậc II là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    1

  • D

    3

Câu 23 :

Cho dãy chất : (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2(anilin). Thứ tự tăng dần bazo của các chất trong dãy là

  • A
    (c), (b), (a)                     
  • B
    (b), (a), (c)                        
  • C
     (a), (b), (c)                      
  • D
    (c), (a), (b)
Câu 24 :

Cho 11,25 gam glyxin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    18,745.

  • B

    14,9.

  • C

    16,725.

  • D

    16,575.

Câu 25 :

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là

  • A

    15,9.

  • B

    21,20.

  • C

    19,9.

  • D

    20,35.

Câu 26 :

Hợp chất hữu cơ A mạch thẳng, CTPT là C3H10O2N2. A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí. A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I. Công thức cấu tạo của A là

  • A

    H2N-CH2COONH3CH3         

  • B

    H2N-CH2CH2COONH4      

  • C

    CH3-NH-CH2COONH4

  • D

    CH3COONH3CH2NH2

Câu 27 :

Khi nấu canh cua thấy các màng "gạch cua" nổi lên là do

  • A

    Sự đông tụ lipit.

  • B

    sự đông tụ protein.

  • C

    phản ứng màu biure.

  • D

    phản ứng thủy phân protein.

Câu 28 :

Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 10% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 29 gam. Số liên kết peptit trong X là

  • A

    10

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    4

Câu 29 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH) cần 58,8 lít O2 (đktc) thu được 2,2 mol CO2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Công thức chung của peptit và giá trị của m lần lượt là

  • A

    CxHyO8N7 và 96,9 gam.       

  • B

    CxHyO10N9 và 96,9 gam.  

  • C

    CxHyO10N9 và 92,9 gam. 

  • D

    CxHyO9N8 và 92,9 gam.

Câu 30 :

Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (đktc, T có tỉ khối hơi so với H2<15). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    27,85.

  • B

    28,45.

  • C

    31,52.

  • D

    25,10.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các

  • A
    α - aminoaxit. 
  • B
    Lipit. 
  • C
    Amin. 
  • D
    Monosaccarit.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của protein

Lời giải chi tiết :

Khi thủy phân đến cùng protein đơn giản sẽ thu được hỗn hợp các α - aminoaxit.

Câu 2 :

Có bao nhiêu amin thơm có cùng CTPT C7H9N ?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

C7H9N có a = π + v = 4

Đồng phân bậc 1 là:

Đồng phân bậc II là: C6H5NHCH3

Không có đồng phân bậc III

→ có 5 đồng phân

=> Có tất cả 5 amin thơm. 

Câu 3 :

Cho anilin tác dụng với các chất sau: dd Br2, H2, dd HCl, dd NaOH, HNO2. Số phản ứng xảy ra là :

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Anilin có thể tác dụng được với: dd Br2, dd HCl, HNO2

Câu 4 :

Peptit là

  • A

    Những hợp chất có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

  • B

    những hợp chất chứa nhóm CO-NH.

  • C

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 nhóm CO-NH của các amino axit liên kết với nhau.

  • D

    những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết petit.

Câu 5 :

Chất nào sau đây không phải là amin?

  • A

    CH3NH2

  • B

    C2H5OH

  • C

    (CH3)3N

  • D

    C6H5NH2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon ta được amin

→ amin là những hợp chất chứa N

Câu 6 :

Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?

  • A

    CH3-CH(NH2)COOH.           

  • B

    H2N-CH2-COOH.      

  • C

    H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.

  • D

    (CH3)2CH-CH(NH2)-COOH.

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Xét amino axit có dạng: (NH2)xR(COOH)y

A, B, D. x = y => quỳ không đổi màu

C. x > y => quỳ hóa xanh

Câu 7 :

C6H5NH2 tên gọi là

  • A

    Phenol.

  • B

    Metyl amin.

  • C

    Benzyl amin.

  • D

    Anilin.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

C6H5NH2 có tên gọi là anilin

Câu 8 :

Tên thay thế của amino axit có công thức cấu tạo CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH?

  • A

    Axit 2–aminoisopentanoic.

  • B

    Axit 2-amino-3-metylbutanoic.

  • C

    Axit α – aminoisovaleric.

  • D

    Axit β – aminoisovaleric.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cách gọi tên thay thế : Axit + (vị trí nhóm NH2: 1,2…) + amino + tên axit cacboxylic tương ứng.

