Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 1 - Chương III - Hóa học 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 1 tiết (45 phút) - Đề số 1 - Chương III - Hóa học 11 Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cho 1,84 gam hỗn hợp hai muối ACO3 và BCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lít CO2 (đktc) và dung dịch (X). Cô cạn dung dịch (X) thu được a gam muối khan. Giá trị của a là: A.2,17 gam B.1,75 gam C.2,60 gam D.3,50 gam Câu 2: Từ các sơ đồ phản ứng sau: 2X1 + 2X2 → 2X3 + H2↑ X3 + CO2 → X4 X3 + X4 → X5 + X2 2X6 + 3X5 + 3X2 → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl Các chất thích hợp tương ứng với X3, X5, X6 lần lượt là A. KHCO3, K2CO3, FeCl3. B. KOH, K2CO3, Fe2(SO4)3. C. KOH, K2CO3, FeCl3. D. NaOH, Na2CO3, FeCl3. Câu 3: Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 chất bột màu trắng: NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4. Chỉ dùng nước và khí CO2 thì có thể nhận được mấy chất A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 4. Cho 8,9 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại thuộc hai chu kì kế tiếp nhau tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối thu được là: A.40 gam B.35 gam C. 15 gam D.10 gam Câu 5. Khi công nghiệp phát triển thì lượng khí CO2 thải ra càng nhiều. Khí này được coi là ảnh hưởng xấu đến môi trường vì: A.gây mưa axit B.gây hiệu ứng nhà kính C.tạo bụi cho môi trường D.gây thủng tầng ozon Câu 6. Dẫn khí CO qua ống sứ chứa a gam hỗn hợp gồm: CuO, Fe3O4 và Al2O3 nung ở nhiệt độ cao. Dẫn hết khí thoát ra vào nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa và khối lượng chất rắn trong ống sứ nặng 202 gam. Giá trị của a là: A.206,8 gam B.204,0 gam C.215,8 gam D.170,6 gam Câu 7. Dẫn khí CO dư vào ống sứ đựng bột oxit của kim loại (X). Dẫn sản phẩm sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì tạo kết tủa trắng. Oxit của kim loại (X) có thể là: A. CuO B. Al2O3 C. Fe2O3 D. Cả A và C đều đúng. Câu 8. Dẫn 8 lít khí (đktc) hỗn hợp CO và CO2 trong đó CO2 chiếm 39,2% theo thể tích vào dung dịch chứa 7,4 gam Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được sau khi phản ứng kết thúc là: A.6,0 gam B.5,5 gam C. 7,2 gam D.14,0 gam II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 9. Một loại đá chứa CaCO3, MgCO3 và Al2O3 (các chất khác không đáng kể), khối lượng của nhôm oxit bằng 1/8 khối lượng các muối cacbonat. Đem nung đá ở nhiệt độ cao \(\left( {1200^\circ C} \right)\) tới phản ứng hoàn toàn ta thu được chất rắn có khối lượng bằng 6/10 khối lượng đá trước khi nung. Tính thành phần trăm của MgCO3 trong đá. Lời giải chi tiết I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ta có sơ đồ: \(\mathop {\left\{ \begin{array}{l}AC{O_3}\\BC{O_3}\end{array} \right.}\limits_{1,84g} + 2HCl \to \left\{ \begin{array}{l}AC{l_2}\\BC{l_2}\end{array} \right. + \mathop {C{O_2}}\limits_{0,03mol} + {H_2}O\) Từ sơ đồ trên ta nhận thấy: n HCl = 2 n CO2 = 0,06 mol n H2O = n CO2 = 0,03 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m Muối cacbonat + m HCl = m Muối clorua + m CO2 + m H2O 1,84 + 0,06 . 36,5 = m Muối clorua + 0,03 . 44 + 0,03 . 18 m Muối clorua = 2,17 gam Đáp án A Câu 2: 2X1 + 2X2→ 2X3 + H2↑ 2K + 2H2O → 2KOH + H2↑ X3 + CO2→ X4 KOH + CO2 → KHCO3 X3 + X4→ X5 + X2 KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O 2X6 + 3X5 + 3X2→ 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl FeCl3 + K2CO3 + 3H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3CO2↑ + 6KCl Vậy X3, X5, X6 lần lượt là KOH; K2CO3, FeCl3. Đáp án C Câu 3:
