Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 7+8: Hidrocacbon thơm và Ancol - Phenol - Ete - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Câu 2 :

Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

  • A

    5

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    2

Câu 3 :

Trong phân tử benzen có:

  • A

    6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

  • B

    6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C

  • C

    Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng

  • D

    Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng

Câu 4 :

Cho ancol etylic phản ứng với HNO3 thu được hợp chất có công thức:

  • A

    C2H5ONO3

  • B

    C2H5ONO2

  • C

    C2H5ON2O2

  • D

    C2H5OC2H5

Câu 5 :

Chất (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là :

  • A

    propylbenzen.

  • B

    n-propylbenzen.       

  • C

    iso-propylbenzen.       

  • D

    đimetylbenzen.

Câu 6 :

Este CH2=CH-COOC2H­5 được tạo thành từ

  • A

    axit CH2=CH-COOH và ancol C2H5OH       

  • B

    ancol CH2=CH-CH2OH và axit CH3COOH

  • C

    axit C2H5COOH và ancol C2H5OH

  • D

    ancol C2H5OH và axit CH3COOH

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Câu 8 :

X và Y là 2 hợp chất hữu cơ thơm có công thức là C7H8O, đều không làm mất màu dung dịch brom. X chỉ tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH, Y không tác dụng với Na và NaOH. Vậy X và Y lần lượt là

  • A

    p-CH3C6H4OH và C6H5CH2OH

  • B

    p-CH3C6H4OH và C6H5OCH3

  • C

    m-CH3C6H4OH và o-CH3C6H4OH

  • D

    C6H5CH2OH và C6H5OCH3

Câu 9 :

Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

  • A

    CH3CH(OH)CH2CH3                       

  • B

    (CH3)3COH

  • C

    CH3OCH2CHCH3

  • D

    CH3CH(CH3)CH2OH

Câu 10 :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là :    

  • A

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Câu 11 :

Có bao nhiêu đồng phân C4H10O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    1

Câu 12 :

Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:

  • A

    metylclorua

  • B

    clometan

  • C

    đimetyl ete

  • D

    A và B đều đúng

Câu 13 :

Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    1

Câu 14 :

Stiren không phản ứng được với chất nào sau đây ?

  • A

    dung dịch Br2.               

  • B

    H2, Ni, to.   

  • C

    dung dịch KMnO4.      

  • D

    dung dịch NaOH.

Câu 15 :

Chất X có CTCT như hình bên. X có tên gọi

  • A

    4 – metylphenol.

  • B

    2 – metylphenol.

  • C

    5 – metylphenol.

  • D

    3 – metylphenol.

Câu 16 :

Cho 63,2 gam hỗn hợp gồm hai ancol C3H6(OH)2 và C5H9(OH)3 tác dụng hoàn toàn với HNO3 thu được 135,2 gam sản phẩm hữu cơ. Phần trăm khối lượng của C3H6(OH)2

  • A

    75,95%

  • B

    24,05%

  • C

    20,81%

  • D

    79,19%

Câu 17 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):

Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.

Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

  • A

    CH3COOH, CH3OH

  • B

    C2H4, CH3COOH

  • C

    C2H5OH, CH3COOH

  • D

    CH3COOH, C2H5OH

Câu 18 :

Chất nào sau đây không phải là phenol ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Câu 19 :

Propan-1,2,3-triol có tên gọi thường là

  • A

    etilenglicol

  • B

    glixerol

  • C

    propanol

  • D

    ancol etylic

Câu 20 :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là

  • A

    CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n+2On (n ≥ 1)       

  • C

    CnH2n+2O (n ≥ 1)

  • D

    CnH2nO (n ≥ 2)

Câu 21 :

Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xilen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  • A

    0,480 lít.

  • B

    0,240 lít.

  • C

    0,120 lít.

  • D

    0,576 lít.

Câu 22 :

Dãy các chất nào sau đây không tan trong nước?

