Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 9 - Đề số 5

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:

  • A
    Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.  
  • B
    Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.
  • C
    Nước để dập tắt đám cháy.    
  • D
    Khí oxi phun vào đám cháy.
Câu 2 :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

  • A
    Đều tăng.  
  • B
    Đều giảm.  
  • C
    Phần lớn tăng.
  • D
    Phần lớn giảm.
Câu 3 :

Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa.  Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:

  • A
    40,1 gam.  
  • B
    44,2 gam.  
  • C
    42,1 gam.  
  • D
    43,5 gam.
Câu 4 :

Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:

  • A
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng.
  • B
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm.
  • C
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm.
  • D
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng.
Câu 5 :

Cho một lượng dư bột sắt Fe phản ứng với dung dịch axit clohiđric HCl, sau khi phản ứng xảy ra thu được các sản phẩm là:

  • A
    Fe dư, FeCl2, H2.
  • B
    FeCl2, H2.  
  • C
    Fe dư, FeCl2.
  • D
    FeCl2.
Câu 6 :

Hòa tan 124 gam natri oxit vào 876 ml nước, phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

  • A
    16%.  
  • B
    17%.  
  • C
    18%.  
  • D
    19%.
Câu 7 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A
    90 gam.  
  • B
    60 gam.  
  • C
    70 gam.  
  • D
    80 gam.
Câu 8 :

Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì cần lấy x gam dung dịch CuSO4 20% và y gam nước. Giá trị x.y bằng:

  • A
    2025.  
  • B
    2100.  
  • C
    2240.  
  • D
    2329.
Câu 9 :

Có 2 dung dịch: HCl 4M (dung dịch A) và dung dịch HCl 0,5M (dung dịch B). Nồng độ mol của dung dịch mới khi trộn 2 lít dung dịch A với 1 lít dung dịch B là:

  • A
    2,81.  
  • B
    2,82.  
  • C
    2,83.  
  • D
    Đáp án khác.
Câu 10 :

Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

  • A
    6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.  
  • B
    7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.
  • C
    6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.  
  • D
    6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.
Câu 11 :

Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5m3 không khí, có thể giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình thể tích khí oxi là bao nhiêu?

  • A
    4m3.  
  • B
    5m3.  
  • C
    6m3.  
  • D
    7m3.
Câu 12 :

Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng hiđro được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Hiệu suất của phản ứng trên là:

  • A
    95%.  
  • B
    90%.  
  • C
    94%.  
  • D
    85%.
Câu 13 :

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

  • A
    2KClO3  2KCl + 3O2.   
  • B
    SO3 + H2O  H2SO4.
  • C
    Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O.  
  • D
    Fe3O4 + 4H2  3Fe + 4H2O.
Câu 14 :

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn (A) và Mg (B), các dung dịch H2SO4 loãng (C) và HCl (D). Muốn điều chế được 1,12 lít khí H2 (ở đktc) từ một kim loại và một dung dịch axit nhưng lượng sử dụng ít nhất thì dùng:

  • A
    B và C.  
  • B
    B và D.  
  • C
    A và C.  
  • D
    A và D.
Câu 15 :

Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?

  • A
    đúng
  • B
    loại H2SO4 là axit và Ba(OH)2 là bazo
  • C
    Loại HCl và HI là axit
  • D
    Loại H2O và KOH là bazo
Câu 16 :

Thể tích không khí cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất):

  • A
    10 lít.  
  • B
    50 lít.  
  • C
    60 lít.  
  • D
    70 lít.
Câu 17 :

Khi đốt cháy mẫu dây sắt trong bình đựng khí oxi, dây sắt cháy mạnh, sáng chói, tạo ra:

  • A
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đỏ là sắt (III) oxit.
  • B
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu đỏ là oxit sắt từ.
  • C
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu xám là sắt (III) oxit.
  • D
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt từ oxit.
Câu 18 :

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có

  • A
    một nguyên tố khác.     
  • B
    một nguyên tố là oxi.
  • C
    hai nguyên tố là oxi.     
  • D
    hai nguyên tố khác.
Câu 19 :

Chất nào sau đây có thể dùng để điều chế hiđro với dung dịch HCl?

  • A
    H2O.   
  • B
    O2.    
  • C
    KCl.   
  • D
    Zn
Câu 20 :

Trong các chất sau chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  • A
    Không khí.   
  • B
    KMnO4.   
  • C
    Nước.   
  • D
    KOH.
Câu 21 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy?

