Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 11 chương 1: Sự điện li - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

                

  • A
    Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
  • B
    Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
  • C
    Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
  • D
    Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 2 :

Công thức tính độ điện li là:

  • A

    $\alpha $= mchất tan / mdung dịch.

  • B

    $\alpha $= mđiện li / mchất tan.

  • C

    $\alpha $= nchất tan / nphân li.      

  • D

    $\alpha $= nphân li / nchất tan.

Câu 3 :

Chất nào sau đây không dẫn điện được?

  • A
    Nước ở hồ, nước mặn.            
  • B
    Nước biển.
  • C
    KCl rắn, khan.
  • D
    Dung dịch KCl trong nước.
Câu 4 :

Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

  • A
    2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl
  • B
    KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
  • C
    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
  • D
    NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O
Câu 5 :

Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?

  • A

    NH4+

  • B

    HCl

  • C

    H3O+

  • D

    NaOH

Câu 6 :

Muối nào tan trong nước tạo dung dịch có môi trường kiềm ?

  • A

    KCl.

  • B

    Na2S.

  • C

    NH4Cl.

  • D

    NaNO3.

Câu 7 :

Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)

  • A
    12
  • B
    13
  • C
    10
  • D
    11
Câu 8 :

Chất điện li yếu có độ điện li

  • A

    $\alpha $ = 1

  • B

    $\alpha $ = 0

  • C

    0<$\alpha $ < 1

  • D

    $\alpha $ <0

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+

  • A
    102,6 gam.     
  • B
    68,4 gam.   
  • C
    34,2 gam.                
  • D
    51,3 gam.
Câu 10 :

Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí?

  • A

    C và CuO

  • B

    CO2 và NaOH.

  • C

    CO và Fe2O3.

  • D

    C và H2O.

Câu 11 :

Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?

  • A

    Giá trị pH tăng thì độ axit giảm

  • B

    Giá trị pH tăng thì độ axit tăng

  • C

    Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh

  • D

    Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ

Câu 12 :

Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?

  • A

    Na+

  • B

    Fe3+

  • C

    CO32-

  • D

    Al3+

Câu 13 :

Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

  • A

    Na2CO3

  • B

    NH4Cl

  • C

    NH3

  • D

    NaHCO3

Câu 14 :

Chất nào sau đây khi tan trong nước không phân li ra ion?

  • A
    HCl     
  • B
    NaOH
  • C
    NaCl
  • D
    C2H5OH (rượu)
Câu 15 :

Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là:

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    7
Câu 16 :

Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2

  • C

    NH3

  • D

    NaCl

Câu 17 :

Thể tích (ml) của dung dịch NaOH 0,3M cần để trung hòa 3 lít dung dịch HCl 0,01M là

  • A

    0,1

  • B

    1

  • C

    10

  • D

    100

Câu 18 :

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A
    [H+] = [NO3-
  • B
    pH < 1,0 
  • C
    [H+] > [NO3-
  • D
    pH > 1,0
Câu 19 :

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi

  • A
    các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh. 
  • B
    một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
  • C
    các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
  • D
    phản ứng phải là thuận nghịch.
Câu 20 :

Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng:

  • A
    a + b = c + d.
  • B
    a + 2b = c + 2d.           
  • C
    a + 2b = c + d.
  • D
    a + 2b = - c - 2d.
Câu 21 :

Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

  • A

    NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4

  • B

    C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4

  • C

    C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl

  • D

    CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4

Câu 22 :

Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là

  • A
    1,5M. 
  • B
    2M. 
  • C
    1M. 
  • D
    1,75M.
Câu 23 :

Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm

  • A

    Tăng pH của đất.

  • B

    Tăng khoáng chất cho đất.

  • C

    Giảm pH của đất.       

  • D

    Để môi trường đất ổn định.

Câu 24 :

Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:

  • A

    a=b

  • B

    b>a

  • C

    b=2a

  • D

    a=2b

Câu 25 :

Dung dịch A chứa Mg2+, Ca2+, 0,2 mol Cl-, 0,3 mol \(NO_3^ - \). Thêm dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại. Thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào dung dịch là

  • A

    150 ml

  • B

    250 ml

  • C

    300 ml 

  • D

    200 ml

Câu 26 :

Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg2+; 0,03 mol Na+; 0,03 mol Cl- và y mol SO42-. Giá trị của y là

  • A

    0,025.