CTCT CH3−CH(CH3)−CH(NH2)−COOH có tên thay thế : Axit 2-amino-3-metylbutanoic

Câu 9 :

Đốt cháy 1 amin A thu được ${{n}_{{{H}_{2}}O}}-{{n}_{C{{O}_{2}}}}=1,5{{n}_{a\min }}$ thì amin đó là

  • A

    amin no, hai chức, mạch hở.

  • B

    amin không no (trong phân tử có 1 liên kết đôi C=C), hai chức, mạch hở.

  • C

    amin no, đơn chức, mạch hở.

  • D

    bất kì amin nào.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Đốt cháy 1 amin A thu được ${{n}_{{{H}_{2}}O}}-{{n}_{C{{O}_{2}}}}=1,5{{n}_{a\min }}$ thì amin đó là amin no, đơn chức, mạch hở

Câu 10 :

Nhận xét nào sau đây đúng?

  • A

    CTTQ của amin no, đơn chức, mạch hở là CnH2n+2+kNk.

  • B

    Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.

  • C

    Metylamin có tính bazơ yếu hơn anilin

  • D

    Các amin đều có thể kết hợp với proton

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

B sai vì anilin có gốc C6H5 hút e nên tính bazơ yếu hơn NH3.

A sai vì amin no, đơn chức, mạch hở có a = 0 và k = 1 → CTTQ : CnH2n+3N

C sai vì metylamin có gốc CH3 đẩy e, còn anilin có gốc C6H5 hút e => Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin. 

D đúng vì trên nguyên tử nitơ của các amin đều có cặp electron tự do nênđều có thể kết hợp với proton.

Câu 11 :

Etylmetylamin và metylamin là hai

  • A

    đồng đẳng của nhau.

  • B

    đồng phân của nhau.

  • C

    amin có cùng công thức cấu tạo.

  • D

    amin không no.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Etylmetylamin : C2H5NHCH3

Metylamin : CH3NH2

Hai amin này khác công thức phân tử , đều là hợp chất của N và có tính bazơ→ là đồng đẳng của nhau.

Đáp án A

Câu 12 :

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin béo ?

  • A

    CH3NHCH2=CH­2.     

  • B

    CH2=C(CH3)NH2.     

  • C

    H2N(CH26NH2.                     

  • D

    C6H5NH2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Amin béo là amin no (trong phân tử không có liên kết pi)

Câu 13 :

Khi đốt cháy a mol amin X no, mạch hở ta thu được x mol CO2; y mol H2O; z mol N2. Biểu thức đúng là

  • A

    a = y – x – z.

  • B

    a = y – x + z.

  • C

    a = y – x.

  • D

    a = x + z – y.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Bảo toàn nguyên tố : ${{n}_{C}}=\text{ }{{n}_{C{{O}_{2}}}};~~{{n}_{H}}=\text{ }2{{n}_{{{H}_{2}}O}};~~{{n}_{N}}=\text{ }2{{n}_{{{N}_{2}}}}$

Lời giải chi tiết :

Amin X no, mạch hở có CTPT dạng CnH2n+2+kNk (k là số chức amin)

Bảo toàn nguyên tố ta có :

\({n_{C{O_2}}} = {n_C}\,\, \to \,\,x = \,na (mol)\)

\({n_{{H_2}O}} = \dfrac{{{n_H}}}{2}\,\, \to \,\,y = \,na + a + a. \dfrac{k}{2}\,\,\,mol;\,\)

\({n_{{N_2}}} = \dfrac{{{n_N}}}{2} \to \,\,\,z = a. \dfrac{k}{2}\,\,mol\)

→ y = x + a + z hay a = y – x – z

Câu 14 :

Cho hợp chất H2N-CH2-COOH tác dụng với dung dịch HNO2 dư, thu được sản phẩm hữu cơ A có khối lượng phân tử là

  • A

    80.

  • B

    76.

  • C

    89.

  • D

    32.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng : H2N-CH2 -COOH + HNO2→ HO-CH2- COOH + N2↑ + H2O

Câu 15 :

Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là

  • A

    sự trùng ngưng protein.

  • B

    sự ngưng tụ protein.

  • C

    sự phân hủy protein.

  • D

    sự đông tụ protein.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sự kết tủa protein bằng nhiệt độ được gọi là sự đông tụ protein.

Câu 16 :

C6H5NH2 phản ứng với dung dịch hỗn hợp HCl và HNO2 ở 0-5oC tạo ra? muối điazoni ?

