Đề khảo sát chất lượng đầu năm Văn 7 Cánh diều - Đề số 4

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề bài

Câu 1 :

Đâu là khái niệm đúng về ca dao?

  • A
    Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người
  • B
    Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến
  • C
    Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật… hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống
  • D
    Sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động
Câu 2 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A
    Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
  • B
    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
  • C
    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim
  • D
    Xe không kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Câu 3 :

Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu?

  • A
    2000
  • B
    2001
  • C
    2002
  • D
    2003
Câu 4 :

Đâu không phải phát minh được nhắc đến trong văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”?

  • A
    Đất nặn
  • B
    Kem que
  • C
    Bút bi
  • D
    Giấy nhớ
Câu 5 :

Văn bản Cô bé bán diêm phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A
    Những người giàu có
  • B
    Những người vô cảm
  • C
    Những kẻ vô ơn
  • D
    Những người bất lịch sự
Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?

  • A
    Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
  • B
    Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
  • C
    Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
  • D
    Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch
Câu 7 :

Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

  • A
    Tự phụ, kiêu căng
  • B
    Tự tin, dũng cảm
  • C
    Hung hăng, xốc nổi
  • D
    Khệnh khạng, xem thường mọi người
Câu 8 :

Trong văn bản Vì sao phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả đã nhắc đến ý nào khi nêu lên luận điểm “Động vật gắn liền với tuổi thơ”?

  • A
    Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân”
  • B
    Con trâu kéo cày cho người nông dân
  • C
    Đàn lợn con kêu éc éc trong chuồng
  • D
    Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm
Câu 9 :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết gồm mấy phần?

  • A
    2 phần
  • B
    3 phần
  • C
    4 phần
  • D
    5 phần
Câu 10 :

Câu thành ngữ nào phù hợp nhất khi nói về lối sống của mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

  • A
    Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
  • B
    Bụt chùa nhà không thiêng
  • C
    Cái nết đánh chết cái đẹp
  • D
    Ăn cháo đá bát

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đâu là khái niệm đúng về ca dao?

  • A
    Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm con người
  • B
    Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến
  • C
    Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật… hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống
  • D
    Sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại khái niệm của ca dao

Lời giải chi tiết :

Ca dao dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người

Câu 2 :

Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất?

  • A
    Vân xem trang trọng khác vời/ Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
  • B
    Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
  • C
    Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim
  • D
    Xe không kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đọc kĩ và vận dụng kiến thức về ẩn dụ

Lời giải chi tiết :

Câu thơ “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất

Câu 3 :

Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu?

  • A
    2000
  • B
    2001
  • C
    2002
  • D
    2003

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại thông tin văn bản

Lời giải chi tiết :

Văn bản trích từ báo Nhân dân, số 15/06/2003

Câu 4 :

Đâu không phải phát minh được nhắc đến trong văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”?

  • A
    Đất nặn
  • B
    Kem que
  • C
    Bút bi
  • D
    Giấy nhớ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Bút bi không được nhắc đến trong văn bản

Câu 5 :

Văn bản Cô bé bán diêm phê phán đối tượng nào trong xã hội?

  • A
    Những người giàu có
  • B
    Những người vô cảm
  • C
    Những kẻ vô ơn
  • D
    Những người bất lịch sự

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Những người vô cảm trước sự đau khổ của người khác là đối tượng đáng lên án

Câu 6 :

Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?

  • A
    Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
  • B
    Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
  • C
    Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
  • D
    Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung câu chuyện

Lời giải chi tiết :

Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch

Câu 7 :

Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, đâu là nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

  • A
    Tự phụ, kiêu căng
  • B
    Tự tin, dũng cảm
  • C
    Hung hăng, xốc nổi
  • D
    Khệnh khạng, xem thường mọi người

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý chi tiết miêu tả Dế Mèn

Lời giải chi tiết :

Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn là tự phụ, kiêu căng

Câu 8 :

Trong văn bản Vì sao phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả đã nhắc đến ý nào khi nêu lên luận điểm “Động vật gắn liền với tuổi thơ”?

  • A
    Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân”
  • B
    Con trâu kéo cày cho người nông dân
  • C
    Đàn lợn con kêu éc éc trong chuồng
  • D
    Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả nhắc đến ý: Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến “hành quân”

Câu 9 :

Khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích, bài viết gồm mấy phần?

  • A
    2 phần
  • B
    3 phần
  • C
    4 phần
  • D
    5 phần

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức cách viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Lời giải chi tiết :

Có 3 phần:

- Mở bài: Giới thiệu/ nêu lí do kể chuyện

- Thân bài: Kể lại câu chuyện bằng lời văn của em

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về truyện hoặc nhân vật chính

Câu 10 :

Câu thành ngữ nào phù hợp nhất khi nói về lối sống của mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?

  • A
    Ăn một bát cháo, chạy ba quãng đồng
  • B
    Bụt chùa nhà không thiêng
  • C
    Cái nết đánh chết cái đẹp
  • D
    Ăn cháo đá bát

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nhớ lại nội dung văn bản, chú ý chi tiết nhân vật mụ vợ

Lời giải chi tiết :

Lối sống vô ơn của mụ vợ phù hợp với câu thành ngữ “Ăn cháo đá bát”

close