  • B

    0,015.

  • C

    0,01.

  • D

    0,02.

Câu 27 :

Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    6

  • D

    7

Câu 28 :

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

  • B

    Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

  • C

    Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

  • D

    Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

Câu 29 :

Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6

  • A

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{1}{1}$

  • B

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{11}{9}$

  • C

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{8}{11}$

  • D

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{9}{10}$

Câu 30 :

Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+, 0,2 mol Mg2+, 0,2 mol NO3-, x mol Cl-, y mol Cu2+

- Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa

- Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là :

  • A

    20,4 gam. 

  • B

    25,3 gam.       

  • C

    26,4 gam.                          

  • D

    21,05 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

                

  • A
    Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
  • B
    Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
  • C
    Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
  • D
    Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình ion thu gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện ly

Câu 2 :

Công thức tính độ điện li là:

  • A

    $\alpha $= mchất tan / mdung dịch.

  • B

    $\alpha $= mđiện li / mchất tan.

  • C

    $\alpha $= nchất tan / nphân li.      

  • D

    $\alpha $= nphân li / nchất tan.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Công thức tính độ điện li là $\alpha $ = nphân li / nchất tan

Câu 3 :

Chất nào sau đây không dẫn điện được?

  • A
    Nước ở hồ, nước mặn.            
  • B
    Nước biển.
  • C
    KCl rắn, khan.
  • D
    Dung dịch KCl trong nước.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất dẫn điện là các chất điện li được trong nước

Câu 4 :

Cho phản ứng hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

  • A
    2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl
  • B
    KOH + HNO3 → KNO3 + H2O
  • C
    NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O
  • D
    NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng NaOH + HCl → NaCl + H2O

Bước 2: Viết phương trình ion thu gọn của các đáp án => Phương trình ion thu gọn trùng

Cách viết phương trình ion thu gọn:

- Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử thu được phương trình ion đầy đủ.

- Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion thu gọn.

Lời giải chi tiết :

NaOH + HCl → NaCl + H2O có phương trình ion rút gọn là: OH- + H+ → H2O

Xét các phương án: 

+ 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl

→ PT ion rút gọn: 2OH- + Fe2+ → Fe(OH)2

+ NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

→ PT ion rút gọn: OH- + HCO3- → CO32- + H2O

+ NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

→ PT ion rút gọn: OH- + NH4+ → NH3 + H2O

+ KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

→ PT ion rút gọn: OH- + H+ → H2O

=> KOH + HNO3 → KNO3 + H2O có cùng phương trình ion rút gọn

Câu 5 :

Theo A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit ?

  • A

    NH4+

  • B

    HCl

  • C

    H3O+

  • D

    NaOH

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Theo A-rê-ni-ut, axit là chất phân li ra H+ => HCl là axit

Câu 6 :

Muối nào tan trong nước tạo dung dịch có môi trường kiềm ?

  • A

    KCl.

  • B

    Na2S.

  • C

    NH4Cl.

  • D

    NaNO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu có môi trường kiềm

Lời giải chi tiết :

Muối tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu có môi trường kiềm

=> Na2S

Câu 7 :

Tính pH của 300ml dung dịch (gồm 100 ml Ba(OH)2 0,1M và 200 ml NaOH 0,05M)

  • A
    12
  • B
    13
  • C
    10
  • D
    11

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ số mol của Ba(OH)2 và NaOH \( \to {n_{O{H^ - }}} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}}\)

\( \to {\text{[}}O{H^ - }{\text{] = }}\dfrac{{{n_{O{H^ - }}}}}{{0,3}}\)

Mà [OH-].[H+] = 10-14

\( \to [{H^ + }] \to pH\)

Lời giải chi tiết :

\({n_{Ba{{(OH)}_2}}} = 0,1.0,1 = 0,01\,\,mol;{n_{NaOH}} = 0,2.0,05 = 0,01\,\,mol\)