  • A
    CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O.   
  • B
    CaO + H2O Ca(OH)2
  • C
    2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.   
  • D
    CuO + H2 Cu + H2O
Câu 22 :

Công thức hóa học của muối là

  • A
    HCl.   
  • B
    H2O   
  • C
    NaCl.   
  • D
    Cu
Câu 23 :

Công thức hóa học của bazơ là

  • A
    HNO3.   
  • B
    NaOH.   
  • C
    Na2O.   
  • D
    H2SO4.
Câu 24 :

Công thức hóa học của axit là

  • A
    Na2CO3.   
  • B
    CaO.  
  • C
    NaOH.   
  • D
    HCl.
Câu 25 :

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là

  • A
    \(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{m{\,_{dd}}}}.100\% \)  
  • B
    \({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{V_{dd}}}}\)   
  • C
    mdd = mdm + mct.  
  • D
    m= n. M
Câu 26 :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

  • A
    có thể giảm.  
  • B
    có thể tăng có thể giảm.
  • C
    đa số tăng.   
  • D
    đều giảm.
Câu 27 :

Dung dịch HCl làm giấy quỳ tím chuyển màu

  • A
    đỏ.    
  • B
    tím.   
  • C
    xanh.   
  • D
    vàng.
Câu 28 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không phải là phản ứng thế?

  • A
    CuO + H2 Cu + H2O    
  • B
    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2O
  • C
    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.   
  • D
    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
Câu 29 :

Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là

  • A
    1M.   
  • B
    0,5M.   
  • C
    0,1M.   
  • D
    0,2M.
Câu 30 :

Tên gọi của hợp chất Ca(HCO3)2

  • A
    Canxi sunfit.  
  • B
    Canxicacbonat.  
  • C
    Canxi sunfat.  
  • D
    Canxi hidrocacbonat

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Muốn dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu gây ra, ta có thể sử dụng:

  • A
    Xăng hoặc dầu phun vào đám cháy.  
  • B
    Cát hoặc vải dày ẩm trùm kín đám cháy.
  • C
    Nước để dập tắt đám cháy.    
  • D
    Khí oxi phun vào đám cháy.

Đáp án : B

Câu 2 :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

  • A
    Đều tăng.  
  • B
    Đều giảm.  
  • C
    Phần lớn tăng.
  • D
    Phần lớn giảm.

Đáp án : C

Câu 3 :

Ở 20oC, khi hòa tan 40 gam kali nitrat vào 95 gam nước thì được dung dịch bão hòa.  Vậy ở 20oC, độ tan của kali nitrat là:

  • A
    40,1 gam.  
  • B
    44,2 gam.  
  • C
    42,1 gam.  
  • D
    43,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ghi nhớ khái niệm độ tan của 1 chất

Lời giải chi tiết :

Độ tan của 1 chất là số gam chất đó hòa tan được trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định

=> độ tan của kali nitrat trong 100 gam nước là: \(\frac{{100.40}}{{95}} = 42,1\,(gam)\)

Câu 4 :

Với một lượng chất xác định, khi tăng thể tích dung môi thì:

  • A
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM tăng.
  • B
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM giảm.
  • C
    Nồng độ phần trăm C% tăng, nồng độ mol CM giảm.
  • D
    Nồng độ phần trăm C% giảm, nồng độ mol CM tăng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: công thức tính nồng độ phần trăm:  \(C\%  = \frac{{m\,c\tan }}{{m\,d\,d}}.100\% \)

Công thức tính nồng độ mol: \({C_M} = \frac{n}{V}\)

Từ đó suy luận được

Lời giải chi tiết :

Cùng một lượng chất xác định => khối lượng chất và số mol chất không thay đổi

Khi tăng thể  tích dung môi => Thể tích dung môi tăng, khối lượng dung môi tăng

Nồng độ phần trăm: \(C\%  = \frac{{m\,c\tan }}{{m\,d\,d}}.100\% \) mẫu số tăng lên khi khối lượng dung dịch tăng, còn mctan vẫn giữ nguyên => C% giảm

Nồng độ mol/lít: \({C_M} = \frac{n}{V}\) mẫu số V tăng, số mol n giữ nguyên => CM giảm

Câu 5 :

Cho một lượng dư bột sắt Fe phản ứng với dung dịch axit clohiđric HCl, sau khi phản ứng xảy ra thu được các sản phẩm là:

  • A
    Fe dư, FeCl2, H2.
  • B
    FeCl2, H2.  
  • C
    Fe dư, FeCl2.
  • D
    FeCl2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Fe dư + 2HCl → FeCl2 + H2

=> Sản phẩm gồm: FeCl2, H2 và Fe dư

Chú ý: Có dư sau phản ứng Fe

Câu 6 :