  • A

    Metanol, etan, clorofom, butan

  • B

    Etan, but-1-en, clorofom, propan

  • C

    Propanol, but-1-en, etyl clorua, propan

  • D

    Propanol, butan, metylic, etyl clorua

Câu 23 :

Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 58,8 gam hỗn hợp 2 rượu A và B no, đơn chức, mạch hở sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Biết B có số nguyên tử cacbon gấp đôi A. Hai rượu A và B lần lượt là:

  • A

    CH3OH và C2H5OH.

  • B

    C2H5OH và C4H9OH.

  • C

    C3H7OH và C6H13OH.

  • D

    C5H11OH và C10H17OH.

Câu 24 :

Cho 1 bình kín dung tích 16 lít chứa hh X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 (ở 109,20C; 0,98 atm). Đốt cháy hết rượu rồi đưa nhiệt độ bình về 136,50C thì áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 3,78 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. Giá trị của P là

  • A

    1,512.

  • B

    1,186.

  • C

    1,322.

  • D

    2,016.

Câu 25 :

Oxi hoá 4 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng oxi (xt, t0) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Phần trăm ancol A bị oxi hóa là:

  • A

    80%

  • B

    72%

  • C

    75%

  • D

    90%

Câu 26 :

Đun ancol X no đơn chức với H2SO4 đặc thu được hợp chất hữu cơ Y có dY/ X = 1,7. Công thức phân tử của X là

  • A

    CH3OH

  • B

    C2H5OH

  • C

    C3H7OH 

  • D

    C4H9OH

Câu 27 :

Cho 16,1 gam ancol etylic tác dụng với 39,2 gam axit H2SO4 thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với Na dư sinh ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    8,96

  • B

    10,08

  • C

    17,92

  • D

    15,68

Câu 28 :

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

  • A

    20,0

  • B

    30,0

  • C

    13,5

  • D

    15,0

Câu 29 :

Chia hỗn hợp gồm hai rượu  đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.

- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:

  • A

    30% và 30%

  • B

    25% và 35%

  • C

    40% và 20%

  • D

    20% và 40%

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 1 ancol no, mạch hở, đơn chức và 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc, chứa 80% N2, còn lại là O2) thu được hỗn hợp khí B. Cho B đi qua lần lượt bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 xuất hiện 120 gam kết tủa và còn dư 147,84 lít khí (ở đktc) không phản ứng. Các chất trong A là

  • A

    C2H5OH, C2H2, C3H4

  • B

    CH3OH, C2H2, C3H4

  • C

    C2H5OH, C3H4, C4H6

  • D

    C3H7OH, C3H4, C4H6

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đốt cháy hoàn toàn một lượng ancol A thu được số mol nước gấp đôi số mol CO2. Tên gọi của A là

  • A

    ancol etylic     

  • B

    ancol metylic     

  • C

    ancol benzylic

  • D

    propenol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 thì ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin)

Lời giải chi tiết :

nH2O > 1,5.nCO2 => ancol đốt cháy là CH3OH

Câu 2 :

Ancol X no, mạch hở, có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X không tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

  • A

    5

  • B

    3

  • C

    4

  • D

    2

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

X khôgn tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường => X không có nhóm –OH liền kề

=> X có thể là: CH3OH, C2H5OH, CH3-CH2-CH2OH, CH3-CHOH-CH3, CH2OH-CH2-CH2OH

Câu 3 :

Trong phân tử benzen có:

  • A

    6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

  • B

    6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C

  • C

    Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng

  • D

    Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử benzen có: 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

Câu 4 :

Cho ancol etylic phản ứng với HNO3 thu được hợp chất có công thức:

  • A

    C2H5ONO3

  • B

    C2H5ONO2

  • C

    C2H5ON2O2

  • D

    C2H5OC2H5

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit

Lời giải chi tiết :

C2H5OH + HNO­3­ →C2H5ONO2 + H2O

Câu 5 :

Chất (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là :

  • A

    propylbenzen.

  • B

    n-propylbenzen.       

  • C

    iso-propylbenzen.       

  • D

    đimetylbenzen.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

(CH3)2CHC6H5 có tên gọi là : iso-propylbenzen.       