\( \to {n_{OH - }} = 2{n_{Ba{{(OH)}_2}}} + {n_{NaOH}} = 2.0,01 + 0,01 = 0,03\,\,mol\)

\( \to [O{H^ - }] = \dfrac{{0,03}}{{0,3}} = 0,1\,\,M\)

Mà [OH-].[H+] = 10-14

\( \to [{H^ + }] = \dfrac{{{{10}^{ - 14}}}}{{0,1}} = {10^{ - 13}}\)

\( \to pH =  - \log {10^{ - 13}} = 13\)  

Câu 8 :

Chất điện li yếu có độ điện li

  • A

    $\alpha $ = 1

  • B

    $\alpha $ = 0

  • C

    0<$\alpha $ < 1

  • D

    $\alpha $ <0

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất điện li yếu có độ điện li: 0 < $\alpha $< 1

Câu 9 :

Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+

  • A
    102,6 gam.     
  • B
    68,4 gam.   
  • C
    34,2 gam.                
  • D
    51,3 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình điện ly tính được số mol Al2(SO4)

Từ đó tính được \({m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}}\)

Lời giải chi tiết :

\(A{l_2}{(S{O_4})_3} \to 2{\text{A}}{l^{3 + }} + 3{\text{S}}O_4^{2 - }\)

Theo phương trình điện ly: \({n_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = \dfrac{1}{2}.{n_{A{l^{3 + }}}} = 0,3\,\,mol\)

\( \to {m_{A{l_2}{{(S{O_4})}_3}}} = 0,3.342 = 102,6\,\,gam\)

Câu 10 :

Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí?

  • A

    C và CuO

  • B

    CO2 và NaOH.

  • C

    CO và Fe2O3.

  • D

    C và H2O.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ta có: C + H2O → CO + H2 hoặc C + 2H2O → CO2 + 2H2

=> Sản phẩm đều là chất khí

Câu 11 :

Chọn phát biểu đúng trong số các phát biểu sau đây ?

  • A

    Giá trị pH tăng thì độ axit giảm

  • B

    Giá trị pH tăng thì độ axit tăng

  • C

    Dung dịch có pH < 7 làm quỳ tím hoá xanh

  • D

    Dung dịch có pH > 7 làm quỳ tím hoá đỏ

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A đúng vì pH tăng thì nồng độ OH- trong dung dịch tăng => độ axit giảm

C. pH < 7 là môi trường axit => quỳ hóa đỏ

D. pH > 7 là môi trường bazơ => quỳ hóa xanh

Câu 12 :

Trong các ion sau đây, ion nào tan trong nước cho môi trường trung tính?

  • A

    Na+

  • B

    Fe3+

  • C

    CO32-

  • D

    Al3+

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit – bazơ – muối

Lời giải chi tiết :

Ion tan trong nước cho môi trường trung tính là Na+

Câu 13 :

Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

  • A

    Na2CO3

  • B

    NH4Cl

  • C

    NH3

  • D

    NaHCO3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là NaHCO3

Câu 14 :

Chất nào sau đây khi tan trong nước không phân li ra ion?

  • A
    HCl     
  • B
    NaOH
  • C
    NaCl
  • D
    C2H5OH (rượu)

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

C2H5OH khi tan trong nước không phân li ra ion.

Câu 15 :

Cho các chất sau: SO2, C6H6 , C2H6, Ca(HCO3)2, H2SO4, NaClO, Mg(OH)2. Số chất hòa tan vào trong nước tạo thành chất điện li là:

  • A
    4
  • B
    5
  • C
    6
  • D
    7

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các chất thỏa mãn: SO(tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit), Ca(HCO3)2 ; H2SO4 ; NaClO ; Mg(OH)2 (phần hòa tan). 

Vậy có 5 chất thỏa mãn.