  • A

    C6H5NH3Cl

  • B

    C6H5N2Cl

  • C

    ClNH2C6H5

  • D

    C6H6

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

C6H5NH2 phản ứng với dung dịch hỗn hợp HCl và HNO2 ở 0-5oC tạo ra muối điazoni (C6H5N2Cl).

Câu 17 :

Thủy phân hoàn toàn đipeptit có công thức là Gly-Ala trong dung dịch NaOH đun nóng. Sau phản ứng thu được sản phẩm là

  • A

    NaOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • B

    NH2-CH2-COONa.

     

  • C

    H2N-CH2-COONa, CH3-CH(NH2)-COONa.

  • D

    CH3-CH(NH2)-COONa.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình phản ứng :

Gly-Ala + 2NaOH → CH3-CH(NH2)-COONa + CH3-CH(NH2)-COONa + 2H2O

Câu 18 :

Cho 22,05 gam axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là

  • A
    20,475 gam. 
  • B
    45,975 gam. 
  • C
    49,125 gam.    
  • D
    34,125 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bỏ qua giai đoạn trung gian axit glutamic phản ứng với HCl, coi dd X + NaOH là axit glutamic và HCl phản ứng luôn với NaOH

=> Muối thu được gồm: H2NC3H5(COONa)2 : 0,15 (mol) ; NaCl: 0,35 (mol)

Lời giải chi tiết :

nH2NC3H5(COOH)2 = 22,05 : 147 = 0,15 (mol)

HCl = 0,175.2 = 0,35 (mol)

Bỏ qua giai đoạn trung gian axit glutamic phản ứng với HCl, coi dd X + NaOH là axit glutamic và HCl phản ứng luôn với NaOH

=> Muối thu được gồm: H2NC3H5(COONa)2 : 0,15 (mol) ; NaCl: 0,35 (mol)

=> m muối = 0,15.191 + 0,35.58,5 = 49,125 (g)

Câu 19 :

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử

  • A

    chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino.

  • B

    chỉ chứa nhóm amino.

  • C

    chỉ chứa nhóm cacboxyl.

  • D

    chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời 2 nhóm chức : nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)

Câu 20 :

Heptapeptit có tên gọi Ala-Gly-Ala-Gly-Gly-Gly-Ala có khối lượng phân tử là

  • A

    430.

  • B

    477.

  • C

    459.

  • D

    567.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

MAla-Gly-Ala-Gly-Gly-Gly-Val = 89.3+ 75.4 – 6.18 = 459

Câu 21 :

Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là :

  • A

    CH3NH2.

  • B

    CH3COOCH3.

  • C

    CH3OH.

  • D

    CH3COOH.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

CH3NH2 phản ứng với dung dịch FeCl3 thu được kết tủa hiđroxit

3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl

Câu 22 :

Cho các amin sau : etylamin ; anilin ; đimetylamin ; trimetylamin. Số amin bậc II là

  • A

    4

  • B

    2

  • C

    1

  • D

    3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bậc amin: là số nguyên tử H trong phân tử NH3 bị thay thế bởi gốc hiđrocacbon

Lời giải chi tiết :

etylamin : C2H5NH2 (amin bậc I)

anilin : C6H5NH2 (amin bậc I)

đimetylamin : CH3NHCH3 (amin bậc II)

trimetylamin : (CH3)3N (amin bậc III)

→ chỉ có 1 amin bậc II

Câu 23 :

Cho dãy chất : (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2(anilin). Thứ tự tăng dần bazo của các chất trong dãy là

  • A
    (c), (b), (a)                     
  • B
    (b), (a), (c)                        
  • C
     (a), (b), (c)                      
  • D
    (c), (a), (b)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Thứ tự tăng dần tính bazo : anilin < NH3 < amin bậc 1 ≈ amin bậc 3 (no) < amin bậc 2  (no)

Lời giải chi tiết :

Thứ tự tăng dần tính bazo là C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2

Câu 24 :

Cho 11,25 gam glyxin tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A

    18,745.

  • B

    14,9.

  • C

    16,725.

  • D

    16,575.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

nalanin = nHCl

Bảo toàn khối lượng : mmuối = m glyxin + mHCl

Lời giải chi tiết :

n glyxin = \(\dfrac{{11,25}}{{75}}\)= 0,15 mol → nHCl = nglyxin = 0,15mol

Bảo toàn khối lượng : mmuối = m glyxin + mHCl = 11,25 + 0,15.36,5 = 16,725 gam

Câu 25 :

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra. Lấy 18,60 gam X tác dụng hoàn toàn với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch đến khối lượng không đổi thì được m (gam) rắn khan, m có giá trị là

  • A

    15,9.