Câu 6 :

Este CH2=CH-COOC2H­5 được tạo thành từ

  • A

    axit CH2=CH-COOH và ancol C2H5OH       

  • B

    ancol CH2=CH-CH2OH và axit CH3COOH

  • C

    axit C2H5COOH và ancol C2H5OH

  • D

    ancol C2H5OH và axit CH3COOH

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit

Lời giải chi tiết :

Este CH2=CH-COOC2H­5 được tạo thành từ axit CH2=CH-COOH và ancol C2H5OH

Câu 7 :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất nào sau đây:

  • A

    Ancol no, mạch hở, đa chức và ete no, mạch hở, đa chức

  • B

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, đơn chức

  • C

    Ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức

  • D

    Ancol no, mạch hở, đơn chức và ete no, mạch hở, m chức

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hợp chất hữu cơ có CTTQ là CnH2n+2Om có thể thuộc loại hợp chất ancol no, mạch hở, m chức và ete no, mạch hở, m chức.

Câu 8 :

X và Y là 2 hợp chất hữu cơ thơm có công thức là C7H8O, đều không làm mất màu dung dịch brom. X chỉ tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH, Y không tác dụng với Na và NaOH. Vậy X và Y lần lượt là

  • A

    p-CH3C6H4OH và C6H5CH2OH

  • B

    p-CH3C6H4OH và C6H5OCH3

  • C

    m-CH3C6H4OH và o-CH3C6H4OH

  • D

    C6H5CH2OH và C6H5OCH3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

X chỉ tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch NaOH => X không phải là phenol => X là ancol C6H5CH2OH

Y không tác dụng với Na và NaOH => Y là ete C6H5OCH3

Câu 9 :

Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

  • A

    CH3CH(OH)CH2CH3                       

  • B

    (CH3)3COH

  • C

    CH3OCH2CHCH3

  • D

    CH3CH(CH3)CH2OH

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Loại dần đáp án không phù hợp; Loại B và C vì B, C không bị tách nước

Loại D do D chỉ có một hướng tách nên không thể tạo ra 3 anken

A đúng vì CH3CH(OH)CH2CH3 có 2 hướng tách và tạo đồng phân hình học

Câu 10 :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là :    

  • A

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết benzen và ankylbenzen

Lời giải chi tiết :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là : Gây hại cho sức khỏe.                    

Câu 11 :

Có bao nhiêu đồng phân C4H10O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    2

  • D

    1

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Ancol bậc 1 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra anđehit

CH3-CH2-CH2-CH2OH

CH3-CH(CH3)-CH­2OH

Có 2 đồng phân

Câu 12 :

Khi đun nóng hh gồm CH3OH với HCl đặc có thể thu được hợp chất có tên là:

  • A

    metylclorua

  • B

    clometan

  • C

    đimetyl ete

  • D

    A và B đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng của ancol với axit

Lời giải chi tiết :

CH3OH + HCl → CH3Cl + H2O

CH3Cl có tên là metylclorua và clometan

Câu 13 :

Có bao nhiêu đồng phân C5H12O khi tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton?

  • A

    3

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    1

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết phản ứng oxi hóa không hoàn toàn

Lời giải chi tiết :

Ancol bậc 2 tác dụng với CuO nung nóng sinh ra xeton

CH3-CH2-CH­2-CH(OH)-CH3

CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3

CH3-CH(CH3)-CH(OH)-CH3

Có 3 đồng phân.

Câu 14 :

Stiren không phản ứng được với chất nào sau đây ?

  • A

    dung dịch Br2.               

  • B

    H2, Ni, to.   

  • C

    dung dịch KMnO4.      

  • D

    dung dịch NaOH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Stiren không phản ứng được với dung dịch NaOH

Câu 15 :

Chất X có CTCT như hình bên. X có tên gọi

  • A

    4 – metylphenol.

  • B

    2 – metylphenol.

  • C

    5 – metylphenol.