Hòa tan 124 gam natri oxit vào 876 ml nước, phản ứng sinh ra natri hiđroxit. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

  • A
    16%.  
  • B
    17%.  
  • C
    18%.  
  • D
    19%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết PTHH xảy ra, tính toán mol các chất theo số mol của Na2O

PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

mdd sau= mNa2O + mH2O = ? (g)

\(C\% NaOH = \frac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\%  = ?\% \)

Lời giải chi tiết :

nNa2O = 124: 62 = 2 (mol)

PTHH: Na2O + H2O → 2NaOH

Khối lượng H2O : mH2O = VH2O.d = 876.1 = 876 (g)

mdd sau= mNa2O + mH2O = 124 + 876 = 1000 (g)

Theo PTHH: nNaOH = 2nNa2O = 2.2 = 4 (mol) => mNaOH = 4. 40 = 160 (g)

\(C\% NaOH = \frac{{{m_{NaOH}}}}{{m{\,_{dd\,sau}}}}.100\%  = \frac{{160}}{{1000}}.100 = 16\% \)

Câu 7 :

Làm bay hơi 20 gam nước từ dung dịch có nồng độ 15% thu được dung dịch có nồng độ 20%. Dung dịch ban đầu có khối lượng:

  • A
    90 gam.  
  • B
    60 gam.  
  • C
    70 gam.  
  • D
    80 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

\(\begin{array}{l}C\%  = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ =  > 20\%  = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ =  > m = ?\,(gam)\end{array}\)

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng dung dịch ban đầu là m (g)

Khối lượng chất tan ban đầu là: 0,15m (g)

Sau khi làm bay hơi 20 gam nước thì khối lượng dung dịch sau là: m – 20 (g)

Nồng độ phần trăm sau phản ứng:

\(\begin{array}{l}C\%  = \frac{{mc\tan }}{{m\,dd\,sau}}.100\% \\ =  > 20\%  = \frac{{0,15m}}{{m - 20}}.100\% \\ =  > m = 80\,(gam)\end{array}\)

Câu 8 :

Muốn pha 150 gam dung dịch CuSO4 2% từ dung dịch CuSO4 20% thì cần lấy x gam dung dịch CuSO4 20% và y gam nước. Giá trị x.y bằng:

  • A
    2025.  
  • B
    2100.  
  • C
    2240.  
  • D
    2329.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thuộc công thức chuyển đổi giữa khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch

Lời giải chi tiết :

Khối lượng CuSO4 có trong 150 gam dung dịch nồng độ 2% là:

\({m_{CuS{O_4}}} = \frac{{150.2\% }}{{100\% }} = 3\,\,(g)\)=> mH2O (1) = 150 – 3= 147 (g)

Khối lượng dung dịch CuSO4 20% có chứa 3 gam CuSO4 là: \(m\,dd = \frac{{3.100\% }}{{20\% }} = 15\,(g)\)= x

=> số gam nước là : mH2O (2) = 15 – 3 = 12 (g)

=> số gam nước cần lấy y = mH2O (1) - mH2O (2)  = 147 – 12 = 135 (g)

=> x.y = 15.135 = 2025 (g)

Câu 9 :

Có 2 dung dịch: HCl 4M (dung dịch A) và dung dịch HCl 0,5M (dung dịch B). Nồng độ mol của dung dịch mới khi trộn 2 lít dung dịch A với 1 lít dung dịch B là:

  • A
    2,81.  
  • B
    2,82.  
  • C
    2,83.  
  • D
    Đáp án khác.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Nồng độ sau khi trộn: CM = ∑ nHCl / ∑ VHCl = ?

Lời giải chi tiết :

nHCl(1) = 2.4 = 8 (mol)

nHCl(2) = 1.0,5 = 0,5 (mol)

∑ nHCl = 8 + 0,5 = 8,5 (mol)

∑ VHCl = 2 +4 = 6 (lít)

Nồng độ sau khi trộn: CM = ∑ nHCl / ∑ VHCl = 8,5 : 6 = 1,42 (M)

Câu 10 :

Cần phải dùng bao nhiêu lít H2SO4 có d = 1,84g/ml vào bao nhiêu lít nước cất để pha thành 10 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28g/ml?

