Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Cánh diều - Đề số 5

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Đề bài

Câu 1 :

Nêu quy luật vần điệu trong thơ lục bát?

  • A
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 8 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo
  • B
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 8 của câu bát. Tiếng thứ 6 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo
  • C
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo
  • D
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 6 của câu bát vần với tiếng thứu 6 của câu lục tiếp theo
Câu 2 :

Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện Chích bông ơi!?

  • A
    Truyện lồng truyện
  • B
    Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích
  • C
    Ước lệ tượng trưng
  • D
    Ngôi kể thứ nhất dễ dàng bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật
Câu 3 :

Sự tích Hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A
    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)
  • B
    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Mih (1407-1427)
  • C
    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long
  • D
    Sau khi chiến thắng quân minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn
Câu 4 :

Văn bản Trong lòng mẹ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A
    Tự sự, miêu tả, nghị luận
  • B
    Tự sự, nghị luận, biểu cảm
  • C
    Tự sự, thuyết minh, biểu cảm
  • D
    Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 5 :

Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

  • A
    Trước Cách mạng tháng Tám
  • B
    Sau Cách mạng tháng Tám
  • C
    Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám
  • D
    Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982
Câu 6 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần phải làm gì?

  • A
    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
  • B
    Tìm gặp người nói hoặc người viết
  • C
    A và B đúng
  • D
    A và B sai
Câu 7 :

Vì sao người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi cảm thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A
    Em gái vẽ mình không đẹp
  • B
    Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường
  • C
    Em gái vẽ biếm họa về mình
  • D
    Em giá mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
Câu 8 :

Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu.

  • A
    Hai
  • B
    Ba
  • C
    Bốn
  • D
    Năm
Câu 9 :

Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề?

  • A
    Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh
  • B
    Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân
  • C
    Bác bỏ ý kiến của mọi người
  • D
    Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình
Câu 10 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A
    Sống tiết kiệm
  • B
    Quan tâm, yêu thương mọi người
  • C
    Cần cù trong lao động
  • D
    Khiêm tốn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Nêu quy luật vần điệu trong thơ lục bát?

  • A
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 8 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo
  • B
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 8 của câu bát. Tiếng thứ 6 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo
  • C
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo
  • D
    Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 6 của câu bát vần với tiếng thứu 6 của câu lục tiếp theo

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại phần đặc điểm thơ lục bát

Lời giải chi tiết :

Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ 6 của câu bát. Tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo

Câu 2 :

Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện Chích bông ơi!?

  • A
    Truyện lồng truyện
  • B
    Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích
  • C
    Ước lệ tượng trưng
  • D
    Ngôi kể thứ nhất dễ dàng bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật “truyện lồng truyện” độc đáo, sinh động là đặc sắc tiêu biểu của văn bản

Câu 3 :

Sự tích Hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

  • A
    Trước khi quân Minh sang xâm lược nước ta (1407)
  • B
    Trong thời kì kháng chiến chống giặc Mih (1407-1427)
  • C
    Sau khi Lê Lợi dời đô từ Tây Đô về kinh thành Thăng Long
  • D
    Sau khi chiến thắng quân minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung, thông tin của sự kiện lịch sử

Lời giải chi tiết :

Sự tích Hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407 – 1427)

Câu 4 :

Văn bản Trong lòng mẹ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A
    Tự sự, miêu tả, nghị luận
  • B
    Tự sự, nghị luận, biểu cảm
  • C
    Tự sự, thuyết minh, biểu cảm
  • D
    Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chú ý ngôn ngữ, lời kể

Lời giải chi tiết :

Văn bản Trong lòng mẹ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 5 :

Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

  • A
    Trước Cách mạng tháng Tám
  • B
    Sau Cách mạng tháng Tám
  • C
    Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám
  • D
    Sáng tác trong thời gian từ năm 1918 – 1982

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin tác giả

Lời giải chi tiết :

Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

Câu 6 :

Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần phải làm gì?

  • A
    Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể
  • B
    Tìm gặp người nói hoặc người viết
  • C
    A và B đúng
  • D
    A và B sai

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vận dụng kiến thức về từ đồng âm

Lời giải chi tiết :

Muốn hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, cần đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể

Câu 7 :

Vì sao người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi cảm thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A
    Em gái vẽ mình không đẹp
  • B
    Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường
  • C
    Em gái vẽ biếm họa về mình
  • D
    Em giá mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Người anh cảm thấy xấu hổ vì trước đó đã đối xử không tốt, còn ganh tị với em, nhưng cô em gái thì vẽ người anh bằng tấm lòng nhân hậu, trong sáng

Câu 8 :

Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu.

  • A
    Hai
  • B
    Ba
  • C
    Bốn
  • D
    Năm

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Đọc kĩ đoạn văn và xác định các cụm danh từ

Lời giải chi tiết :

Các cụm danh từ là: kênh Bọ Mắt, sông Năm Căn mênh mông, những đầu sóng trắng, người bơi ếch

Câu 9 :

Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề?

  • A
    Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh
  • B
    Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân
  • C
    Bác bỏ ý kiến của mọi người
  • D
    Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức

Lời giải chi tiết :

Tham gia thảo luận nhóm là cách chúng ta bày tỏ ý kiến, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh

Câu 10 :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ, em rút ra được bài học đạo đức nào?

  • A
    Sống tiết kiệm
  • B
    Quan tâm, yêu thương mọi người
  • C
    Cần cù trong lao động
  • D
    Khiêm tốn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

Từ tấm lòng của Bác qua văn bản trên, em có thể rút ra được bài học đạo đức về sự quan tâm, yêu thương mọi người

close