  • D

    3 – metylphenol.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đánh số từ nhóm OH => tên gọi: 3-metylphenol

Câu 16 :

Cho 63,2 gam hỗn hợp gồm hai ancol C3H6(OH)2 và C5H9(OH)3 tác dụng hoàn toàn với HNO3 thu được 135,2 gam sản phẩm hữu cơ. Phần trăm khối lượng của C3H6(OH)2

  • A

    75,95%

  • B

    24,05%

  • C

    20,81%

  • D

    79,19%

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) mhh  = 76x + 120y = 63,2  (1)

Sản phẩm hữu cơ thu được gồm C3H6(NO3)2 (x mol) và C5H9(NO3)3 (y mol)

=> msản phẩm = 166x + 255y = 135,2  (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi nC3H6(OH)2 = x mol;  nC5H9(OH)3 = y mol

=> mhh  = 76x + 120y = 63,2  (1)

Sản phẩm hữu cơ thu được gồm C3H6(NO3)2 (x mol) và C5H9(NO3)3 (y mol)

=> msản phẩm = 166x + 255y = 135,2  (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,2 và y = 0,4

=> %mC3H6(OH)2 = 0,2.76/63,2 .100% = 24,05%

Câu 17 :

Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):

Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.

Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là:

  • A

    CH3COOH, CH3OH

  • B

    C2H4, CH3COOH

  • C

    C2H5OH, CH3COOH

  • D

    CH3COOH, C2H5OH

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Từ tinh bột chỉ có thể tạo ra đường C6H12O6, suy ra Y phải là rượu C2H5OH (phản ứng lên men), vì chất cuối cùng là este có gốc axetat nên Z phải là CH3COOH (hoặc dựa vào đáp án, chỉ có ý C có rượu etylic)

Câu 18 :

Chất nào sau đây không phải là phenol ?

  • A
  • B
  • C
  • D

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

D không phải là phenol mà là ancol thơm vì trong phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử C no thuộc mạch nhánh của vòng benzen

Câu 19 :

Propan-1,2,3-triol có tên gọi thường là

  • A

    etilenglicol

  • B

    glixerol

  • C

    propanol

  • D

    ancol etylic

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Propan-1,2,3-triol có tên gọi thường là glixerol

Câu 20 :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là

  • A

    CnH2n+2-2π-2vO (n ≥ 1)

  • B

    CnH2n+2On (n ≥ 1)       

  • C

    CnH2n+2O (n ≥ 1)

  • D

    CnH2nO (n ≥ 2)

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ancol no, mạch hở, đơn chức có công thức tổng quát là CnH2n+2O (n ≥ 1)

Câu 21 :

Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xilen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

  • A

    0,480 lít.

  • B

    0,240 lít.

  • C

    0,120 lít.

  • D

    0,576 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn e: $5.{n_{KMn{O_4}}} = 12.{n_{o - xilen}}$

Lời giải chi tiết :

Quá trình cho – nhận e:

$M{n^{ + 7}} + 5e \to M{n^{ + 2}}$

$2{C^{ - 3}} \to 2{C^{ + 3}} + 12e$           

Bảo toàn e: $5.{n_{KMn{O_4}}} = 12.{n_{o - xilen}} = > {\text{ }}{n_{KMn{O_4}}} = {\text{ }}0,288{\text{ }}mol$

Vậy ${V_{{\text{dd}}\,KMn{O_4}}} = \frac{{0,288}}{{0,5}} = 0,576\,\,l{\text{lít}}.$

Câu 22 :

Dãy các chất nào sau đây không tan trong nước?

  • A

    Metanol, etan, clorofom, butan

  • B

    Etan, but-1-en, clorofom, propan

  • C

    Propanol, but-1-en, etyl clorua, propan

  • D

    Propanol, butan, metylic, etyl clorua

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Ancol tan tốt trong nước => metanol và propanol tan tốt trong nước

=> loại A, C và D

Câu 23 :

Cho Na dư tác dụng hoàn toàn với 58,8 gam hỗn hợp 2 rượu A và B no, đơn chức, mạch hở sinh ra 7,84 lít khí H2 (đktc). Biết B có số nguyên tử cacbon gấp đôi A. Hai rượu A và B lần lượt là:

  • A

    CH3OH và C2H5OH.