Câu 16 :

Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

  • A

    NaOH

  • B

    Ba(OH)2

  • C

    NH3

  • D

    NaCl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

pH = -log[H+]

Mà: [H+].[OH-] = 10-14  => log[H+] + log[OH-] = - 14 => - log[H+] = 14 + log[OH-]

=> pH = 14 + log[OH-]

=> Giá trị pH tỉ lệ thuận với nồng độ OH=> chất càng phân li ra nhiều OHthì chất đó có pH càng lớn

Lời giải chi tiết :

$Ba{(OH)_2}{\text{ }}\xrightarrow{{}}{\text{ B}}{{\text{a}}^{2 + }}{\text{ }} + {\text{ 2O}}{{\text{H}}^ - }$

Cùng nồng độ ban đầu thì Ba(OH)2 phân li cho [OH] lớn nhất. Nên pH lớn nhất

Câu 17 :

Thể tích (ml) của dung dịch NaOH 0,3M cần để trung hòa 3 lít dung dịch HCl 0,01M là

  • A

    0,1

  • B

    1

  • C

    10

  • D

    100

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Lời giải chi tiết :

nHCl = 3.0,01 = 0,03 mol

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

nNaOH = nHCl = 0,03 mol

=> V dd NaOH = n : CM = 0,03 : 0,3 = 0,1 lít = 100 ml

Câu 18 :

Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,1M nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào sau đây là đúng?

  • A
    [H+] = [NO3-
  • B
    pH < 1,0 
  • C
    [H+] > [NO3-
  • D
    pH > 1,0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Axit mạnh khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion.

Lời giải chi tiết :

HNO3 khi tan vào nước điện li hoàn toàn thành các ion:

HNO3 → H+ + NO3-

0,1M     0,1M  0,1M

=> [H+] = [NO3-] = 0,1M

Câu 19 :

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi

  • A
    các chất phản ứng phải là chất điện li mạnh. 
  • B
    một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
  • C
    các chất phản ứng phải là những chất dễ tan.
  • D
    phản ứng phải là thuận nghịch.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.

Câu 20 :

Dung dịch X có chứa a mol Na+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol SO42-. Biểu thức nào sau đây đúng:

  • A
    a + b = c + d.
  • B
    a + 2b = c + 2d.           
  • C
    a + 2b = c + d.
  • D
    a + 2b = - c - 2d.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: ∑n(+) = ∑n(-)

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X ta có:

=> a + 2b = c + 2d

Câu 21 :

Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

  • A

    NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4

  • B

    C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4

  • C

    C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl

  • D

    CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Xác định các chất điện li

- Viết phương trình điện li, so sánh độ dẫn điện của các chất điện li

Các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào phân li ra nhiều ion sẽ dẫn điện tốt hơn

Lời giải chi tiết :

- C2H5OH tan trong nước nhưng không phân li ra ion=>không có khả năng dẫn điện.

- CH3COOH là chất điện li yếu =>dẫn điện yếu hơn so với 2 muối

 Cùng nồng độ 0,1 mol/l thì: NaCl →Na+ +Cl  ;    K2SO4 →2K+ + SO42−

 K2SO4 phân li ra nhiều ion hơn nên dẫn điện mạnh hơn NaCl.

=> C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4

Câu 22 :

Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- trong dung dịch mới là

  • A
    1,5M. 
  • B
    2M. 
  • C
    1M. 
  • D
    1,75M.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:

MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

NaCl → Na+ + Cl-

Lời giải chi tiết :

\({n_{MgC{l_2}}} = 0,15 \times 0,5 = 0,075mol\); \({n_{NaCl}} = 0,05 \times 1 = 0,05mol\)

MgCl2 và NaCl là các chất điện li mạnh, khi hòa tan vào nước phân li hoàn toàn thành các ion:

MgCl2 → Mg2+ + 2Cl-

0,075 →              0,15 (mol)

NaCl → Na+ + Cl-

0,05 →            0,05 (mol)

=> \(n_{{Cl}^-}\) = 0,15 + 0,05 = 0,2 mol

\[{\text{[}}C{l^ - }{\text{]}} = \dfrac{n}{V} = \frac{{0,2}}{{0,15 + 0,05}} = 1M\]

Câu 23 :

Ở các vùng đất phèn người ta bón vôi để làm

  • A

    Tăng pH của đất.