  • A
    6,66 lít H2SO4 và 3,34 lít nước cất.  
  • B
    7,00 lít H2SO4 và 3,00 lít nước cất.
  • C
    6,65 lít H2SO4 và 3,35 lít nước cất.  
  • D
    6,67 lít H2SO4 và 3,33 lít nước cất.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Công thức: mdd sau = V.d

Lời giải chi tiết :

Khối lượng 10 lít dung dịch sau khi pha là:

mdd sau = V.d =  10.1,28 = 12,8 (kg)

Gọi thể tích cần thiết là x lít. Suy ra khối lượng nước là x (kg)

Gọi thể tích dung dịch axit là y lít. Suy ra khối lượng là 1,84y kg

=> x + y = 10 (1)

x + 1,84y = 12,8 (2)

từ (1) và (2) => x = 6,67 (lít) và y = 3,33 (lít)

Câu 11 :

Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5m3 không khí, có thể giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình thể tích khí oxi là bao nhiêu?

  • A
    4m3.  
  • B
    5m3.  
  • C
    6m3.  
  • D
    7m3.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

1 ngày đêm = 24 giờ

1 ngày đêm người đó hít vào số m3 không khí là: 24. 0,5 = 12 m3

Vì cơ thể chỉ giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí => VO2= ? m3

Lời giải chi tiết :

1 ngày đêm = 24 giờ

1 ngày đêm người đó hít vào số m3 không khí là: 24. 0,5 = 12 m3

Vì cơ thể chỉ giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí => thực tế người đó cần trung bình thể tích khí oxi là: V = 12/3 = 4 m3

Câu 12 :

Khử 48 gam đồng (II) oxit bằng hiđro được 36,48 gam đồng sau phản ứng. Hiệu suất của phản ứng trên là:

  • A
    95%.  
  • B
    90%.  
  • C
    94%.  
  • D
    85%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đổi số mol Cu, CuO =?

CuO + H2  Cu + H2O

\(\% H = \frac{{{n_{Cu}}}}{{{n_{CuO}}}}.100\%  = ?\% \)

Lời giải chi tiết :

CuO + H2  Cu + H2O

nCu = 36,48 /64 = 0,57 (mol)

nCuO = 48/ 80 = 0,6 (mol)

\(\% H = \frac{{{n_{Cu}}}}{{{n_{CuO}}}}.100\%  = \frac{{0,57}}{{0,6}}.100\%  = 95\% \)

Câu 13 :

Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế?

  • A
    2KClO3  2KCl + 3O2.   
  • B
    SO3 + H2O  H2SO4.
  • C
    Fe2O3 + 6HCl  2FeCl3 + 3H2O.  
  • D
    Fe3O4 + 4H2  3Fe + 4H2O.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của nguyên tố này thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.

Câu 14 :

Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Zn (A) và Mg (B), các dung dịch H2SO4 loãng (C) và HCl (D). Muốn điều chế được 1,12 lít khí H2 (ở đktc) từ một kim loại và một dung dịch axit nhưng lượng sử dụng ít nhất thì dùng:

  • A
    B và C.  
  • B
    B và D.  
  • C
    A và C.  
  • D
    A và D.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết PTHH xảy ra, tính toán theo phương trình hóa học => chọn được đáp án

Lời giải chi tiết :

nH2(ĐKTC) = 1,12 /22,4 = 0,05 (mol)

Điều chế cùng một lượng H2 từ một kim loại và một dung dịch axit => ta chọn dùng Mg và HCl

Câu 15 :

Dãy chất nào sau đây chỉ bao gồm muối?

  • A
    đúng
  • B
    loại H2SO4 là axit và Ba(OH)2 là bazo
  • C
    Loại HCl và HI là axit
  • D
    Loại H2O và KOH là bazo

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: Muối là hợp chất được tạo bởi cation kim loại và anion gốc axit

Lời giải chi tiết :

Muối là hợp chất được tạo bởi cation kim loại và anion gốc axit

Câu 16 :

Thể tích không khí cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất):

  • A
    10 lít.  
  • B
    50 lít.  
  • C
    60 lít.  
  • D
    70 lít.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: VO2 = 1/5 Vkk

Lời giải chi tiết :

PTPƯ : 2NO + O2 → 2NO2

Theo PTPƯ: VO2 = ½.VNO = 20/2 = 10 (lít)

Vì Vkk = 5VO2 => Vkk = 5.10 = 50 (lít)

Câu 17 :

Khi đốt cháy mẫu dây sắt trong bình đựng khí oxi, dây sắt cháy mạnh, sáng chói, tạo ra:

  • A
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đỏ là sắt (III) oxit.
  • B
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu đỏ là oxit sắt từ.
  • C
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu xám là sắt (III) oxit.
  • D
    Các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu đen là sắt từ oxit.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

3Fe + 2O2  Fe3O4 (oxit sắt từ)

Câu 18 :

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có

  • A
    một nguyên tố khác.     
  • B
    một nguyên tố là oxi.
  • C
    hai nguyên tố là oxi.     
  • D
    hai nguyên tố khác.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa về oxit trong sgk

Lời giải chi tiết :

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi

Câu 19 :

Chất nào sau đây có thể dùng để điều chế hiđro với dung dịch HCl?