  • B

    C2H5OH và C4H9OH.

  • C

    C3H7OH và C6H13OH.

  • D

    C5H11OH và C10H17OH.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi CTPT của A → CTPT của B 

Gọi nA = x mol;  nB = y mol

+) mA + mB = 58,8 => PT (1)

+) Ancol đơn chức => nancol = 2.${n_{{H_2}}}$ → PT (2)

+) Tính n(x + 2y) => khoảng giá trị

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của A là CnH2n+2O →  CTPT của B là C2nH4n+2O

Gọi nA = x mol;  nB = y mol

mA + mB = 58,8 => (14n + 2)x + (14.2n + 2)y = 58,8  (1)

${n_{{H_2}}}$= 0,35 mol → nancol  = 0,35.2 = 0,7 mol => x + y = 0,7 (2)

Thay (2) vào (1) ta có:  n(x + 2y) = 3,3

Ta có: n(x + y) < n(x + 2y) < n(2x + 2y)  =>  n(x + y) < 3,3 < 2n(x + y)

=> 2,3 < n < 4   =>  n = 3 → 2 rượu là C3H7OH và C6H13OH

Câu 24 :

Cho 1 bình kín dung tích 16 lít chứa hh X gồm 3 ancol đơn chức A, B, C và 13,44 gam O2 (ở 109,20C; 0,98 atm). Đốt cháy hết rượu rồi đưa nhiệt độ bình về 136,50C thì áp suất trong bình lúc này là P. Cho tất cả sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng NaOH dư. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 3,78 gam, bình 2 tăng 6,16 gam. Giá trị của P là

  • A

    1,512.

  • B

    1,186.

  • C

    1,322.

  • D

    2,016.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

${n_X} = \frac{{PV}}{{RT}} = {\text{ }}0,5\;\; = > {\text{ }}{n_{A,B,C}} = 0,5--\frac{{13,44}}{{32}} = 0,08$

+) Ta có: nO2(p.ư) $= {n_{C{O_2}}} + \frac{1}{2}{n_{{H_2}O}} - \frac{1}{2}{n_R}$

+) Tổng số mol khí sau phản ứng là: n = 0,215 + 0,14 + 0,21 = 0,565

=> P = nRT/V

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của A, B, C là ${C_{\bar n}}{H_{\bar m}}O$

${n_X} = \frac{{PV}}{{RT}} = {\text{ }}0,5\;\; = > {\text{ }}{n_{A,B,C}} = 0,5--\frac{{13,44}}{{32}} = 0,08$

Ta có: nO2(p.ư)  $= {n_{C{O_2}}} + \frac{1}{2}{n_{{H_2}O}} - \frac{1}{2}{n_R} = 0,205$

=> nO2 (dư) = 0,42 – 0,205 = 0,215 mol

=> Tổng số mol khí sau phản ứng là: n = 0,215 + 0,14 + 0,21 = 0,565

=> P = nRT/V = 0,565.0,082.(136,5 + 273) / 16 = 1,186 atm

Câu 25 :

Oxi hoá 4 gam ancol mạch hở, đơn chức A bằng oxi (xt, t0) thu được 5,6 gam hỗn hợp gồm xeton, ancol dư và nước. Phần trăm ancol A bị oxi hóa là:

  • A

    80%

  • B

    72%

  • C

    75%

  • D

    90%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn khối lượng: nO2 phản ứng = mhh sau phản ứng – mancol ban đầu 

+) nO phản ứng = nxeton = nH2O = nancol phản ứng

=> nancol ban đầu > 0,1 mol => Mancol ≤ 4 / 0,1

Lời giải chi tiết :

Bảo toàn khối lượng: nO2 phản ứng = mhh sau phản ứng – mancol ban đầu  = 5,6 – 4 = 1,6 gam