  • B

    Tăng khoáng chất cho đất.

  • C

    Giảm pH của đất.       

  • D

    Để môi trường đất ổn định.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nhớ vôi có tính kiềm => tác dụng được với axit

Lời giải chi tiết :

Đất bị nhiễm phèn là đất chua chứa nhiều ion H+, do vậy người ta phải bón vôi để trung hòa bớt ion H+ giúp tăng pH của đất lên từ 7 - 9 => môi trường đất ổn định

Câu 24 :

Hai dung dịch có pH bằng nhau là: NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Quan hệ giữa a và b là:

  • A

    a=b

  • B

    b>a

  • C

    b=2a

  • D

    a=2b

Đáp án : D

Phương pháp giải :

áp dụng công thức: pOH = -log[OH-]

Lời giải chi tiết :

pOHNaOH = -log(a)

pOHBa(OH)2 = -log(2b)

Vì pHNaOH = pHBa(OH)2 => pOHNaOH = pOHBa(OH)2

=> -log(a) = -log(2b) => a = 2b

Câu 25 :

Dung dịch A chứa Mg2+, Ca2+, 0,2 mol Cl-, 0,3 mol \(NO_3^ - \). Thêm dần dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch A cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất thì dừng lại. Thể tích dung dịch Na2CO3 đã thêm vào dung dịch là

  • A

    150 ml

  • B

    250 ml

  • C

    300 ml 

  • D

    200 ml

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vì cả 2 ion Mg2+ và Ca2+ đều tạo kết tủa với \(CO_3^{2 - }\) nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa Na+, Cl- và \(NO_3^ - \)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: \({n_{N{a^ + }}} = {n_{C{l^ - }}} + {n_{NO_3^ - }}\)

Lời giải chi tiết :

Vì cả 2 ion Mg2+ và Ca2+ đều tạo kết tủa với \(CO_3^{2 - }\) nên đến khi được kết tủa lớn nhất thì dung dịch chỉ chứa Na+, Cl- và \(NO_3^ - \)

Gọi số mol Na2CO3 là x mol \( \to {n_{N{a^ + }}} = 2{\rm{x}}\,\,mol\)

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có

\({n_ + } = {n_ - } \to 2{\rm{x}}.1 = 0,2.1 + 0,3.1 \to x = 0,25\)

\( \to {V_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{0,25}}{1} = 0,25\) lít = 250 ml

Câu 26 :

Dung dịch Y chứa 0,02 mol Mg2+; 0,03 mol Na+; 0,03 mol Cl- và y mol SO42-. Giá trị của y là

  • A

    0,025.

  • B

    0,015.

  • C

    0,01.

  • D

    0,02.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn điện tích.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có:

2nMg2+ + nNa+ = nCl- + 2nSO42-

=> 0,02.2 + 0,03.1 = 0,03.1 + 2y

=> y = 0,02

Câu 27 :

Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là:

  • A

    1

  • B

    2

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính được nH+ ban đầu, nH2

BTNT H: nH+ dư = nH+ ban đầu – 2nH2

Từ đó tính được: pH = -log[H+]

Lời giải chi tiết :

$\left. \begin{gathered}{n_{{H^ + }(HCl)}} = 0,25.1 = 0,25(mol) \hfill \\{n_{{H^ + }({H_2}S{O_4})}} = 0,25.0,5.2 = 0,25(mol) \hfill \\ \end{gathered}  \right\}\,\,{n_{H_{(X)}^ + }} = 0,25 + 0,25 = 0,5mol$

${n_{{H_2}}} = \dfrac{{5,32}}{{22,4}} = 0,2375(mol)$

Bảo toàn nguyên tố H ta có: \({n_{{H^ + }}}\) = \({n_{{H^ + }}} + 2{n_{{H_2}}}\) 

=>

${n_{{H^ + }(Y)}} = 0,5 - 0,475 = 0,025(mol)\,\, \Rightarrow [{H^ + }] = \dfrac{{0,025}}{{0,250}} = 0,1 = {10^{ - 1}}(mol/lít)$

→ pH = 1 

Câu 28 :

Dung dịch axit fomic 0,007M có pH = 3. Kết luận nào sau đây không đúng ?

