Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Cánh diều - Đề số 9

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

  • A
    Tre ngà có màu vàng óng
  • B
    Có nhiều ao hồ để lại
  • C
    Thánh Gióng bay về trời
  • D
    Có làng mang tên làng Cháy
Câu 2 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ – Đinh Nam Khương?

  • A
    Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng
  • B
    Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê
  • C
    Cả A và B đúng
  • D
    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi
Câu 3 :

Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

  • A
    Tăng tiến, liệt kê
  • B
    So sánh, liệt kê
  • C
    Hoán dụ, tăng tiến
  • D
    Tăng tiến, tượng trưng
Câu 4 :

Giọng điệu chính được thể hiện trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là gì?

  • A
    Xót xa, căm phẫn
  • B
    Hồn nhiên, tươi sáng
  • C
    Hào hùng, mạnh mẽ
  • D
    Nhẹ nhàng, lãng mạn
Câu 5 :

Câu “Vì lợi ích mười năm trồng người/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A
    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
  • B
    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
  • C
    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
  • D
    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
Câu 6 :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A
    Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe
  • B
    Sáng tạo hoàn toàn nội dung câu chuyện
  • C
    Học thuộc lòng văn bản rồi kể lại
  • D
    Đọc lại văn bản trong SGK
Câu 7 :

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng có chung đặc điểm gì?

  • A
    Các cuộc đối thoại diễn ra với những mẩu lộn xộn
  • B
    Có nhiều cách thể hiện lời thoại khác nhau
  • C
    Chung một cấu trúc ngữ pháp
  • D
    Chung một lời thoại, cho mỗi lần đối thoại của từng nhân vật
Câu 8 :

Cụm danh từ là gì?

  • A
    Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  • B
    Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
  • C
    Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
  • D
    Tất cả đáp án trên
Câu 9 :

Trong bài thơ Gấu con chân vòng kiền, mẹ gấu đã ứng xử thế nào khi gấu con về mách mẹ?

  • A
    Cãi nhau với đám trêu chọc gấu con
  • B
    Khen chân gấu đẹp
  • C
    Không thèm quan tâm
  • D
    Khuyên gấu chấp nhận sự thật về đôi chân xấu
Câu 10 :

Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ được liên tưởng với ai?

  • A
    Người anh
  • B
    Người mẹ
  • C
    Người cha
  • D
    Người lãnh tụ vĩ đại

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Truyện Thánh Gióng muốn giải thích hiện tượng nào?

  • A
    Tre ngà có màu vàng óng
  • B
    Có nhiều ao hồ để lại
  • C
    Thánh Gióng bay về trời
  • D
    Có làng mang tên làng Cháy

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại phần nội dung tác phẩm

Lời giải chi tiết :

Sau khi dẹp tan giặc, Gióng lên đỉnh núi Sóc Sơn, ngựa đi tới đâu phun lửa làm một khu rừng cháy, nay ngôi làng mang tên làng Cháy

Câu 2 :

Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ – Đinh Nam Khương?

  • A
    Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng
  • B
    Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê
  • C
    Cả A và B đúng
  • D
    Giọng thơ hào hùng, sôi nổi

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại giá trị nghệ thuật

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng

- Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê

Câu 3 :

Biện pháp nghệ thuật trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng là gì?

  • A
    Tăng tiến, liệt kê
  • B
    So sánh, liệt kê
  • C
    Hoán dụ, tăng tiến
  • D
    Tăng tiến, tượng trưng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại giá trị nghệ thuật của văn bản

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo, xây dựng các nhân vật đối lập, sự tăng tiến trong cốt truyện

Câu 4 :

Giọng điệu chính được thể hiện trong bài thơ Gấu con chân vòng kiềng là gì?

  • A
    Xót xa, căm phẫn
  • B
    Hồn nhiên, tươi sáng
  • C
    Hào hùng, mạnh mẽ
  • D
    Nhẹ nhàng, lãng mạn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời

Lời giải chi tiết :

Hồn nhiên, tươi sáng là giọng điệu chính của bài thơ

Câu 5 :

Câu “Vì lợi ích mười năm trồng người/ Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?

  • A
    Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
  • B
    Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
  • C
    Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
  • D
    Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại các kiểu hoán dụ đã học

Lời giải chi tiết :

Câu trên lấy cái cụ thể (trồng cây) để nói về cái trừu tượng (đào tạo giáo dục con người)

Câu 6 :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích được hiểu là:

  • A
    Dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe
  • B
    Sáng tạo hoàn toàn nội dung câu chuyện
  • C
    Học thuộc lòng văn bản rồi kể lại
  • D
    Đọc lại văn bản trong SGK

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại định hướng kể lại một câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Lời giải chi tiết :

Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích là dùng ngôn ngữ nói của mình để kể lại nội dung một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học, đã nghe

Câu 7 :

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật trong văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng có chung đặc điểm gì?

  • A
    Các cuộc đối thoại diễn ra với những mẩu lộn xộn
  • B
    Có nhiều cách thể hiện lời thoại khác nhau
  • C
    Chung một cấu trúc ngữ pháp
  • D
    Chung một lời thoại, cho mỗi lần đối thoại của từng nhân vật

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại các cuộc đối thoại của 3 nhân vật

Lời giải chi tiết :

Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm cấu trúc ngữ pháp

Câu 8 :

Cụm danh từ là gì?

  • A
    Là một tập hợp do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
  • B
    Còn được gọi là ngữ danh từ, nhóm danh từ, danh ngữ
  • C
    Cụm danh từ có ý nghĩa cụ thể, chi tiết hơn, có cấu tạo phức tạp hơn
  • D
    Tất cả đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức về cụm danh từ

Lời giải chi tiết :

Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 9 :

Trong bài thơ Gấu con chân vòng kiền, mẹ gấu đã ứng xử thế nào khi gấu con về mách mẹ?

  • A
    Cãi nhau với đám trêu chọc gấu con
  • B
    Khen chân gấu đẹp
  • C
    Không thèm quan tâm
  • D
    Khuyên gấu chấp nhận sự thật về đôi chân xấu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Mẹ gấu đã khen chân gấu đẹp và nhấn mạnh việc chân vòng kiềng không ảnh hưởng đến tài năng vì: hoán dụ “Vòng kiềng giỏi nhất vùng nay/ Chính là ông nội đấy!”

Câu 10 :

Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ được liên tưởng với ai?

  • A
    Người anh
  • B
    Người mẹ
  • C
    Người cha
  • D
    Người lãnh tụ vĩ đại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình ảnh Bác Hồ trong văn bản được liên tưởng với người cha

close