  • B

    21,20.

  • C

    19,9.

  • D

    20,35.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

CTPT của muối tạo bởi amin no và H2CO3 có dạng CnH2n+6O3N2 (muối trung hòa)

X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra 

=> X chỉ có thể là muối trung hòa của H2CO3 và amin

→ X là NH4O-COONH3C2H5

(NH4)(NH3C2H5)CO3 + 2NaOH  → Na2CO3 + NH3 + C2H5NH2 + 2H2O

=> m = mNaOH dư + mNa2CO3

Lời giải chi tiết :

X có CTPT C3H12N2O3. X tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng nhẹ) hoặc HCl đều có khí thoát ra 

=> X chỉ có thể là muối của H2CO3 và amin

→ X là  NH4O-COONH3C2H5

       (NH4)(NH3C2H5)CO3 + 2NaOH → Na2CO3 + NH3 + C2H5NH2 + 2H2O

nX = 0,15 mol  ; nNaOH = 0,4 mol

=> NaOH dư 0,1 mol

=> m = mNaOH dư + mNa2CO3 =19,9 gam

Câu 26 :

Hợp chất hữu cơ A mạch thẳng, CTPT là C3H10O2N2. A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí. A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I. Công thức cấu tạo của A là

  • A

    H2N-CH2COONH3CH3         

  • B

    H2N-CH2CH2COONH4      

  • C

    CH3-NH-CH2COONH4

  • D

    CH3COONH3CH2NH2

Đáp án : B

Phương pháp giải :

 CTPT của muối tạo bở amino axit (no, mạch hở, 1 nhóm NH2, 1 nhóm COOH) và amin no là CnH2n+4N2O2

Lời giải chi tiết :

A tác dụng với kiềm tạo khí mùi khai nhẹ hơn không khí → khí đó là NH3

→ A là muối của amoniac → loại A và D

A tác dụng với axit tạo muối amin bậc I → trong A có nhóm NH2

Câu 27 :

Khi nấu canh cua thấy các màng "gạch cua" nổi lên là do

  • A

    Sự đông tụ lipit.

  • B

    sự đông tụ protein.

  • C

    phản ứng màu biure.

  • D

    phản ứng thủy phân protein.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần chính của gạch cua là gì, từ đó chọn được tính chất phù hợp của hiện tượng này

Lời giải chi tiết :

gạch cua có thành phần chính là protein, mà tính chất của protein là khi gặp nhiệt độ cao sẽ bị đông tụ lại

=> gạch cua nổi là do sự đông tụ protein.

Câu 28 :

Khi thủy phân hoàn toàn 0,1 mol peptit X mạch hở (X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH) bằng dung dịch KOH (dư 10% so với lượng cần phản ứng), cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng X là 29 gam. Số liên kết peptit trong X là

  • A

    10

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Giả sử peptit X có số mắt xích là n

X + nKOH → hh rắn + H2O

+) Vì X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và dung dịch KOH lấy dư 10%

→ nKOH = 1,1.n.nX

+) Bảo toàn khối lượng : mX  + mKOH = mchất rắn + mH2O

+) Số liên kết peptit trong X là  : n – 1

Lời giải chi tiết :

Giả sử peptit X có số mắt xích là n

X + nKOH → hh rắn + H2O

Vì X tạo thành từ các các α-aminoaxit có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH và dung dịch KOH lấy dư 15%

→ nKOH = 1,1.n.nX = 1,1.n.0,1 = 0,11n

Bảo toàn khối lượng : mX  + mKOH = mchất rắn + mH2O

\( \to m + 0,11.56 = m + 29 + 18.0,1 \to n = 5\)

→ số liên kết peptit trong X là  : 5 – 1 = 4

Câu 29 :

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol peptit X (X được tạo thành từ các amino axit chỉ chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH) cần 58,8 lít O2 (đktc) thu được 2,2 mol CO2 và 1,85 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X thủy phân hoàn toàn trong 500 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch Y, cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Công thức chung của peptit và giá trị của m lần lượt là

  • A

    CxHyO8N7 và 96,9 gam.       

  • B

    CxHyO10N9 và 96,9 gam.  

  • C

    CxHyO10N9 và 92,9 gam. 