  • A

    Khi pha loãng 10 lần dung dịch trên thì thu được dung dịch có pH = 4.

  • B

    Độ điện li của axit fomic sẽ giảm khi thêm dung dịch HCl.

  • C

    Khi pha loãng dung dịch trên thì độ điện li của axit fomic tăng.

  • D

    Độ điện li của axit fomic trong dung dịch trên là 14,29%.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A sai vì HCOOH là axit yếu, phân li không hoàn toàn nên nồng độ $[{H^ + }{\text{]}}$ giảm, pH thay đổi tuy nhiên còn phụ thuộc cả vào độ điện li nên không tuân theo đúng tỉ lệ pha loãng.

B đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+. Khi thêm dung dịch HCl, nghĩa là thêm H+, như vậy cân bằng hóa học chuyển dịch sang trái → độ điện li của axit giảm.

C đúng (SGK 11NC – trang 9)

D đúng vì HCOOH $\overset {} \leftrightarrows $ HCOO- + H+.

pH = 3 $[{H^ + }{\text{]}}$ = 0,001M

$\alpha  = \dfrac{{{C_{HCOOH\,phân\,li}}}}{{{C_{HCOOH\,b\,\,{\text{đ}}ầu}}}}.100\%  = \dfrac{{0,001}}{{0,007}}.100\%  = 14,29\% $

Câu 29 :

Trộn V1 lít dung dịch axit mạnh (pH = 5) với V2 lít kiềm mạnh (pH = 9) theo tỉ lệ thể tích nào sau đây để thu được dung dịch có pH = 6

  • A

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{1}{1}$

  • B

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{11}{9}$

  • C

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{8}{11}$

  • D

    $\frac{{{{\text{V}}_1}}}{{{{\text{V}}_2}}} = \frac{9}{10}$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ V1 dung dịch axit có pH = 5 => nH+ 

+ V2 dung  dịch bazơ có pH = 9 => pOH => nOH- 

+ Dung dịch thu được có pH = 6 < 7  => môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng

=> tính toán PT theo OH 

             

Lời giải chi tiết :

+ V1 dung dịch  axit có pH = 5

${\text{ = > [}}{{\text{H}}^ + }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{{H^ + }}}{\text{ = 1}}{{\text{0}}^{ - 5}}.{V_1}{\text{ }}(mol)$

+ V2 dung  dịch bazơ có pH = 9 => pOH = 14 − 9 = 5

${\text{ = > [O}}{{\text{H}}^ - }{\text{]}} = {10^{ - 5}}M = > {\text{ }}{n_{O{H^ - }}} = {\text{ }}{10^{ - 5}}.{V_2}{\text{ (mol)}}$

+ Dung dịch thu được có pH = 6 < 7  => môi trường axit. Vậy H+ dư sau phản ứng

                                             H+        +           OH        →  H2O

Ban đầu (mol)          10−5V1                   10−5V2

Phản ứng ( mol)       10−5V2                          10−5V2

Sau   (mol)             10−5 (V1 −V2)                                        

+ Ta có : pH = 6 => [H+] dư = 10−6

$\frac{{{{10}^{ - 5}}({V_1} - {\text{ }}{V_2})}}{{{V_1} + {V_2}}} = {10^{ - 6}} = > \frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{{11}}{9}$

Câu 30 :

Cho dung dịch X chứa 0,1 mol Al3+, 0,2 mol Mg2+, 0,2 mol NO3-, x mol Cl-, y mol Cu2+

- Nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 86,1 gam kết tủa

- Nếu cho 850 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì khối lượng kết tủa thu được là :

  • A

    20,4 gam. 

  • B

    25,3 gam.       

  • C

    26,4 gam.                          

  • D

    21,05 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Từ n­AgCl => x

+) BTĐT => y

+) Xác định số mol các chất kết tủa khi tác dụng với NaOH => khối lượng

Lời giải chi tiết :

close