  • A
    H2O.   
  • B
    O2.    
  • C
    KCl.   
  • D
    Zn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế H2 trong phòng thí nghiệm

Lời giải chi tiết :

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Câu 20 :

Trong các chất sau chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

  • A
    Không khí.   
  • B
    KMnO4.   
  • C
    Nước.   
  • D
    KOH.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các chất điều chế oxi trong PTN phải là giàu oxi và dễ bị nhiệt phân hủy

Lời giải chi tiết :

2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 21 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy?

  • A
    CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O.   
  • B
    CaO + H2O Ca(OH)2
  • C
    2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.   
  • D
    CuO + H2 Cu + H2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng phân hủy là phản ứng từ một chất ban đầu sinh ra hai hay nhiều chất mới

Lời giải chi tiết :

2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2 là phản ứng phân hủy vì từ 1 chất KMnO4 sau phản ứng thu được 3 chất

Câu 22 :

Công thức hóa học của muối là

  • A
    HCl.   
  • B
    H2O   
  • C
    NaCl.   
  • D
    Cu

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa: phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

Lời giải chi tiết :

NaCl là muối tạo bởi nguyên tử kim loại Na và gốc axit Cl

Câu 23 :

Công thức hóa học của bazơ là

  • A
    HNO3.   
  • B
    NaOH.   
  • C
    Na2O.   
  • D
    H2SO4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa: phân tử bazo gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm (-OH)

Lời giải chi tiết :

NaOH là phân tử bazo tạo bởi 1 nguyên tử kim loại Na với 1 nhóm -OH

Câu 24 :

Công thức hóa học của axit là

  • A
    Na2CO3.   
  • B
    CaO.  
  • C
    NaOH.   
  • D
    HCl.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa: axit là phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử hidro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Lời giải chi tiết :

HCl là axit tạo bởi 1 nguyên tử H và 1 gốc axit -Cl

Câu 25 :

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là

  • A
    \(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{m{\,_{dd}}}}.100\% \)  
  • B
    \({C_M} = \frac{{{n_{ct}}}}{{{V_{dd}}}}\)   
  • C
    mdd = mdm + mct.  
  • D
    m= n. M

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Công thức tính nồng độ phần trăm của dd: \(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{m{\,_{dd}}}}.100\% \)

Câu 26 :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước thay đổi như thế nào?

  • A
    có thể giảm.  
  • B
    có thể tăng có thể giảm.
  • C
    đa số tăng.   
  • D
    đều giảm.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn trong nước đa số tăng

Câu 27 :

Dung dịch HCl làm giấy quỳ tím chuyển màu

  • A
    đỏ.    
  • B
    tím.   
  • C
    xanh.   
  • D
    vàng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ghi nhớ: axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ, còn bazo làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

Lời giải chi tiết :

dd HCl làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

Câu 28 :

Phản ứng hóa học nào sau đây không phải là phản ứng thế?

  • A
    CuO + H2 Cu + H2O    
  • B
    Mg + 2HCl → MgCl2 + H2O
  • C
    Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.   
  • D
    Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa: phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

Lời giải chi tiết :

A. là phản ứng thế, vì nguyên tử H thay thế nguyên tử O trong CuO

B. là phản ứng thế, vì Mg thay thế nguyên tử H trong HCl

C. không phải là phản ứng thế vì xảy ra giữa 2 hợp chất

D. là phản ứng thế, vì Zn thay thế Cu trong CuSO4

Câu 29 :

Hòa tan 2 mol NaCl vào nước ta thu được 4 lít dung dịch. Nồng độ mol/lít của dung dịch là

  • A
    1M.   
  • B
    0,5M.   
  • C
    0,1M.   
  • D
    0,2M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n: V

Lời giải chi tiết :

Nồng độ mol/lít của NaCl = nNaCl : Vdd = 2 : 4 = 0,5 (M)

Câu 30 :

Tên gọi của hợp chất Ca(HCO3)2

  • A
    Canxi sunfit.  
  • B
    Canxicacbonat.  
  • C
    Canxi sunfat.  
  • D
    Canxi hidrocacbonat

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tên gọi muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Lời giải chi tiết :

Ca(HCO3)2: canxi hidrocacbonat

close