=> nO phản ứng = nxeton = nH2O = nancol phản ứng = 1,6 / 16 = 0,1 mol

=> nancol ban đầu > 0,1 mol => Mancol ≤ 4 / 0,1 = 40 => ancol là CH3OH

=> nancol = 0,125 mol => H = 0,1 / 0,125 .100% = 80%

Câu 26 :

Đun ancol X no đơn chức với H2SO4 đặc thu được hợp chất hữu cơ Y có dY/ X = 1,7. Công thức phân tử của X là

  • A

    CH3OH

  • B

    C2H5OH

  • C

    C3H7OH 

  • D

    C4H9OH

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) dY/ X = 1,7 > 1 nên Y là ete

+)  dY/ X = $\frac{{2R + 16}}{{R + 17}}$= 1,7 => R = 43 (C3H7)

Lời giải chi tiết :

Vì dY/ X = 1,7 > 1 nên Y là ete

 Ta có sơ đồ                2ROH $\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,\,đặc,\,\,{t^o}}}$  ROR

dY/ X = $\frac{{2R + 16}}{{R + 17}}$= 1,7  R = 43 (C3H7)

Câu 27 :

Cho 16,1 gam ancol etylic tác dụng với 39,2 gam axit H2SO4 thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Cho Y tác dụng với Na dư sinh ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

  • A

    8,96

  • B

    10,08

  • C

    17,92

  • D

    15,68

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2C2H5OH + H2SO4 → (C2H5)2SO4 + 2H2O

0,35 mol  →  0,175 mol         →          0,35 mol

H2SO4 + 2Na → Na2SO4 + H2

0,225             →                  0,225

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

0,35              →                 0,175

Lời giải chi tiết :

nC2H5OH = 0,35 mol; nH2SO4 = 0,4 mol

 2C2H5OH + H2SO4 → (C2H5)2SO4 + 2H2O

0,35 mol  →  0,175 mol         →          0,35 mol

Hỗn hợp sản phẩm Y gồm H2SO4 (0,225 mol) và H2O (0,35 mol)

H2SO4 + 2Na → Na2SO4 + H2

0,225             →                  0,225

2H2O + 2Na → 2NaOH + H2

0,35              →                 0,175

=> VH2 = (0,225 + 0,175).22,4 = 8,96 lít

Câu 28 :

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

  • A

    20,0

  • B

    30,0

  • C

    13,5

  • D

    15,0

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) mCaCO3 = (a - b).100 = 10

+) mdung dịch giảm = m kết tủa - mCO2 = 10 – 44.(a + b) = 3,4

C6H12O6  →   2CO2 + 2C2H5OH

0,075      ←    0,15 mol

Do hiệu suất là 90% => mC6H12O6 = 0,075.180.13,5.100/90

Lời giải chi tiết :

CO2 + Ca(OH)2  → CaCO3 + H2O

a        →   a     →         a

CO2 + CaCO3 + H2O  →  Ca(HCO3)2

b      →    b            →               b

Kết tủa tạo ra là : CaCO3 = (a - b).100 = 10 => a - b = 0,1 mol  (1)

mdung dịch giảm = m kết tủa - mCO2 = 10 – 44.(a + b) = 3,4 => a + b = 0,15 mol  (2)

Từ (1) và (2) => a = 0,125 và b = 0,025 mol

=> nCO2 = 0,125 + 0,025 = 0,15 mol

Phản ứng lên men :

C6H12O6  →   2CO2 + 2C2H5OH

0,075      ←  0,15 mol

Khối lượng C6H12O6 cần cho phản ứng lên men là : 0,075.180 = 13,5 gam

Do hiệu suất là 90% => mmC6H12O6 = 13,5.100/90 = 15 gam

Câu 29 :

Chia hỗn hợp gồm hai rượu  đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:

- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.

- Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 1400C tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hóa hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất).

Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là:

  • A

    30% và 30%

  • B

    25% và 35%

  • C

    40% và 20%

  • D

    20% và 40%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) nH2O > nCO2 → rượu no, đơn → n rượu = 0,35 – 0,25 = 0,1

+) C trung bình = nCO2 / nrượu 

+) số mol rượu = 2 lần số mol ete

+ Giả sử chỉ C2H5OH tạo ete → m ete thu được = 0,015(2.46 - 18) = 1,11g

+ Giả sử chỉ C3H7OH tạo ete → m ete thu được = 0,015(2.60 – 18) = 1,53

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,25 ; nH2O = 0,35 ; nN2 = 0,015 = nete

Ta thấy   nH2O > nCO2 → rượu no, đơn →nrượu = 0,35 – 0,25 = 0,1

→ C trung bình = nCO2 / nrượu =0,25/0,2 = 2,5

Vì 2 rượu liên tiếp → số mol 2 rượu bằng nhau và = 0,1/2 = 0,05

Trong pứ ete hóa thì số mol rượu = 2 lần số mol ete → số mol rượu tham gia pứ ete hóa = 0,015.2 = 0,03 → vậy tổng hiệu suất tạo ete của 2 rượu = 0,03/0,05 .100% = 60%

+ Giả sử chỉ C2H5OH tạo ete → mete thu được = 0,015.(2.46 - 18) = 1,11 gam

+ Giả sử chỉ C3H7OH tạo ete → mete thu được = 0,015.(2.60 – 18) = 1,53

Dựa vào khối lượng ete thu được thực tế và giả sử, áp dung quy tắc đường chéo tính được tỉ lệ C2H5OH/C3H7OH = 2/1 → hiệu suất tạo ete lần lượt của 2 rượu = 40% và 20%

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm 1 ancol no, mạch hở, đơn chức và 2 ankin là đồng đẳng liên tiếp cần dùng vừa đủ V lít không khí (đktc, chứa 80% N2, còn lại là O2) thu được hỗn hợp khí B. Cho B đi qua lần lượt bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng 19,8 gam, bình 2 xuất hiện 120 gam kết tủa và còn dư 147,84 lít khí (ở đktc) không phản ứng. Các chất trong A là

  • A

    C2H5OH, C2H2, C3H4

  • B

    CH3OH, C2H2, C3H4

  • C

    C2H5OH, C3H4, C4H6

  • D

    C3H7OH, C3H4, C4H6

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) nH2O = 1,1 mol

+) nCaCO3 = 1,2 mol => nCO2 = 1,2 mol

+) nO2 phản ứng = nN2 / 4 = 1,65 mol

Gọi CTPT của ancol là CnH2n+2O (a mol) và 2 ankin là CmH2m-2 (b mol) (m > 2)

Bảo toàn C: nCO2 = an + bm = 1,2 (1)

Bảo toàn H: nH2O = a.(n + 1) + b.(m – 1) = 1,1  (2)

Bảo toàn O: nO trong ancol + 2.nO2 phản ứng = 2.nCO2 + nH2O

Lời giải chi tiết :

Khối lượng bình 1 tăng 19,8 gam => nH2O = 1,1 mol

Khối lượng bình 2 xuất hiện120 gam kết tủa => nCaCO3 = 1,2 mol => nCO2 = 1,2 mol

Khí thoát ra khỏi bình là N2 => nN2 = 6,6 mol

=> nO2 phản ứng = nN2 / 4 = 1,65 mol

Gọi CTPT của ancol là CnH2n+2O (a mol) và 2 ankin là CmH2m-2 (b mol) (m > 2)

Bảo toàn C: nCO2 = an + bm = 1,2 (1)

Bảo toàn H: nH2O = a.(n + 1) + b.(m – 1) = 1,1  (2)

Bảo toàn O: nO trong ancol + 2.nO2 phản ứng = 2.nCO2 + nH2O

=> a + 2.1,65 = 2.1,2 + 1,1 => a = 0,2 mol  (3)

Từ (1), (2) và (3) => b = 0,3 mol; 0,2n + 0,3m = 1,2

=> 2n + 3m = 12

Với n = 1; m = 3,33 => CH3OH, C3H4, C4H6

Với n = 2; m = 2,66 => C2H5OH, C2H2, C3H4

close