  • D

    CxHyO9N8 và 92,9 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

X : (CxHyO2N)k – (k – 1)H2O → CxkHyk-2k+2Ok+1Nk

Bảo toàn nguyên tố oxi : nO(X)  + 2${{\text{n}}_{{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$= 2${{\text{n}}_{\text{C}{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$+${{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$ => tính k

C9xH9y-16O10N9 $\xrightarrow{+{{O}_{2}},\,\,{{t}^{o}}}$$\frac{9}{2}{{N}_{2}}$

+) Bảo toàn khối lượng : mX + ${{\text{m}}_{{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$= ${{\text{m}}_{\text{C}{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$+${{\text{m}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$+${{\text{m}}_{{{\text{N}}_{\text{2}}}}}$

+) Bảo toàn khối lượng : mX +mNaOH = mmuối + ${{\text{m}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức của amino axit là CxHyOzN

→ X : (CxHyO2N)k – (k – 1)H2O → CxkHyk-2k+2Ok+1Nk

${{\text{n}}_{{{\text{O}}_{\text{2}}}}}=\,\,\frac{58,8}{22,4}$= 2,625 mol

Bảo toàn nguyên tố oxi : nO(X)  + 2${{\text{n}}_{{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$= 2${{\text{n}}_{\text{C}{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$+${{\text{n}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$

→ nO(X) = 2,2.2 + 1,85 – 2,625.2 = 1 mol

→ (k + 1).0,1 = 1→ k = 9

→ Công thức của X là C9xH9y-16O10N9

C9xH9y-16O10N9 $\xrightarrow{+{{O}_{2}},\,\,{{t}^{o}}}$$\frac{9}{2}{{N}_{2}}$

→ ${{n}_{{{N}_{2}}}}=\,\,0,1.\frac{9}{2}\,\,=\,\,0,45\,\,mol$

Bảo toàn khối lượng : mX + ${{\text{m}}_{{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$= ${{\text{m}}_{\text{C}{{\text{O}}_{\text{2}}}}}$+${{\text{m}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$+${{\text{m}}_{{{\text{N}}_{\text{2}}}}}$→ mX = 58,7 gam

Khi thủy phân X trong NaOH : C9xH9y-16O10N9 + 9NaOH → muối +H2O

Bảo toàn khối lượng : mX +mNaOH = mmuối + ${{\text{m}}_{{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}}}$→ m = 58,7 + 0,5.2.40 – 0,1.18 = 96,9 gam.

Câu 30 :

Tetrapeptit X (CxHyO5Nt) trong đó oxi chiếm 26,49% về khối lượng; Y là muối amoni của α-amino axit Z. Đun nóng 19,3 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được một muối duy nhất và 2,688 lít khí T (đktc, T có tỉ khối hơi so với H2<15). Mặt khác 19,3 gam E tác dụng HCl dư thu được m gam muối. Giá trị của m là

  • A

    27,85.

  • B

    28,45.

  • C

    31,52.

  • D

    25,10.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Từ % khối lượng O, tìm ra Z, suy ra X

Từ tỷ khối của T so với hiđro, tìm được T

Lập phương trình khối lượng hỗn hợp E

Lập phương trình số mol NaOH

Giải hệ phương trình, bảo toàn Ala tìm được số mol muối của Ala

Từ đó tính m

 

Lời giải chi tiết :

\(\eqalign{
& \% {m_O} = {{16.5.100\% } \over {\underbrace {4.{M_Z} - 18.3}_{{M_X}}}} = 26,49\% \,\,\, \to \,\,\,{M_Z} = 89\,(Ala) \cr
& T:RN{H_2} \Rightarrow {M_T} = R + 16 < 30 \Rightarrow R < 14\,(R = H) \cr
& E\left\{ \matrix{
Ala - Ala - Ala - Ala:\,x\,mol \hfill \cr
C{H_3}CH(N{H_2})COON{H_4}:0,12 \hfill \cr
C{H_3}CH(N{H_2})COOH:y\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel { + NaOH} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
4x + y + 0,12 = 0,2 \hfill \cr
302x + 106.0,12 + 89.y = 19,3 \hfill \cr} \right. \cr
& \Rightarrow x = 0,01;\,y = 0,04 \cr
& E + HCl \to BT\,\,Ala:C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH:(0,01.4 + 0,12 + 0,04) = 0,2\,mol \cr
& \Rightarrow m = {m_{C{H_3}CH(N{H_3}Cl)COOH}} + {m_{N{H_4}Cl}} = 0,2.(89 + 36,5) + 0,12.53,5 = 31,52\,gam \cr} \)

close