Vậy dùng nước và CO2 ta có thể nhận biết được cả 5 dung dịch Đáp án D Câu 4: Gọi công thức phân tử chung của 2 muối cacbonat là M2(CO3)n => Ta có chuỗi sơ đồ sau: \(\mathop {{M_2}{{(C{O_3})}_n}}\limits_{8,9g} + 2nHCl \to 2MC{{\mathop{\rm l}\nolimits} _n} + \mathop {nC{O_2}}\limits_{0,1} + n{H_2}O\)(1) (1) => n H2O = n CO2 = 0,1 mol (1) => n HCl = 2 n CO2 = 0,2 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m Muối cacbonat + m HCl = m Muối clorua + m CO2 + m H2O => 8,9 + 0,2 . 36,5 = m Muối clorua + 0,1 . 44 + 0,1 . 18 => m Muối clorua = 10 gam Đáp án D Câu 5: Khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân nóng lên của Trái Đất Đáp án B Câu 6: Ta có sơ đồ phản ứng: \(\left\{ \begin{array}{l}CuO\\F{e_3}{O_4}\\A{l_2}{O_3}\end{array} \right. + CO \to \mathop {\left\{ \begin{array}{l}Cu\\Fe\\A{l_2}{O_3}\end{array} \right.}\limits_{202g} + C{O_2}\)(1) n CaCO3 = n CO2 = 0,3 mol (1) n CO = n CO2 = 0,3 mol Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: m Oxit + m CO = m Chất rắn + m CO2 => m Oxit + 0,3 . 28 = 202 + 0,3 . 44 => m Oxit = 206,8 gam Đáp án A Câu 7: CO có khả năng khử được oxit của kim loại đứng sau Al Đáp án D Câu 8: V CO2 = 8 . 39,2 % = 3,136 lít => n CO2 = 3,136 : 22,4 = 0,14 mol n Ca(OH)2 = 7,4 : 74 = 0,1 mol n OH : n CO2 = 0,2 : 0,14 = 1,42 => Sau phản ứng, sinh ra 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2 Ta có phương trình phản ứng: Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 + H2O (1) Ca(OH)2 + 2CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (2) Gọi số mol của CaCO3, Ca(HCO3)2 lần lượt là x, y mol => x + y = 0,1 (I) Số mol của CO2 là 0,14 => x + 2y = 0,14 (II) Từ (I), (II) => x = 0,06 mol; y = 0,04 mol m CaCO3 = 6 . 100 = 6 gam Đáp án A II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 9. Các phản ứng xảy ra: \[\begin{array}{l}CaC{O_3} \to CaO + C{O_2} \uparrow {\rm{ }}\left( 1 \right)\\MgC{O_3} \to MgO + C{O_2} \uparrow {\rm{ }}\left( 2 \right)\end{array}\] Cách 1. Giả sử khối lượng đá trước khi nung là 9 gam (có thể đặt tổng quát là 9m), trong đá có 1 gam Al2O3 và 8 gam cacbonat. Sau khi nung chất rắn còn \(9 \times \dfrac{6}{{10}} = 5,4\left( {gam} \right)\), trong đó có 1 gam Al2O3 và \(5,4 – 1 = 4,4\) gam hai oxit CaO và MgO. Gọi a và b là khối lượng của CaCO3 và MgCO3 trong đá, ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 8\\\dfrac{{56a}}{{100}} + \dfrac{{40b}}{{84}} = 4,4\end{array} \right.\) Giải hệ phương trình ta được: \(b = 0,955\). Vậy \(\% {m_{MgC{O_3}}} = \dfrac{{0,955 \times 100\% }}{9} = 10,6\% \) Cách 2. Lập luận như cách 1, đặt x, y là số mol của CaCO3 và MgCO3 ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}100x + 84y = 8\\56x + 40y = 4,4\end{array} \right.\) Giải hệ phương trình ta được: \(y = 0,01136\) (mol) \( \Rightarrow \) khối lượng của MgCO3 là: \(0,01136 \times 84 = 0,954\) (gam hay 10,6%). HocTot.Nam.Name.Vn
|